Giai đoạn xác định đối tượng hợp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát chung ở việt nam (Trang 53 - 55)

3.1 GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC

3.1.2 Giai đoạn xác định đối tượng hợp nhất

Bước xác định bên mua hay xác định bên hợp nhất là bước tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là bước đầu tiên quan trọng nhất trong quá trình hợp nhất kinh doanh. Việc có được hợp nhất kinh doanh hay không đều khởi đầu từ bước này. Hầu hết các Công ty đều đơn giản bước này và xem nhẹ việc xác định này. Một số trường hợp, doanh nghiệp lại tận dụng việc miễn báo cáo hợp nhất để không hợp nhất các đối tượng phải hợp nhất để tránh những khoản lỗ không cần thiết hay để giảm những khoản nợ làm ảnh hưởng đến giá trị của Tập đoàn. Một số trường hợp khác, doanh nghiệp lại tận dụng cơ hội hợp nhất nhiều doanh nghiệp chưa thật sự kiểm soát để làm đẹp báo cáo hơn như hợp nhất thêm lợi nhuận từ các công ty này. Đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập với mục đích đặc biệt. Các doanh nghiệp cũng chưa phân biệt chính xác quyền kiểm sốt và quyền sở hữu khác nhau như thế nào. Cũng như chưa có quy trình kế tốn rõ ràng trong việc xác định quyền kiểm sốt dựa trên những tiêu chí nào.

IFRS 10 có hiệu lực từ 2013 được ban hành để hướng dẫn cụ thể hơn về việc xác định đối tượng hợp nhất thơng qua quyền kiểm sốt, một khái niệm hồn toàn mới và cũng là đặc điểm cơ bản trong chuẩn mực này. Quyền kiểm soát bên được đầu tư yêu cầu bên đầu tư (hay công ty mẹ) phải sở hữu cả 3 yếu tố cơ bản là Hoạt động – Quyền – Sinh lợi.

Điểm khác biệt so với IAS 27 (2008):

IAS định nghĩa quyền kiểm sốt là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hỏa động của doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh đó.

Định nghĩa mới về quyền kiểm soát ghi nhận thực tế rằng một vài doanh nghiệp ví dụ như các doanh nghiệp được thành lập cho mục đích đặc biệt trước đây thì chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp khơng có ý nghĩa vì thực sự khơng xác định được đâu là quyền

IAS 27 (2008) không yêu cầu sự liên kết giữa quyền và tiền thu hồi trong khi IFRS 10 làm rõ điều này hơn. IFRS định nghĩa quyền kiểm soát tham chiếu đến Sinh lợi thay vì lợi ích kinh

tế.

Trong một số trường hợp bên được đầu tư rõ ràng bị kiểm soát bằng quyền biểu quyết và tất nhiên một số cá nhân hay tổ chức nắm giữ phần lớn quyền biểu quyết kiểm soát bên được đầu tư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác thì lại khơng được rõ ràng như vậy. Do đó, cần có những phân tích kỹ càng hơn các yếu tố quyết định liệu bên đầu tư có kiểm sốt bên được đầu tư cụ thể tìm hiểu mục đích và cách thức thực hiện của giao dịch:

Hoạt động – Các hoạt động phù hợp là những hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng sinh lời

Quyền – quyền cần được thực thi. Một nhà đầu tư với năng lực hiện tại chỉ đạo các hoạt động phù hợp có quyền thậm chí trong trường hợp quyền của họ đã được thực thi trước đó.

Sinh lợi – Khả năng sinh lời có thể tốt, có thể xấu hoặc bằng khơng. Sinh lời là dấu hiệu của quyền kiểm sốt. Bởi vì khi rủi ro của một nhà đầu tư với nhiều khả năng sinh lợi khác nhau từ việc đầu tư càng lớn, thì khả năng khuyến khích họ có được quyền kiểm sốt càng cao.

IFRS 10: Định nghĩa mới về uyền kiểm soát HOẠT ĐỘNG

Các hoạt động ảnh hưởng lớn khả năng sinh lợi. Ví dụ:

 Chính sách hoạt động

 Nghiên cứu phát triển

sản phẩm  Mua bán hàng hóa/dịch vụ  Mua/thanh lý tài sản  Quyết định về vốn  Thiết lập ngân sách SINH LỢI Các hoạt động ảnh hưởng lớn khả năng sinh lợi. Ví dụ:

 Cổ tức

 Tiền thù lao

 Tiết kiệm chi phí,

kiến thức, hoặc bất cứ khoản sinh lợi nào

Nh ận d iệ n h o ạt đ ộng QUYỀN Các hoạt động ảnh hưởng lớn khả năng sinh lợi. Ví dụ:

 Quyền biểu quyết

 Quyền biểu quyết

tiềm năng như quyền chọn

 Quyền bổ nhiệm các

nhân sự chủ chốt

 Quyền bãi nhiệm hay

sa thải Đ án h g q u y ền Đ án h gi á si n h l ợi

Một số Công ty, hoạt động ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh lợi là nhưng hoạt động kinh doanh và tài chính chiến lược được kiểm sốt bởi ban giám đốc và Hội đồng quản trị cao nhất. Tuy nhiên, những người có tỷ lệ sở hữu đa số (ví dụ 51%) lại có thể khơng có quyền kiểm soát khi:

Yêu cầu pháp lý khác, các thỏa thuận hợp đồng hạn chế khả năng quản lý đối với các hoạt động phù hợp;

Các hoạt động được quản lý bởi Chính phủ, tịa án hay các nhà làm luật khác.

Các chuẩn mực và chính sách kế tốn ở Việt Nam cũng cần điều chỉnh lại các chuẩn mực kế toán liên quan đến hợp nhất kinh doanh để giảm dần khoản cách cũng như tạo điều kiện hội tụ với các chuẩn mực quốc tế giúp các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngồi tin cậy vào các thơng tin tài chính. Các doanh nghiệp cần lập một bảng tiêu chí các yếu có liên quan đến quyền kiểm sốt, dựa trên hiện trạng thực tế và đánh dấu vào các tiêu chí xem có thỏa mãn để xác định là doanh nghiệp có quyền kiểm sốt doanh nghiệp khác hay khơng và hợp nhất kinh doanh hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát chung ở việt nam (Trang 53 - 55)