Tình hình nghiên cứu hoa lily & hoa layơ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống hoa lily socbonne và layơn đỏ đô tại lạng sơn (Trang 46 - 48)

Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về hai loại hoa lily và layơn, bƣớc đầu đã thu đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu nhƣ: " Nghiên cứu nhân nhanh cây hoa loa kèn mầu ( chỉ các giống lily nói chung ) bằng phƣơng pháp tạo củ in vitro ". Theo các kết quả nghiên cứu về tạo củ in vitro hoa loa kèn mầu thì môi trƣờng thích hợp cho quá trình tạo củ là môi trƣờng MS có nồng độ đƣờng Saccharose là 4 - 5%, chế độ ánh sáng là tối hoàn toàn, tuổi chồi đƣa vào tạo củ là 8 tuần tuổi, bình nuôi không có sự trao đổi khí.

Nghiên cứu nhân nhanh cây loa kèn mầu bằng phƣơng pháp tạo hạt nhân tạo". Trong tạo hạt nhân tạo nồng độ Na -alginate là 3%, nồng độ dung dịch muối CaCl2 là 75 mM và bảo quản ở nhiệt độ 10oC thì khả năng sống và nảy mầm của hạt là tốt nhất.

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hoa lily tại Thành phố

Thái Nguyên năm 2006 – 2007, do Bùi Bảo Hoàn làm chủ nhiệm đề tài

Nghiên cứu du nhập, tuyển chọn, sản xuất giống hoa Layơn chất lƣợng cao và bảo quản xử lý hoa layơn tại tỉnh Phú Yên" do TS. Nguyễn Thị Diễm làm chủ nhiệm.

"Sản xuất giống hoa Layơn đỏ bằng công nghệ nuôi cấy mô tại Hải Phòng".

Lily là loại hoa cắt cành cao cấp, có vẻ đẹp sang trọng, độ bền cao, hƣơng thơm ngọt ngào, phong phú về mầu sắc, không chỉ để trang trí mà còn

đƣợc sử dụng điều chế nƣớc hoa, mỹ phẩm, kem chống lão hóa…Bởi rất nhạy cảm nên lily dễ mắc các bệnh gây ra bởi nấm, vi khuẩn, virus…Để tạo cây giống có khả năng kháng virus và các nguồn bệnh khác, một số nƣớc đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào thực vật nhằm nhân giống nhanh và chọn tạo giống mới. Tiêu biểu, Hà Lan có những phòng thí nghiệm mỗi năm sản xuất cả chục triệu củ giống Lily để xuất khẩu.

Ở Việt nam từ năm 1991 đến nay, TS Dƣơng Tấn Nhựt cùng một số thạc sĩ, kỹ sƣ, sinh viên (Phân viện sinh học Đà Lạt) triển khai nhiều đề tài nghiên cứu nhân giống vô tính hoa lily.

Thời gian gần đây Phân viện sinh học Đà lạt lại có bƣớc đột phá khi nghiên cứu sản xuất thành công củ giống hoa lily, có thể cung ứng c ho thị trƣờng với giá 3.000 - 5.000 đồng (tùy theo loại, mầu sắc) chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 giá nhập ngoại [12].

Các nhà khoa học thuộc Phân viện Công nghệ sinh học Đà Lạt và trƣờng Đại học khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã cho ra đời phƣơng pháp nhân giống thành công cây hoa lily bằng kỹ thuật nuôi cấy bioreactor. Từ tế bào của củ hoa lily đƣợc nuôi cấy trong bình thủy tinh, đƣợc thiết kế chuyên biệt và đặt trên máy lắc. Sau 3 tháng nuôi cấy, tế bào mô sẽ ra rễ và tạo củ. Sau đó củ sẽ đƣợc nuôi cấy bằng kỹ thuật bioreactor. Từ 1 củ con ban đầu, sau 3 tháng nuôi cấy có thể tạo ra 3 - 4 củ mới. Kỹ thuật nuôi cấy này mở ra triển vọng mới trong nhân giống và sản xuất cây lily con giá rẻ, chất lƣợng tốt [12].

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.

- Đối tƣợng nghiên cứu : gồm giống hoa Lyli Socbonne và giống Layơn Đỏ đô.

- Thời gian, địa điểm và điều kiện tiến hành thí nghiệm.

+ Địa điểm thí nghiệm: tại thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn.

+ Thời gian: Vụ Đ ông Xuân năm 2007 – 2008 và vụ Đ ông Xuân 2008- 2009

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống hoa lily socbonne và layơn đỏ đô tại lạng sơn (Trang 46 - 48)