4.4.1.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.4.1 của ISO 14001
Lãnh đạo phải đảm bảo luôn cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì, cải tiến HTQLMT.
Lãnh đạo chỉđịnh một ĐDLĐ
ĐDLĐ phải đảm bảo các yêu cầu của HTQLMT được lập, thực hiện và duy trì theo ISO 14001. ĐDLĐ báo cáo kết quả hoạt động môi trường cho giám đốc để xem xét, đề xuất cải tiến.
Diễn giải
Vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân phải được xác định rõ ràng thì các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường và toàn bộ hoạt động của HTQLMT mới được thực hiện.
4.4.1.2 Thực trạng của công ty
Công ty chưa thực hiện do chưa có ĐDLĐ về môi trường. Công ty có một ĐDLĐ của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Các vấn đề môi trường do phòng HACCP quản lý.
Lãnh đạo có đầu tư trong công tác quản lý môi trường: hệ thống XLNT , báo cáo giám sát môi trường hàng năm, đo đạc các thông số môi trường mỗi quý, đóng phí nước thải. Nhưng chỉ làm đểđáp ứng một cách thụđộng các yêu cầu pháp luật về môi trường, chưa dốc hết nguồn lực để duy trì và cải tiến công tác quản lý môi trường.
Phòng HACCP có báo cáo kết quả hoạt động cho ban giám đốc nhưng chỉ để xin chữ ký và ban giám đốc cũng không có đề xuất, cải tiến. Điều này là ban giám đốc chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
4.4.1.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện Bước 1: Lựa chọn ĐDLĐ
Giám đốc lựa chọn một ĐDLĐ từ 4 phó giám đốc hay trưởng phòng hành chánh (những người có ảnh hưởng lớn trong công ty) trong cuộc họp xem xét hàng năm. Đồng thời, cần có nhân viên có chuyên môn về môi trường hỗ trợ cho ĐDLĐ.
Bước 2: Xây dựng cơ cấu quản lý môi trường
ĐDLĐ xây dựng cơ cấu quản lý môi trường cho từng phòng ban chức năng. Trong đó:
Mô tả vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về môi trường của các thành viên chính trong HTQLMT và bổ nhiệm nguồn nhân lực vào các vị trí này
Tham khảo Phụ lục 8-Bảng phân công trách nhiệm, quyền hạn quản lý môi trường
Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về môi trường phải gắn liền với vai trò, trách nhiệm, quyền hạn vốn có của các phòng ban chức năng.
Thiết lập sơđồ cơ cấu quản lý môi trường thể hiện tóm tắt cơ cấu quản lý môi trường của công ty.
Hình 4.1-Sơđồ cơ cấu quản lý môi trường tham khảo cho công ty Hải Nam
Giám đốc ĐDLĐ Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 4 Phó giám đốc 3 P.Kỹ thuật P.HACCP PXĐ P.Kiểm nghiệm P.Tổ chức P.Kế toán P. Bảo vệ P. Vi tính P. Môi trường P. Kinh doanh PXK P.Cơđiện P. Vật tư P. Y tế Nhân viên P. môi trường Nhóm đánh giá nội bộ
Bước 3: Công bố cơ cấu quản lý môi trường
Cơ cấu quản lý môi trường sẽđược ĐDLĐ phân phát cho các phòng ban chức năng trong công ty để thực hiện vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về môi trường của mình.
Trưởng các phòng ban sẽ phổ biến lại và hướng dẫn cho các nhân viên, công nhân ở bộ phân của mình thực hiện.
Bước 4: Xem xét định kỳ
Cơ cấu quản lý môi trường sẽđược rà soát lại trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo hàng năm:
Nếu có sự không phù hợp của cá nhân nào về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình thì ĐDLĐ sẽ thay đổi lại cho phù hợp.
Nếu ĐDLĐ không phù hợp thì giám đốc sẽ lựa chọn một ĐDLĐ khác.
Bước 5: Lưu tài liệu-hồ sơ
Phụ lục 8-Bảng phân công trách nhiệm, quyền hạn quản lý môi trường
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức
4.4.2.1 Kiến thức cơ bản
Yêu cầu theo mục 4.4.2 của ISO 14001
“Những người làm việc hay đại diện cho tô chức có khả năng gây ra một tác động môi trường đáng kểđã được xác định bởi tổ chức đều phải được đào tạo thích hợp.
Xác định nhu cầu đào tạo tương ứng với các KCMT, HTQLMT của tổ chức và tiến hành đào tạo, lưu trữ các hồ sơ tương ứng.
Thiết lập, thực hiện, duy trì thủ tục để những người này nhận thức được:
Tầm quan trọng của sự phù hợp với CSMT, thủ tục về môi trường và các yêu cầu của HTQLMT.
Tác động môi trường do công việc của những người này gây ra và lợi ích môi trường thu được do kết quả hoạt động của từng cá nhân được nâng cao.
Vai trò và trách nhiệm của họ trong việc đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của HTQLMT.
Hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã quy định.”
Diễn giải
Việc đào tạo năng lực và nhận thức về môi trường cho các nhân viên trong công ty rất quan trọng trong việc triển khai HTQLMT. Vì các nhân viên có năng lực và nhận thức tốt về môi trường sẽ giúp việc triển khai HTQLMT dể dàng hơn do:
Hiểu và tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty cam kết thực hiện.
Hạn chế tác động tiêu cực hoặc tiềm tàng của các hoạt động tại công ty.
Có khả năng nhận thức được sự KPH và đề xuất cải tiến các hoạt động bảo vệ môi trường của công ty.
Trái lại, nhiều tác động môi trường tiêu cực có thể bắt nguồn từ nhân viên khi họ làm việc mà không có đủ năng lực cần thiết và thiếu nhận thức về môi trường.
