Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cần hệ thống hoá một cách cụ thể toàn bộ các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề về bảo đảm tiền vay để ban hành trong hệ thống ngân hàng Đầu tư. Đồng thời cần thường xuyên giám sát, hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc thu thập thông tin tín dụng, thẩm định tín dụng, các vấn đề liên quan đến bảo đảm tiền vay như: định giá tài sản bảo đảm, phát mại tài sản bảo đảm…
Theo tiến trình cổ phần hoá của BIDV, đòi hỏi yêu cầu cao hơn về chất lượng tín dụng và điều kiện tín dụng. BIDV cần có những chỉ đạo và chấn chỉnh kịp thời đối với hoạt động tín dụng sao cho theo đúng lộ trình cổ phần hoá. Cụ thể như chỉ đạo các chi nhánh thực hiện xong việc cơ cấu nợ xấu trước thời điểm cổ phần hoá, hướng dẫn các chi nhánh áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới được xây dựng, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 của QĐ 493…
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tạo ra được sự liên kết các chi nhánh trong hệ thống, các chi nhánh hợp tác chặt chẽ phối hợp thực hiện các chính sách về lãi suất, khách hàng, nguồn vốn… tạo nên một sức mạnh thống nhất của hệ thống Ngân hàng Đầu tư.
Thực hiện hỗ trợ, chỉ đạo, phối hợp các chi nhánh để nâng cao năng lực công nghệ ngân hàng. Chú trọng cả về mặt trang thiết bị và những phần mềm tiện ích phục vụ cho hoạt động tín dụng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
BIDV cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các chi nhánh, những buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng giữa các chi nhánh, thực hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ và phân công các cán bộ mới đó cho các chi nhánh, ngân hàng cần quan tâm tới tình trạng quá tải của các cán bộ tín dụng ở các chi nhánh tránh tình trạng do khối lượng công việc quá lớn mà dẫn đến các quyết định không hợp lý gây tổn thất cho ngân hàng.
Những giải pháp và kiến nghị đưa ra ở đề tài này cũng mới chỉ là những giải pháp nhỏ, việc nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi sự phối hợp nhiều giải pháp, sự cố gắng của bản thân ngân hàng và sự tham gia của các cấp, các ngành.
KẾT LUẬN
Chất lượng tín dụng là vấn đề phức tạp, và việc nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng không phải là đơn giản, nó đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ từ những chính sách vĩ mô của Nhà nước cho đến chính sách của NHNN, sự phối hợp cùng thực hiện giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Những giải pháp và kiến nghị tôi đưa ra ở đề tài này cũng mới chỉ là những giải pháp nhỏ để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Do lĩnh vực nghiên cứu là rất rộng và phức tạp trong khi đó thời gian nghiên cứu còn hạn chế, những kinh nghiệm thực tiễn mà tôi được tiếp xúc vẫn còn thiếu, cho nên đề tài của tôi sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của thầy cô giáo, các cán bộ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội để tôi có thể hoàn thiện và phát triển đề tài cho luận văn tốt nghiệp sau này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...- 1 -
CHƯƠNG 1 ...- 4 -
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...- 4 -
1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...- 4 -
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại ...- 4 -
1.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng ...- 5 -
1.1.3 Phân loại tín dụng ...- 6 -
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...- 8 -
1.2.1 Khái quát về tín dụng trung, dài hạn ...- 8 -
1.2.1.1 Khái niệm, đặc trưng của tín dụng trung, dài hạn ...- 8 -
1.2.1.2 Vai trò của tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế thị trường .. - 11 -
1.2.1.3 Các hình thức tín dụng trung, dài hạn ... - 13 -
1.2.2 Chất lượng tín dụng trung, dài hạn ... - 17 -
1.2.2.1 Khái niệm ... - 17 -
1.2.2.2 Đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn... - 18 -
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung, dài hạn... - 25 -
CHƯƠNG 2 ... - 31 -
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ... - 31 -
VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... - 31 -
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... - 31 -
2.1.1 Quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội ... - 31 -
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội ... - 33 -
2.1.2.1 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng ... - 33 -
2.1.2.3 Hoạt động cho vay ... - 35 -
2.1.2.4 Các hoạt động khác... - 38 -
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI- 38 - 2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội ... - 38 -
2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn cho vay trung, dài hạn ... - 38 -
2.2.1.2 Tình hình cho vay trung, dài hạn... - 40 -
2.2.1.3 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay trung, dài hạn ... - 44 -
2.2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội ... - 47 -
2.2.2.1 Kết quả đạt được... - 47 -
2.2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân ... - 49 -
CHƯƠNG 3 ... - 54 -
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ... - 54 -
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... - 54 -
3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN ... - 54 -
3.1.1 Định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ... - 54 -
3.1.2 Định hướng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 55 - 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... - 57 -
3.2.1 Giải pháp huy động vốn cho vay trung, dài hạn ... - 57 -
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ... - 58 -
3.2.3 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt ... - 61 -
3.2.4 Đa dạng hoá các loại hình tín dụng trung, dài hạn ... - 62 -
3.2.6 Tăng cường công tác quản lý nợ, cần tổ chức bộ phận quản trị rủi ro chuyên
trách... - 65 -
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ... - 66 -
3.2.8 Tăng cường công tác Marketing trong ngân hàng ... - 67 -
3.2.9 Ngân hàng phải luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn và biện pháp phòng ngừa- 69 - 3.2.10 Một số giải pháp khác ... - 70 -
3.3 KIẾN NGHỊ ... - 70 -
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước ... - 70 -
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ... - 72 -
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ... - 73 -
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
1. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 2. Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ
3. Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
4. Biểu đồ 2.4: Lượng vốn trung, dài hạn huy động qua các năm 5. Bảng 2.5: Tình hình cho vay trung, dài hạn tại Chi nhánh 6. Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng cơ cấu cho vay trung, dài hạn theo thành phần kinh tế
7. Bảng 2.7: Doanh số cho vay trung, dài hạn 8. Bảng 2.8: Thu nhập từ lãi của hoạt động cho vay
9. Bảng 2.9: Nợ quá hạn trung, dài hạn xét trên tổng dư nợ trung, dài hạn
10. Biểu đồ 2.10: Nợ quá hạn trung, dài hạn qua các năm 11. Bảng 2.11: Nợ xấu trung, dài hạn xét trên tổng dư nợ trung, dài hạn 39 42 44 45 46 48 49 49 50 51 52
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. NHTM: Ngân hàng thương mại 2. NHNN: Ngân hàng Nhà nước 3. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
4. BIDV: Bank Investment Development Vietnam (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)
5. Trđ: Triệu đồng 6. TDH: Trung, dài hạn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng hợp huy
động vốn, tình hình tín dụng, thu nhập từ lãi cho vay các năm 2004, 2005, 2006.
