- Phí cao ICBC
2.3 Đánh giá về tiềm năng bảo hiểm liên kết ngân hàng tại Việt Nam:
2.3.1 Điểm mạnh:
- Việt Nam là một trong những thị trường kinh tế phát triển nhanh nhất tại khu vực Châu Á, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước cịn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh trong năm 2010. GDP vượt mốc 100 tỉ USD tăng trưởng trên 6,7%, bình quân
đầu người 1.160 USD, Tăng trưởng nông nghiệp 2,6%, công nghiệp và xây
dựng 7,6%, dịch vụ 7,5%, xuất khẩu trên 70 tỉ USD chiếm 70% GDP trong đó một số mặt hàng nơng lâm hải sản có giá trị cao như gỗ và đồ gỗ 3,4 tỉ USD, gạo3,23 tỉ USD, cao su 2,32 tỉ USD, tôm 2 tỉ USD, hạt điều 1,14 tỉ USD. Quốc tế ghi nhận cố gắng giảm hộ nghèo của Việt Nam từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm2010. Những thuận lợi trên là tiền đề cho ngành bảo hiểm tăng
trưởng. Bên cạnh đó sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngân hàng, nhu cầu về các dịch vụ tài chính, bảo hiểm của người dân ngày càng đa dạng phong phú đã tạo
điều kiện cho bảo hiểm phát triển trong đó có bảo hiểm liên kết ngân hàng –
bancassurance
- Dân số Việt Nam đạt gần 87 triệu người năm 2010, là nước đông dân thứ 3 Châu Á, nhưng trong đó chỉ chưa tới 5% dân số có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Số lượng người dân chưa có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cịn rất nhiều, do đó thị trường Việt Nam vẫn cịn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt là
các doanh nghiệp bancassurance
- Thu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng được cải thiện - GDP bình quân
đầu người năm 2010 đạt 1.160 USD (gần 22,8 triệu đồng), tăng gần 2 lần so với
năm 2006 – và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, và như vậy nhu cầu về bảo hiểm con người, chăm sóc sức khoẻ, y tế xã hội cũng sẽ ngày càng tăng.
2.3.2 Điểm yếu:
- Tình hình kinh tế vĩ mơ chưa ổn định khi tỷ lệ lạm phát cao, đồng tiền Việt Nam bị mất giá, người dân có thu nhập trung bình và thấp bận xoay vần với nỗi lo cơm áo gạo tiền, chưa thể nghĩ tới việc bỏ tiền mua bảo hiềm.
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu tính ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây mất an toàn, dễ bị tổn thương mỗi khi môi trường kinh doanh
biến động bất lợi. Những hạn chế này xuất phát từ năng lực tài chính của một bộ phận tổ chức tín dụng còn khiêm tốn; chất lượng quản trị, điều hành hạn chế; sản phẩm và dịch vụ nghèo nàn, lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động cho vay. Bên cạnh
đó, tính minh bạch trong tài chính của các ngân hàng - đặc biệt là các ngân hàng
trước đây sở hữu bởi nhà nước – còn rất thấp. Việc duy trì một hệ thống ngân hàng khơng thực sự lành mạnh đang ảnh hưởng sâu sắc tới niềm tin của người
dân vào tiền đồng cũng như làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ.
- Cơ sở dữ liệu khách hàng cịn ít, chưa đầy đủ thông tin chi tiết về khách hàng, khiến việc khai thác bị hạn chế
- Hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu, trong khi bancassurance đòi hỏi phải được thiết lập dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Đây là điểm yếu của các ngân hàng và công ty bảo hiểm tại Việt Nam, trừ các ngân hàng và cơng ty bảo hiểm có yếu tố nước ngoài.
- Bảo hiểm là một trong những dịch vụ tài chính có lộ trình mở của hội nhập quốc tế nhanh nhất nhưng các ngành, các cấp chưa quan tâm, ủng hộ cũng như chưa nhận thức đầy đủ được vai trò quan trọng của ngành bảo hiểm. Trong khi đó,
bancassurance là kênh phân phối cịn khá mới mẻ ở Việt Nam, nên sẽ cần thời gian để thị trường tiếp nhận và được các ban ngành quan tâm đúng mực.
2.3.3 Cơ hội:
- Việc Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ năm 2001 và việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 đã mở ra khơng ít cơ hội phát triển cho thị trường bảo hiểm tại Việt Nam. WTO cũng như Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ đều yêu cầu Việt Nam mở cửa thị trường cho các cơng ty nước ngồi, do đó cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trong nước sẽ ngày càng sôi động hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước và thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.
- Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường trao đổi kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, học tập thêm kinh nghiệm phát triển bancassurance ở các nước.