4.4.2.2 Thực trạng của công ty
Công ty chưa thực hiện đào tạo nhận thức về môi trường cho nhân viên cũng như các quản lý.
Hiện tại, sở KHCN và sở TNMT của tỉnh thường mời các cấp lãnh đạo của công ty tham dự các hội thảo, khóa đào tạo ngắn hạn về các vấn đề môi trường. Vì vậy, công ty cần tận dụng tốt cơ hội này nâng cao nhận thức và năng lực về môi trường cho các nhân viên của công ty.
4.4.2.3 Hướng dẫn bước đầu thực hiện Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Phòng môi trường và phòng tổ chức có trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo cho toàn thể nhân viên trong công ty dựa vào các yếu tố sau:
Các văn bản pháp luật về môi trường đã và mới ban hành.
Các yêu cầu của công ty và những sửđổi kèm theo (nếu có): thủ tục, HDCV, CSMT, các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường.
Các yêu cầu của bên hữu quan về môi trường: khách hàng, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư.
Thay đổi quy trình sản xuất, nguyên nhiên liệu, thiết bị máy móc mới.
Thay đổi trong cơ cấu quản lý môi trường, cơ cấu tổ chức hành chánh, nhân sự.
Các sự cố môi trường đã xảy ra trong tình trạng bất thường và khẩn cấp.
Kết quả của các hoạt động giám sát và đo lường môi trường.
Kết quảđánh giá nội bộ HTQLMT của công ty, bảng báo cáo những sự KPH và các hành động khắc phục và phòng ngừa.
Các hoạt động đào tạo trước và kết quả của nó.
Các đề xuất cải tiến HTQLMT.
Phiếu yêu cầu đào tạo của nhân viên, trưởng phòng các phòng ban chức năng. Có 2 dạng đào tạo chính:
¾ Đào tạo cơ bản: cung cấp các kiến thức cơ bản về HTQLMT cho tất cả cán bộ, công nhân và nhân viên trong công ty nhằm nâng cao nhận thức của họ về việc bảo vệ môi trường. Nội dung đào tạo tối thiếu phải gồm:
Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001
Giới thiệu về HTQLMT, CSMT, mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình môi trường của công ty.
Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên công ty trong HTQLMT.
Lợi ích của việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã quy định.
Các KCMT đáng kể của công ty và tác động của nó đối với môi trường.
¾ Đào tạo chuyên sâu: cung cấp kiến thức chuyên sâu về các hoạt động kiểm soát điều hành, ứng phó tình huống khẩn cấp, các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm cho các nhân viên, công nhân cócông việc gắn liền với các KCMT đáng kể. Giúp họ có đủ năng lực, trách nhiệm và hành động phù hợp để giảm thiểu, ngăn ngừa, kiểm soát các KCMT do hoạt động của mình gây ra. Từ đó có thể hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường đề ra. Nội dung đào tạo tối thiếu phải gồm các thủ tục kiểm soát điều hành và HDCV.
Mọi nhu cầu đào tạo sau khi đã được xác định rõ thì ghi nhận vào Phiếu yêu cầu đào tạo và chuyển cho ĐDLĐ xem xét và phê duyệt.
Bước 2: Lãnh đạo xem xét
Nếu ĐDLĐ không đồng ý thì kết thúc quy trình và lưu lại các Phiếu yêu cầu đào tạo.
Nếu ĐDLĐđồng ý thì phòng môi trường sẽ xây dựng chương trình đào tạo.
Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo
Dựa vào hình thức và nội dung đào tạo đã được phê duyệt, phòng môi trường sẽ xây dựng chương trình đào tạo bao gồm: thời gian, địa điểm, người chịu trách nhiệm đào tạo, người được đào tạo, nội dung đào tạo.
Bước 4: ĐDLĐ phê duyệt
Nếu ĐDLĐ duyệt chương trình đào tạo thì phòng tổ chức và phòng môi trường sẽ triển khai thực hiện.
Bước 5: Triển khai thực hiện
Phòng tổ chức sẽ ra thông báo thời gian và chương trình đào tạo cho nhân viên ở từng khu vực/phòng ban chức năng.
Phòng môi trường sẽ trực tiếp đào tạo, giảng dạy hay mời các tổ chức tư vấn bên ngoài.
Các nhân viên có tên trong danh sách đào tạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo.
Chương trình đào tạo đầu tiên sẽđược tiến hành cùng với việc xây dựng HTQLMT của công ty. Sau đó sẽ các chương trình đào tạo tiếp theo sẽđược thực hiện hàng năm với nội dung và hình thức tùy theo nhu cầu của công ty.
Bước 6: Đánh giá kết quảđào tạo
¾ Nhân viên tham gia chương trình đào tạo sẽ làm bài thi kết thúc chương trình đào tạo dưới hình thức trắc nghiệm, điền vào chổ trống hay kỹ năng thực hành trong thực tế công việc.
¾ Phòng môi trường có trách nhiệm đánh giá kết quảđào tạo và ghi vào Phiếu đánh giá kết quả
Nếu kết quảđào tạo không đạt thì sẽ tiếp tục đào tạo vào khóa đào tạo tiếp theo.
Nếu kết quảđào tạo đạt thì phòng tổ chức nên có chính sách khen thưởng để khuyến khích, động viên tinh thần của nhân viên, giúp họ hăng say và phấn đấu học tập trong những lần đào tạo tiếp theo.
Bước 7: Lưu tài liệu-hồ sơ
Phiếu yêu cầu đào tạo.
Phiếu đánh giá kết quảđào tạo. Phụ lục 9-Chương trình đào tạo.