1. 4 Hoạt động huy động vốn
1.3. Các yếu tố chủ yếu tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
1.3.2. Các yếu tố bên trong
1.3.2.1 Năng lực tài chính
Vốn chủ sở hữu là yếu tố cơ bản để chứng minh sức mạnh tài chính của các ngân hàng thương mại, vừa để một ngân hàng bắt đầu hoạt động, vừa đảm bảo khả năng tồn tại cho ngân hàng, quyết định quy mơ hoạt động, tầm vươn và độ an tồn trong hoạt động kinh doanh trên thương trường. Vốn chủ sở hữu cịn có khả năng chống đỡ rủi ro cho người gửi tiền. Do đó, vốn chủ sở hữu ln được các cơ quan chức năng kiểm soát ngân hàng quan tâm và rất nhiều chỉ tiêu hoạt động ngân hàng bị ràng buộc bởi vốn chủ sở hữu như mức huy động, mức cho vay tối đa đối
với một khách hàng. Vốn thấp cũng gây gánh nặng tài chính cho quốc gia khi các ngân hàng bị phá sản. Vốn thấp sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng dịch vụ và quy mô hoạt động. Sự cạnh tranh và phát triển của thị trường tài chính, nhu cầu mở rộng mạng lưới, thành lập cơng ty con… địi hỏi các ngân hàng phải tăng vốn. Đây là q trình tự tích lũy thơng qua hiệu quả kinh doanh hoặc qua việc phát hành thêm cổ phiếu mới. Chính vì vậy, nhà quản trị ngân hàng, khách hàng và các cơ quan chức năng đều quan tâm đến khả năng của ngân hàng trong việc duy trì và đảm bảo mức vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư cho việc cải tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng càng thuận lợi qua đó thu hút khách hàng chiếm lĩnh thị phần.
1.3.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành
Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, bộ máy tổ chức phù hợp, tinh gọn thì hiệu quả hoạt động càng cao, ngược lại, cơ cấu tổ chức khơng phù hợp, cồng kềnh thì hiệu lực quản lý giảm, chi phí cao, hoạt động của doanh nghiệp kém hiệu quả. Bộ máy tổ chức ln gắn liền với vai trị quản trị điều hành của nhà lãnh đạo. Vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của đơn vị. Người lãnh đạo giống như vai trò của một thuyền trưởng đi trên con tàu của mình. Để lèo lái con tàu về đến bến bờ thành công thì thuyền trưởng phải dày dạn kinh nghiệm, quyết đốn và xác định đúng phương hướng đã vạch ra. Hoạt động ngân hàng cũng vậy, thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà lãnh đạo, họ sẽ quyết định các chính sách về phát triển ngân hàng như chiến lược kinh doanh dài hạn, các chính sách như chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ, chính sách nguồn nhân lực, chính sách khách hàng…
1.3.2.3 Nguồn nhân lực
Ở bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, bên cạnh vốn, kỹ thuật cơng nghệ thì con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ thì yếu tố con người cịn có vai trị đặc biệt trong việc hình thành nên phong cách, sắc thái riêng của doanh nghiệp đó, góp phần
quan trọng trong việc thu hút khách hàng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Ngân hàng với đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, kỹ năng nghiệp vụ thuần thục sẽ có khả năng xử lý công việc nhanh nhạy, phù hợp với mọi tình huống, có kỷ năng thuyết phục khách hàng sẽ góp phần tạo nên sự hài lịng của khách hàng đối với ngân hàng, xây dựng niềm tin, uy tín đối với khách hàng, đây là nền tản cho sự thành cơng. Đặc biệt trong cơng tác tín dụng, bên cạnh nghiệp vụ chun mơn giỏi, địi hỏi cán bộ tín dụng phải trung thực, đạo đức tốt, có như thế mới hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.3.2.4 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
Khi đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, khách hàng sẽ xem xét trên các mặt: sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ; đặc điểm vật chất và đội ngũ nhân sự của ngân hàng. Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác, khi sản phẩm, dịch vụ nổi trội, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn, tăng thu nhập cho ngân hàng. Do đó, để tăng sức cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngân hàng phải luôn nghiên cứu, cải tiến cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ mới, nổi trội. Các ngân hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt và đa dạng sẽ có lợi thế hơn các ngân hàng có sản phẩm, dịch vụ hạn chế. Bên cạnh đó, yếu tố về cơ sở vật chất, thời gian giao dịch nhanh, gọn, cũng góp phần thu hút khách hàng nhiều hơn.
