Trong toàn huyện

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 86)

Năm Phân loại 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số Số đã giải quyết Tỷ lệ (%) Tổng số Số đã giải quyết Tỷ lệ (%) Tổng số Số đã giải quyết Tỷ lệ (%) Tổng số Số đã giải quyết Tỷ lệ (%) Tổng số Số đã giải quyết Tỷ lệ (%) Khiếu nại 10 8 80.00 23 20 86.96 12 9 75.00 30 25 83.30 28 21 75.00 Tố cáo 20 17 85.00 22 19 86.36 25 23 92.00 27 22 81.50 30 25 83.30 Tổng 30 25 82.50 45 39 86.66 37 32 83.50 57 47 82.40 58 46 79.15

Biểu đồ 9: Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND huyện giải quyết

Bảng 4.15 cho thấy, việc tổ chức thực hiện xử lý và thu hồi diện đất sai phạm của các năm 2008, 2009 là đạt tỷ lệ khá cao (trên 80%); nhưng từ năm 2010 đến năm 2012 thì kết quả lại đạt dưới 80%, cá biệt năm 2012 chỉ đạt 29,78%. Kết quả này sẽ ảnh hướng không tốt đến hiệu quả chung đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện.

Bảng 4.15: Kết quả thực hiện xử lý và thu hồi diện tích đất theo quy định của pháp luật về đất đai phát sinh theo từng năm phải thực hiện trong toàn huyện Năm Đ V 2008 2009 2010 2011 2012 So sánh (%) 10/09 11/10 12/11 Diện tích đất sai phạm phải thu hồi theo QĐ, KL m2 32.489 34.753 41.239 1.820 9.010,5 118.66 4.41 495.08 Diện tích đất đã

được thu hồi m2 26.749 27.865 31.527 1.320 2.683 113.14 4.19 203.26 Diện tích đất còn phải thực hiện thu hồi m2 5.740 6.888 9.712 300 6.327,5 140.99 3088.9 2109.17 Diện tích đã thu hồi/Diện tích phải thu hồi

% 82.33 80.18 76.45 72.53 29.78 95.28 95.45 41.06

Bảng 4.16: Kết quả thực hiện thu hồi tiền xuất toán đối với các khoản thu, chi tài chính trái pháp luật và giảm trừ giá trị quyết toán XDCB phát sinh theo từng năm phải thực hiện trong toàn huyện

Năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 So sánh (%)

10/09 11/10 12/11

Số tiền phải thu hồi Triệu đồng 285,5 375,3 502,6 848,9 1.789,1 133.91 168.90 210.76 Số tiền đã thu hồi được Triệu đồng 237,6 350,3 435,8 438,5 316,04 124.41 100.62 72.07 Số tiền còn phải thu hồi Triệu đồng 47,9 25,0 66,8 410,4 1.473,0 267.20 614.37 3589.18 Số tiền đã thu hồi/Số tiền

phải thu hồi Tỷ lệ % 83.22 93.33 86.71 51.66 17.77 92.91 59.58 34.39

Bảng 4.16 cho thấy, việc tổ chức thực hiện thu hồi tiền xuất toán các khoản thu, chi tài chính trái pháp luật và giảm trừ giá trị quyết toán XDCB của các năm 2008, 2009, 2010 đạt tỷ lệ khá cao (83,22% đến 93,33); nhưng từ 2011 đến 2012 thì kết quả đạt dưới rất thấp. Kết quả thực hiện việc xử lý này là nhân tố làm ảnh hướng không nhỏ đến hiệu quả chung của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Bảng 4.17: Vụ việc đã được UBND huyện và các cơ quan chức năng của huyện giải quyết nhưng công dân vẫn thực hiện việc tái tố, tái khiếu

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Số vụ việc tái tố, tái khiếu Số vụ tái tố, tái khiếu đúng Số vụ việc tái tố, tái khiếu Số vụ tái tố, tái khiếu đúng Số vụ việc tái tố, tái khiếu Số vụ tái tố, tái khiếu đúng Số vụ việc tái tố, tái khiếu Số vụ tái tố, tái khiếu đúng Số vụ việc tái tố, tái khiếu Số vụ tái tố, tái khiếu đúng Đất đai 3 1 4 1 5 2 6 1 2 - Xây dựng cơ bản 1 - - - 2 - 1 - - - Chính sách xã hội 3 1 1 - 2 1 5 2 3 1

