Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống hoa lily socbonne và layơn đỏ đô tại lạng sơn (Trang 44 - 46)

Viện nghiên cứu rau-quả, 2006

Sản xuất hoa ở Việt Nam chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống áp dụng kỹ thuật nhân giống cổ truyền, trồng trong điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng… các phƣơng pháp nhân giống cổ truyền dễ làm, quen với tập quán kinh nghiệm của nhân dân, giá thành thấp nên phổ biến trong sản xuất. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp nhân giống cổ truyền là chất lƣợng giống hoa không cao. Cây hoa trồng lâu ngày bị thoái hoá, bệnh virut có nhiều khả năng lan truyền và phát triển làm giảm chất lƣợng hoa. Phƣơng pháp nhân giống hoa bằng nuôi cấy mô tế bào hiện nay đã đƣợc đƣa ra sản xuất nhƣng diện tích nhỏ. Các loaị hoa đƣợc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào nhƣ: hoa lan, hoa hồng, layơn…ƣu điểm của phƣơng pháp này là cây khoẻ, sạch bệnh, hệ số nhân giống cao, làm tăng chất lƣợng hoa. Nhƣng phƣơng pháp này đòi hỏi có thiết bị, giá thành cây giống cao. Hiện nay thị trƣờng hoa nƣớc ta chƣa phát triển nên nhân giống bằng nuôi cấy mô chƣa áp dụng rộng rãi.

Điều kiện bảo vệ cây hoa: phần lớn hoa ở Việt Nam trồng trong điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng, không có điều kiện che chắn bảo vệ cây hoa, chỉ có một diện tích nhỏ làm vƣờn ƣơm, vƣờn thí nghiệm đƣợc che nilon, lƣới…để bảo vệ hoa khỏi các tác động xấu nhƣ nắng, mƣa, sâu,bệnh…

1.3.4.Phương hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu hoa tươi đến năm 2015 của nước ta:

a. Về ứng dụng công nghệ cao: đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣ thay đổi cơ cấu giống, nuôi cấy mô, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật tiên tiến, áp dụng công nghệ nhà lƣới có mái che sáng…Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra không đồng đều giữa các vùng sản xuất vì có nhiều lí do ( khí hậu thời tiết, trình độ thâm canh, khả năng đầu tƣ, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiến bộ và thị trƣờng), Đà lạt có thể coi là địa bàn có tiến bộ nhanh nhất trong cả nƣớc về phát triển sản xuất hoa cắt cành.

b. Kỹ thuật sản xuất hoa: ở nhiều nơi vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phƣơng pháp nhân giống cổ truyền nhƣ: gieo từ hạt, trồng từ củ, mầm nhánh. Các phƣơng pháp này dễ trồng, giá thành cây giống thấp nhƣng chất lƣợng giống không cao, dễ bị thoái hóa, làm giảm chất lƣợng hoa. Vì vậy tuy chủng loại hoa của Việt Nam khá phong phú nhƣng thiếu giống hoa đẹp, chất lƣợng cao.

c. Về qui mô và tổ chức sản xuất: hầu hết những cơ sở sản xuất hoa cắt cành ở nƣớc ta còn ở qui mô nông hộ nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ, với diện tích trung bình từ 2000 - 3000 m2/hộ. Hộ sản xuất hoa cũng chỉ từ 1 - 2ha. Ở qui mô sản xuất này không thể áp dụng những tiến bộ nhƣ nhà kính, nhà lƣới, sân bãi, mặt bằng, dây chuyền chế biến, bảo quản, vận chuyển lạnh…để đƣa sản xuất trở thành sản xuất công nghiệp. Từng hộ nông dân sản xuất đơn lẻ, thiếu hợp tác là trở ngại lớn cho việc tạo nguồn hàng hóa lớn và đa dạng với chất lƣợng hoa cao, đồng nhất.

d. Nhìn chung sản xuất hoa ở nƣớc ta bị hạn chế rất lớn về thời vụ do điều kiện khí hậu không thích hợp: ở phía bắc hầu hết các loại hoa có chất lƣợng cao chỉ có thể sản xuất đƣợc với chất lƣợng khá trong vụ đông xuân, còn ở các tỉnh phía nam khí hậu lại càng ít thuận lợi hơn (trừ một số vùng đặc thù).[16]

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống hoa lily socbonne và layơn đỏ đô tại lạng sơn (Trang 44 - 46)