2. Đào Hải Hiền, Sửa đổi thông tư liên tịch số 03 về “ Hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo
đảm tiền vay” là một vấn đề cấp thiết, Tạp chí Ngân hàng số 14 tháng 7/2006.
3.GS. TS. Lê Văn Tư, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính 2005.
4. Khắc Luyện, Gia hạn nợ vay ngân hàng: Phải xuất phát từ yếu tố khách quan, Tạp chí ngân hàng số 9 tháng 5/2006.
5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Qui trình tín dụng trung, dài hạn, tháng 9/2001.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban
hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
7. Nguyễn Thị Thu Thủy, Rủi ro và những biện pháp hạn chế rủi ro, Tạp chí Ngân hàng số 15 tháng 8/2006.
8.PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê 2005 9. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, 2006.
10 Phan Đức Quang, Kiểm soát các rủi ro của hoạt động cho vay đối với các ngân hàng
thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế, Tạp chí Ngân hàng số 11 tháng 6/2006.
11. ThS. Vũ Thuý Ngọc, Hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngân hàng hiện đại, Tạp chí Ngân hàng số 9 tháng 5/2006.
12. TS. Nguyễn Hữu Tài (Chủ biên), Giáo trình lí thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê 2002.
13.TS. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê 2003.
PHỤ LỤC O1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
KHỐI KINH DOANH
P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC KHỐI CHỨC NĂNG P.NGUỒN VỐN P.TD1 P.TD2 P.TD3 P.GD1 P.GD2 P.GD6 DV KH DOANH NGHIỆP DV KH CÁ NHÂN P. TỔ CHỨC CÁN BỘ P.TT ĐIỆN TOÁN P.TD4 P.GD10 P.TT QUỐC TẾ P.TĐ&QLTD P. TÀI CHÍNH KẾ P.GD11 P.GD12 TOÁN
P. KIỂM TRA NỘI BỘ
P.GD17
P.VĂN PHÒNG P.GD18
Nguồn: Tài liệu tập huấn nhân viên mới Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội
1. Khối tín dụng
Sau khi chương trình dự án hiện đại hoá vận hành ổn định các phòng tín dụng được bố trí gồm 4 phòng:
* Tín dụng 1: Chuyên sâu khách hàng là doanh nghiệp xây lắp, giao thông * Tín dụng 2: Chuyên sâu phục vụ khách hàng khối kinh tế địa phương
* Tín dụng 3: Chuyên sâu khách hàng tư nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
* Tín dụng 4: Chuyên sâu phục vụ khách hàng khối kinh tế Trung Ương trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp: điện, lắp máy…
a) Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp
* Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng: - Thiết lập duy trì mở rộng quan hệ với khách hàng
- Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các ban, phòng liên quan để thực hiện theo chức năng.
- Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo qui trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay.
- Đề xuất hạn mức tín dụng. - Quản lí sau giải ngân.
- Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng thẩm định, quản lí tín dụng tham gia xây dựng chính sách tín dụng.
- Thực hiện các chức năng khác đối với khách hàng và nhiệm vụ khác của giám đốc phân công.
* Bộ phận tác nghiệp (gián tiếp):
Nhân viên tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lí khoản vay bao gồm xem xét chứng từ pháp lí để mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay, thiết lập thông tin về khách hàng, chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích nội bộ của chi nhánh Thành phố Hà Nội, của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các nhiệm vụ khác.
b) Nhiệm vụ tín dụng dân cư
Thực hiện các chức năng nhiệm vụ như như nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp đối với đối tượng khác hàng là các cá nhân (bao gồm cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, các chứng từ có giá…).
2. Khối dịch vụ ngân hàng
* Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp (tách ra từ phòng tài chính kế toán): chịu
trách nhiệm xử lí các giao dịch đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức khác.
* Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng huy động vốn dân cư cũ): chịu trách
nhiệm xử lí các giao dịch đối với khách hàng cá nhân.
Cả 2 phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân cùng thực hiện các chức năng sau:
- Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.
- Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lí các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội tệ, ngoại tệ của khách hàng.
- Thực hiện giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo qui định và các chính sách kinh doanh ngoại tệ của giám đốc.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.
* Phòng thanh toán quốc tế:
- Trên cơ sở các hạn mức,khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khác hàng.
- Mở các L/C có kí quĩ 100% vốn của khách hàng
- Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài - Đầu mối trong việc thực hiện các dịch vụ thông tin đối ngoại
- Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp gồm giao ngay (trừ mua giao ngay), kì hạn, quyền chọn, SWAP theo quyết định và kế hoạch kinh doanh ngoại tệ của giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.