1..3.2.5 Cơ chế, chính sách của ngân hàng
Cơ chế chính sách của ngân hàng bao gồm chính sách bên trong đối với nội bộ ngân hàng và chính sách bên ngồi đối với khác hàng trong các hoạt động như tín dụng, huy động vốn, dịch vụ…là một tiêu chuẩn đo lường quan trọng để đánh giá năng lực, trình độ của các nhà quản lý ngân hàng. Một ngân hàng có những cơ chế, chính sách hợp lý, đúng đắn sẽ tạo động lực giúp ngân hàng phát triển nhanh, tạo được tạo niềm tin đối với khách hàng, tạo cho khách hàng tin tưởng khi giao
dịch tại ngân hàng này sẽ được gia tăng lợi ích theo các tiêu chí phân loại cụ thể, rõ ràng trong chính sách của ngân hàng, tạo mối quan hệ hợp tác bền vững giữa ngân hàng và khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng, qua đó thu hút khách hàng, tăng lợi ích cho ngân hàng.
1.3.2.6 Marketing
Là những yếu tố liên quan đến nghiên cứu thị trường, khách hàng và hệ thống thông tin marketing. Vị thế cạnh tranh trên thị trường đang hoạt động, xác định khách hàng mục tiêu, đa dạng hoá về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, giá cả (lãi suất, phí dịch vụ) của ngân hàng so với các NHTM khác… Hoạt động này được quan tâm đúng mức, thực hiện bài bản sẽ nâng cao chất lượng phục vụ, thoả mãn thị hiếu, nhu cầu ngày càng cao của khách hàng góp phần thu hút khách hàng ngày càng nhiều và qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.3.2.7 Mạng lưới hoạt động
Mạng lưới hoạt động càng rộng thì khả năng triển khai, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng càng thuận lợi, góp phần thu hút khách hàng, tăng doanh số hoạt động, nâng cao hình ảnh, vị thế của ngân hàng và tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị phần, tăng hiệu quả kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày khái quát các lý luận cơ bản về hoạt động ngân hàng, các nghiệp vụ chính, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây sẽ là cơ sở để tác giả vận dụng phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bến Tre trong chương hai.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẾN TRE
2.1 Khái quát địa bàn hoạt động của BIDV Bến Tre 2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre 2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng Sơng Cửu Long với diện tích tự nhiên là 2.315 km2, được hình thành bởi 3 dãy cù lao là: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Địa hình của Bến Tre khá bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang có ranh giới chung là sơng Tiền, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sơng Cổ Chiên, phía Đơng giáp biển Đơng với chiều dài bờ biển là 65km. Những con sông lớn nối từ biển Đơng qua các cửa sơng chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Lng, cửa Cổ Chiên), cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000km mang phù sa bồi đắp ba dãy cù lao là một lợi thế cho Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, nuôi trồng, thủy hải sản cả ba vùng nước: nước ngọt, nước mặn, nước lợ…(website tỉnh Bến Tre.<http://www.bentre.gov>.[Ngày truy cập: ngày 10 tháng 6 năm 2011]). Toàn Tỉnh hiện có 8 huyện, 1 thành phố; 164 xã, phường, thị trấn với khoảng 1,3 triệu nhân khẩu trong đó gần 50% trong độ tuổi lao động, với gần 40% lao động đã qua đào tạo. Đây là lợi thế trong thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh với nguồn nhân lực dồi dào, nhất là từ khi cầu Rạch Miễu được khánh thành và đưa vào sử dụng (ngày 19/01/2009) cho đến nay đã phá thế biệt lập tạo điều kiện thuận lợi giao lưu hàng hóa, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà.
Giai đoạn 2007-2011 là giai đoạn nền kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, cuối năm 2008 nền kinh tế đối diện với nguy cơ suy giảm, các hoạt động xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và kiều hối đều giảm sút, lãi suất tăng cao, sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường chứng khốn và bất động sản suy giảm mạnh, đời sống nhân dân gặp khó khăn... Chính phủ đã thực hiện các chính sách tài chính-tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt mậu dịch, chính sách kích
cầu, đầu tư và tiêu dùng... đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung và của các ngân hàng nói riêng. Trong 5 năm qua, với những khó khăn, thách thức như trên, nhưng với tinh thần phấn đấu không ngừng, toàn Đảng bộ và nhân dân Tỉnh Bến Tre đã cố gắng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực như sau:
- Tốc độ phát triển kinh tế (GDP) năm sau cao hơn năm trước, bình quân 5 năm 2007-2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 9,30%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2011 đạt khoảng 1.100 USD/người/năm, tăng 27% so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1.116,21 triệu USD, tăng bình quân 28%/năm. Tổng thu ngân sách giai đoạn 2007-2011 trên địa bàn đạt 4.044 tỷ đồng, tăng bình quân 18%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 42.403 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 9%.
