Nâng cao hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 82 - 84)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương

3.2.2.2. Nâng cao hoạt động tín dụng

Tập trung tái cơ cấu đối tượng khách hàng, hạn chế cho vay đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, chứng khốn trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam cịn gặp nhiều

khó khăn. Ưu tiên vào thị trường tín dụng cá nhân, các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, phương án kinh doanh khả thi. Đẩy mạnh các hoạt động cho vay tiêu dùng bằng cách phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phục vụ hầu hết các đối tượng khách hàng, đặc biệt là các đối tượng ít rủi ro như cán bộ cơng nhân viên, giảng viên. Nâng cao hoạt động tín dụng phải xem xét trên 2 khía cạnh vừa tạo được lợi nhuận vừa đảm bảo chất lượng tín dụng. Một số giải pháp cụ thể:

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cá nhân, triển khai các chương trình ưu đãi cho vay dành cho nhiều đối tượng nhằm thu hút khách hàng, mở rộng quy mơ tín dụng cá nhân, từng bước tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu vốn là thế mạnh của Eximbank, triển khai các chương trình tài trợ xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ có hỗ trợ lãi suất (các ngân hàng khác chưa có sản phẩm tương tự). - Phát triển hoạt động tín dụng qua thẻ, nâng cao chất lượng thẻ tín dụng, gia tăng

các tiện ích thanh tốn, đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho chủ thẻ. Kết hợp với các trung tâm mua sắm đưa ra các chương trình giảm giá, tích điểm đổi q khi thanh tốn qua thẻ tín dụng.

- Song song với việc mở rộng quy mô cho vay khách hàng, Eximbank cũng chú trọng đến cơng tác kiểm sốt chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Trước tiên, phải tuân thủ các quy định Luật TCTD và các quy định pháp luật khác có liên quan trong hoạt động cho vay, thực hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chủ trương chính sách của NHNN, kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu, bảo đảm tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động ở mức hợp lý. Thực hiện kiểm tra, kiểm sốt chéo trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng, cơng khai, minh bạch, nhất quán trong tất cả các quy định cấp tín dụng. Cơng tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của q trình cấp tín dụng và phải duy trì thường xuyên, liên tục. Phân định quyền lợi gắn liền với trách nhiệm nghĩa vụ của nhân viên và các cán bộ lãnh đạo có thẩm quyền thẩm định, quyết

định cấp tín dung, đưa ra chế độ lương thưởng theo năng lực, nếu không hồn thành tốt cơng việc dẫn đến phát sinh nợ xấu, nhân viên phải phụ trách công tác thu hồi nợ, giảm lương, thưởng.

- Nâng cao hơn nữa năng lực quản trị điều hành, siết chặt kỷ cương tín dụng, chú trọng cơng tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Ngồi ra, ngân hàng cịn phải chú ý xử lý nợ xấu tồn động trong năm 2012, lên phương án cơ cấu nợ và ân hạn tạo hoặc có thể tiếp thêm vốn nếu doanh nghiệp có khả năng hoạt động tạo điều kiện giúp các doanh có thể trả nợ ngân hàng, vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện tại. - Ngân hàng chú ý đến trình độ, thái độ, tư cách đạo đức của nhân viên khi tuyển

chọn vào bộ phận thẩm định, liên tục tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao kiến thức, năng lực thẩm định, phân tích tài chính.

- Tổ chức chấm điểm tín dụng nội bộ, theo dõi đánh giá mức độ tín nhiêm của khách hàng, phân định rủi ro cụ thể khi cấp tín dụng cho từng đối tượng khách hàng, xác định thu nhập và mức thiệt hại dự kiến đối với từng đối tượng khách hàng, từng khoản vay, đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp nhắm đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 82 - 84)