Thu chi tài chính

thôn, khu phố - - - - 1 - 2 - - -

Lĩnh vực khác - - 1 - 2 - 1 - 1 -

Tổng 7 2 6 1 12 3 15 3 6 1

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và thu thập)

Bảng 4.17 có thể nhận thấy, trong 5 năm 2008-2012, số lượng vụ việc tái tố, tái khiếu của công dân khi đã được UBND huyện giải quyết là ít hơn rất nhiều so với số vụ việc tái tố, tái khiếu mà UBND cấp xã giải quyết. Điều này cũng cho biết chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà UBND huyện Thuận Thành giải quyết thời gian qua là khá tốt, hạn chế được tình hình tái khiếu, tái tố.

4.2.4. Đánh giá trình độ của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện

Trình độ của cán bộ, công chức làm công công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở cấp huyện sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết của công tác nay; nó được thể hiện cụ thể ở các bảng dưới đây:

Bảng 4.18: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp huyện

Trình độ Chỉ tiêu

Số

người Thạc sỹ Đại học Cao đẳng

Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ %

Lĩnh vực tài nguyên, môi

trường 4 2 50% 2 50% - -

Lĩnh vực thanh tra 7 1 14,3% 5 7,14% 1 14,3%

Lĩnh vực đầu tư XDCB 5 - - 5 100% - -

Văn phòng, tổng hợp và

tiếp nhận xử lý đơn thư 4 1 25% 3 75% - -

Tổng 20 4 20% 15 75% 1 5%

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thuận Thành)

Biểu đồ 10: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp huyện

Bảng 4.19: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện

Trình độ

Chỉ tiêu Số người Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ %

Lĩnh vực tài nguyên, môi

trường 4 1 25 2 50 1 25

Lĩnh vực thanh tra 7 1 14.29 4 57.14 2 28.57

Lĩnh vực đầu tư XDCB 5 1 20 - - 4 80

Văn phòng, tổng hợp và

tiếp nhận xử lý đơn thư 4 1 25 1 25 2 50

Tổng 20 4 20,0 7 35,0 9 45,0

(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện Thuận Thành)

Biểu đồ 11: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện

Bảng 4.18, bảng 4.19 và biểu đồ 10, biểu đồ 11 cho thấy về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp huyện

tham gia vào việc thực hiện công tác xử lý đơn giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, ở mức khá cao, cụ thể:

Về trình độ chuyên môm: Người có trình độ thạc sỹ chiếm tỷ lệ 20%, đại học chỉ chiếm tỷ lệ thấp là 75,5%, cao đẳng chiếm 5% và không có người nào là trung cấp;

Về trình độ lý luận chính trị: Người có trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ thấp là 20%, trung cấp lý luận chính trị chiếm 35% và sơ cấp lý luận chính trị chiếm 45%.

4.2.5. Đánh giá nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện

* Nguyên nhân chủ yếu phát sinh khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện

Cán bộ, công chức xã, thôn giao, cho thuê đất trái thẩm quyền, buông lỏng trong công tác quản lý đất đai, có sai phạm trong quản lý đất đai, sử dụng đất đai. Tình trạng tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng như công trình giao thông nông thôn, nhà văn hóa, cầu cống, mương máng dạn nứt, xuống cấp do bớt xén khối lượng, vật tư khi thi công xây dựng; Sử dụng vật tư, vật liệu không đúng định mức, chất lượng không đảm bảo trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; Vi phạm về chính sách về thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng; khiếu nại, tố cáo về chính sách an sinh xã hội như bình xét hộ nghèo, vay vốn ngân hàng chính sách xã hội, tố cáo cán bộ thôn, xã vi phạm các chế độ, định mức về thu, chi tài chính; biển thủ, tham ô tiền công quỹ; có thái độ cửa quyền, hách dịch khi giao tiếp, làm việc với người dân gây bức xúc trong nhân dân. Việc giải quyết không chấp hành đầy đủ về trình tự, thủ tục, không triệt để nội dung khiếu nại, nội dung tố cáo, thời gian giải quyết kéo dài, chất lượng giải quyết không tốt, thiếu công khai, minh bạch, xử lý không thỏa đáng đối với người có sai phạm, khuyết điểm của

chính quyền cấp xã, cấp huyện khi thẩm tra, xác minh, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ...

* Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện

Được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Thuận Thành và sự giúp đỡ, chỉ đạo về chuyên môn của Thanh tra tỉnh Bắc Ninh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị của công dân từ năm 2008-2012 của UBND huyện đã đạt kết quả nhất định. Điều này được thể hiện là tỷ lệ vụ việc được giải quyết hằng năm đều đạt trên 80% góp phần ổn định an ninh chính trị và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, đặc biệt là đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Đại hội Đảng các cấp và cuộc Bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp. Kết quả trên cũng nói nên các vụ việc được UBND huyện giải quyết tốt hơn rất nhiều so với các vụ việc UBND xã, thị trấn trong huyện giải quyết; Cụ thể là quá trình giải quyết đã tuân thủ trình tự, thủ tục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thẩm tra, xác minh đảm bảo cả về nội dung, chất lượng, hồ sơ gải quyết đầy đủ, và minh bạch có báo cáo, kết luận, quyết định giải quyết và thông báo kết quả cho người khiếu kiện theo quy định của pháp luật; Việc xử lý đối với một số cán bộ, đảng viên có sai phạm, khuyết điểm được thực hiện nghiêm minh và xác đáng hơn ở cấp xã. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ việc thời gian giải quyết nhiều vụ kéo dài không đảm bảo thời gian quy định; một vụ việc công dân vẫn tái tố và khiếu nại lên tỉnh và vượt cấp lên Trung ương dẫn đến hiệu quả giải quyết chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của sự tồn tại trên là do:

Đối với quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp huyện, về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức tham gia thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cơ bản là đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đối với tất cả các lĩnh vực đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng, lao động - thương binh và xã hội..., Song, tồn tại ở một số đơn vị là cơ quan trực

tiếp tham gia vào việc thực hiện thẩm tra, xác minh và tham mưu cho UBND huyện giải quyết thì vấn còn cán bộ, công chức được đào tạo không đúng chuyên ngành, lại chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo nên chưa thất sự mang lại hiệu quả cao trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Một số người khiếu nại, tố cáo nhận thức còn thấp, am hiểu pháp luật hạn chế, vì lý do cá nhân mà cố tình đeo bám khiếu kiện với ý đồ không tốt; Chính sách pháp luật còn bất cập, chưa đồng bộ...

Những vụ không có cơ sở pháp lý và bằng chứng để xem xét giải quyết nhưng công dân vẫn cố tình việc đeo bám khiếu kiện. Trình độ của người khiếu nại, tố cáo qua các năm được đánh giá ở mức thấp. Trong những năm và thực trạng hiện nay, qua điều tra tác giả xác định được một nguyên nhân thực tế của việc tái tố, tái khiếu là do một số người khiếu nại, tố cáo lợi dụng quyền tự do dân chủ để cố tình đi khiếu nại, tố cáo gây mất trật tự, an ninh xã hội ở địa phương. Cá biệt có công dân cố tình đeo bám các vụ khiếu kiện từ 1 năm đến 3 năm, thậm chí có những vụ lên đến gần chục năm trời, gây rối trật tự nên UBND huyện đã phải chỉ đạo cơ quan Công an xử lý theo quy định của pháp luật. Cũng giống cấp xã là phần lớn là những vụ có nội dung không đúng nhưng người dân vẫn cố tình tái tố hay tái khiếu lên cấp tỉnh và Trung ương. Kết quả điều tra cho thấy đại đa số vụ kiện này đã được các cấp chính quyền huyện, tỉnh đã giải quyết thấu tình, đạt lý hoặc là và đang xảy ra ở huyện, đó là có một số công dân thường xuyên kích động và xúi giục việc khiếu kiện mà nguyên nhân chính lại là do mâu thuẫn cá nhân giữa công dân với những cán bộ hoặc gia đình cán bộ, đảng viên cấp xã, thôn nên phát sinh việc khiếu kiện vượt cấp, kéo dài gây ra hệ luỵ không tốt cả về chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn huyện.

Cùng với những nguyên nhân trên thì hệ thống chính sách pháp luật về tài chính, đất đai, đầu tư và xây dựng cơ bản của Nhà nước ban hành nhiều

ngân sách, đầu tư xây dựng hiện nay còn chồng chéo, không chặt chẽ và rất nhiều vướng mắc, thiếu cụ thể nên khó khăn trong việc áp dụng vào khi tổ chức thực hiện.

4.3. Kết quả điều tra về trình độ và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành năm 2012

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w