So sánh diễn biến mối quan hệ giữa các chỉ tiêu qua hai giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 68 - 70)

2.5. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính của NHTMCP Eximbank

2.5.3.2. So sánh diễn biến mối quan hệ giữa các chỉ tiêu qua hai giai đoạn

2005-2008 và 2009-2012

Dựa vào kết quả hồi quy giữa các chỉ tiêu tài chính của Eximbank qua hai giai đoạn 2005-2008 và 2009-2012 kết hợp với quan sát diễn biến thực tế, tác giả rút được một vài nhận xét sau:

- So với giai đoạn trước khi niêm yết trên sàn chứng khoàn (2005-2008), mối tương quan giữa các chỉ tiêu vẫn là chặt chẽ tuy nhiên có vài sự khác biệt: có sự tăng lên về hệ số tương quan giữa vốn điều lệ với tổng tài sản (từ 0,956 tăng lên 0,99) và giữa vốn điều lệ với dư nợ cho vay khách hàng (từ 0,875 lên 0,985) nhưng có sự sụt giảm hệ số tương quan giữa vốn điều lệ với huy động vốn tiền gửi khách hàng (từ 0,942 xuống 0,799). Trong giai đoạn 2009-2012, tốc độ tăng trưởng của tài sản với tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của Eximbank có sự tương đồng hơn. Tiêu biêu trong giai đoạn 2005-2008 năm 2008, Eximbank tăng vốn điều lệ gần gấp 3 lần (từ 2.800 tỷ đồng lên 7.220 tỷ đồng) thì tổng tài sản chỉ tăng lên 43% (từ 33.710 tỷ đồng lên 48.247 tỷ đồng), tổng tài sản tăng lên chủ yếu là do vốn điều lệ tăng, hoạt động cho vay và đầu tư tăng không đáng kể. Trong giai đoạn này, Eximbank chưa

tận dụng được việc tăng vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, ngân hàng tăng vốn nhằm mục đích đảm bảo hệ số CAR vì thế tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn này không cao. Trong giai đoạn 2009-2012, cùng với vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên thì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản là cao hơn, đặc biệt là vào các năm 2009-2010 và 2010-2011. Trong khoảng thời gian này, ngồi vốn điều lệ tăng lên thì tổng tài sản tăng lên đáng kể là do khoản mục huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và huy động từ các TCTD khác tăng. Eximbank đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng huy động vốn: nghiên cứu đưa ra các sản phẩm huy động mới phù hợp với nhu cầu khách hàng, chính sách chăm sóc khách hàng thơng qua trung tâm chăm sóc khách hàng Call center…và đồng thời ngân hàng đã linh hoạt sử dụng nguồn vốn huy động này nhằm đẩy mạnh cho hoạt động tín dụng và đầu tư với mục đích nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. So với giai đoạn 2005-2008, ngân hàng đã đẩy mạnh quy mơ hoạt động kinh doanh, chính điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời của ngân hàng cao hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là điểm khác biệt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2005-2008 so với giai đoạn 2009-2012. Tuy nhiên cần xem xét, vào giai đoạn 2009- 2012 hoạt động huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng khá cao, trong đó tỷ lệ huy động vốn tiền gửi từ khách hàng lại có dấu hiệu chững lại (năm 2011 huy động tiền gửi giảm), kết quả hồi quy cũng cho thấy hệ số tương quan giữa huy động vốn tiền gửi với các chỉ tiêu vốn điều lệ và dư nợ cho vay khách hàng đều giảm trong giai đoạn này. Nếu ngân hàng quá phụ thuộc việchuy động vốn trên thị trường liên ngân hàng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, lãi suất biến động có thể gây ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của ngân hàng và có thể tiềm ẩn rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong thời gian sắp tới, Eximbank nên đưa ra các giải pháp nhằm tăng thêm lượng huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng, giảm bớt tỷ trọng huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng.

- Trong mối quan hệ giữa dư nợ cho vay khách hàng và lợi nhuận của ngân hàng, hệ số tương quan có sự sụt giảm (từ 0,975 giảm xuống 0,865), hệ số gốc của 2 giai đoạn gần xấp xỉ nhau (0,04) thì hệ số chặn của giai đoạn 2008-2012 lại thấp hơn (-470 so với -219), cho thấy sự đóng góp của hoạt động cho vay khách hàng vào lợi nhuận đang giảm dần. Như phân tích ở cơ cấu tài sản của Eximbank thì tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp đang có xu hướng giảm. Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tỷ lệ nợ xấu vẫn cịn ở mức cao tiếp tục được dự báo sẽ tiếp diễn trong khoảng thời gian dài sắp tới, việc chuyển hướng kinh doanh, khơng hồn tồn phụ thuộc vào tín dụng là một điều khá hợp lý. Ngân hàng nên xem xét tiếp tục phát huy để đưa ra các quyết định hợp lý nhằm tăng lợi nhuận và bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 68 - 70)