a/ Nhiệt độ
Trong điều kiện nhiệt độ trung bình > 5oC, tổng tích ôn của layơn phụ thuộc vào thời gian sinh trƣởng của từng giống. Giống ngắn ngày có thời gian sinh trƣởng 65 - 70 ngày; giống trung bình có thời gian sinh trƣởng 70 - 75 ngày; giống dài ngày có thời gian sinh trƣởng 80 - 100 ngày. Kể từ khi gieo trồng cho đến khi ra hoa tổng tích ôn từ 2300 - 2600oC. Layơn ƣa khí hậu mát mẻ, không chịu đƣợc nắng nóng, ở vùng nhiệt đới nhiệt độ mùa hè cao quá sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sinh trƣởng của cây và chất lƣợng hoa, sâu bệnh cũng thƣòng hại nặng. Trƣớc khi cây phân hoá hoa và lúc cây có 5,6 lá cần nhiệt độ mát mẻ 15 - 22oC nếu không hoa sẽ bị mù, tỷ lệ hoa nở hoa thấp. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ đến thời gian sinh trƣởng của giống layơn đỏ đô nhƣ sau: Nếu nhiệt độ trung bình là 12oC thì thời gian sinh trƣởng khoảng 110 - 120 ngày, nhiệt độ tăng lên 15oC thì thời gian sinh trƣởng chỉ còn 90 - 100 ngày, nhiệt độ là 20oC thì thời gian sinh trƣởng cũng giảm theo
còn 70 - 80 ngày, nhiệt độ tăng lên 25oC thì thời gian sinh trƣởng giảm xuống 60 - 70 ngày, nhƣ vậy nhiệt độ càng tăng thì thời gian sinh trƣởng càng giảm.
b/Ánh sáng
Layơn là cây ƣa sáng, giai đoạn đầu sau khi trồng cây sống nhờ vào dinh dƣỡng ở củ, khi cây ra lá cây sống nhờ vào sản phẩm quang hợp của lá. Sự phân hoá mầm hoa bắt đầu từ khi xuất hiện lá thứ 3 cho đến khi ra lá thứ 6, thứ 7 thì kết thúc. Trong thời kỳ này nếu ánh sáng không đủ thì sản phẩm quang hợp không đủ nuôi cây, ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoa. Ngoài ra thiếu ánh sáng, Layơn rất dễ nhiễm bệnh. Ngày ngắn, ánh sáng yếu cây thƣờng bị bệnh héo rũ. Cƣờng độ ánh sáng cũng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây, cƣờng độ chiếu sáng dƣới 3500 lux thì cƣờng độ quang hợp và thoát hơi nƣớc của cây giảm, cây dễ bị vống lên cành lá yếu ớt, mầu hoa nhạt. Nếu trồng vào vụ Đông thời gian chiếu sáng ngắn, cƣờng độ ánh sáng yếu, cần phải chiếu sáng bổ sung để cho mầm hoa phân hoá tốt, nhiều, hoa tự dài, đồng thời tăng đƣợc chất lƣợng hoa. Số giờ chiếu sáng tiêu chuẩn mỗi ngày từ 12 đến 16 giờ và cƣờng độ ánh sáng là 6000 lux là phù hợp nhất [5].
c/ Đất
Layơn có thể trồng đƣợc trên cả 3 loại đất là: đất pha cát, đất thịt và đất sét. Đất pha cát có độ tơi xốp cao, độ hổng lớn, thông khí, thấm nƣớc tốt nhƣng độ phì kém. Layơn trồng ở đất này cần bón nhiều phân hữu cơ để bổ sung dinh dƣỡng cho cây. Đất sét có tỷ lệ hạt sét cao, đất dính canh tác khó, độ xốp kém, chặt dính không thích hợp trồng hoa layơn. Đất thịt có tỷ lệ hạt sét và hạt cát cân đối nên có ƣu điểm của cả hai loại đất, là đất trồng layơn thích hợp nhất. Layơn rất mẫn cảm với các loại muối kim loại nặng, đặc biệ t là ở đất có hàm lƣợng chì cao, rễ cây sinh trƣởng kém ảnh hƣởng đến ra hoa[5].
Layơn là cây rễ củ, khi nảy mầm cũng nhƣ quá trình sinh trƣởng cần phải có đủ nƣớc. Mỗi thời kỳ có nhu cầu nƣớc khác nhau. Sau khi trồng vài ngày, rễ mầm nhú và phát triển, yêu cầu đất xung quanh củ phải đủ ẩm, vì vậy trƣớc khi trồng nên tƣới nƣớc. Khi cây mọc nếu đất khô quá phải tƣới nƣớc ngay. Trong suốt thời kỳ sinh truởng layơn đều rất cần nƣớc, đặc biệt là giai đọan bắt đầu ra lá thứ 3 đến lá thứ 7 là thời kì cây có nhu cầu rất lớn về nƣớc, nếu thiếu nƣớc sẽ ảnh hƣởng đến phân hoá hoa, đây cũng là giai đoạn cây sinh truởng mạnh nhất do đó cần phải chú ý bổ sung nƣớc cho đầy đủ.[5]
e/ Không khí
Layơn khá mẫn cảm với môi trƣờng, đặc biệt là không khí. Trong không khí chứa rất nhiều loại khí thể khác nhau tuỳ thuộc vào môi trƣờng và tác nhân con ngƣời. Nhìn chung mỗi loại cây trồng đều có sức đề kháng với các loại khí gây hại khác nhau. Layơn đề kháng mạnh với SO2- , Cl-, kháng trung bình với SH2 và đề kháng yếu với khí Flo [5].