- Cơ cấu các ngành kinh tế: Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp và dịch vụ; phát triển kinh tế thủy sản và kinh tế vườn theo chiều sâu, bền vững. Năm 2005 tỷ trọng kinh tế khu vực I (nơng, lâm nghiệp và thủy sản) chiếm 58,44% thì đến cuối năm 2011 chỉ cịn chiếm 50,80%, tỷ trọng kinh tế khu vực II (công nghiệp và xây dựng) chiếm 15,90% đến cuối năm 2011 tăng lên 16,60%, tỷ trọng kinh khu vực III (dịch vụ) từ 25,66% năm 2005 đến cuối năm 2011 tăng lên 32,70%.
- Đầu tư, phát triển: tình hình huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển đạt khá: cơ cấu đầu tư hướng trọng tâm vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế từng ngành, lĩnh vực. Nhiều cơng trình quan trọng thuộc các ngành, lĩnh vực như giao thông, thủy sản, thủy lợi, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội… đã hoàn thành đưa vào sử dụng tốt.
Cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế, các thành phần kinh tế ngày càng phát triển và đa dạng. Tồn tỉnh hiện có 3.738 doanh nghiệp. Trong đó có: 2.976 doanh nghiệp tư nhân, 222 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
102 công ty cổ phần, 438 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Bên cạnh đó, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục ổn định, toàn tỉnh hiện có 30 dự án FDI được cấp phép đầu tư hoạt động trong và ngồi các khu cơng nghiệp với tổng số vốn đăng ký lên đến 185 triệu USD. Ngồi ra các hình thức kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, cơ sở sản xuất hộ gia đình khơng ngừng phát triển về quy mơ và số lượng hoạt động trên tất cả các lĩnh vực góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm, kích thích kinh tế xã hội, phát triển. Đây là thị trường tiềm năng cho các ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng trong chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ, tín dụng, huy động vốn….
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu giai đoạn 2007 – 2011
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) % 10,87 9,47 7,23 10,19 8,74
2. GDP (số tuyệt đối) Tỷ đồng 15.610 17.089 18.324 20.191 29.783
3. Thu nhập bình quân đầu người USD/người
/năm 572 722 790 866 1.100
4. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 141,20 188,25 193,03 230,00 363,93
5. Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 37,25 53,10 41,34 65,00 99,78
6. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng % 13,10 25,90 9,35 10,85 29,25
7. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn Tỷ đồng 7.104 7.556 8.480 9.340 9.923
8. Thu ngân sách địa phương Tỷ đồng 589 721 741 873 1.120
9. Dân số Triệu người 1,35 1,36 1,25 1,32 1,26
Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.
2.1.2 Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Đến cuối năm 2011, địa bàn tỉnh Bến Tre có bốn NHTMNN là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB), bảy ngân hàng thương mại cổ phần: NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), NHTMCP Đông Á (DongAbank), NHTMCP Sài Gịn (SCB), NHTMCP Kiên Long (KienLongbank), NHTMCP Đại Tín (Trustbank), NHTMCP Phương Nam (SounthernBank), NHTMCP Á Châu (ACB), không kể Ngân hàng phát triển, Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng
nhân dân và các định chế tài chính: bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh, Prudental,... tạo sự cạnh tranh quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh trong hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động huy động vốn, tín dụng và dịch vụ.
Trong khối các NHTMNN thì Agribank ln dẫn đầu về thị phần tín dụng và huy động vốn. Lợi thế của Agribank do thành lập trước, mạng lưới rộng khắp từ huyện đến xã và thương hiệu ngân hàng nông nghiệp rất gần gũi với người dân. Do đó, Agribank thu hút hầu hết các đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Lợi thế lớn nhất của Ngân hàng này là hệ thống bán lẻ, đối tượng khách hàng chủ yếu là cá thể, hộ sản xuất nên lãi suất cho vay thường cao hơn các NHTM khác. Tuy nhiên, công tác quản lý chặt chẽ dẫn đến chất lượng tín dụng rất tốt. Nợ xấu giảm dần qua các năm, đặc biệt năm 2010, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,49%/tổng dư nợ. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế rất cao, chiếm gần 50% trong tổng lợi nhuận của khối NHTM trên địa bàn.
Ngân hàng Vietinbank sau khi cổ phần hoá đã phát triển mạng lưới rất nhanh ở những khu vực đơng dân cư (Thị trấn Bình Đại, Ba Tri, Mỏ Cày, Châu Thành), đa dạng hoá khách hàng và tăng cường bán lẻ. Đối tượng khách hàng lớn nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công, thương nghiệp. Sản phẩm dịch vụ của Vietinbank phát triển nhanh và ổn định, nhất là dịch vụ thẻ, Vietinbank kết nối và chấp nhận thẻ thanh toán quốc tế đa dạng: Visa Card, Master Card, Credit Card…
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB): do thành lập sau nên thị phần không đáng kể. Tuy nhiên, do địa bàn tỉnh nhỏ, nên khi có sự xuất