Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung, dài hạn 25

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tíndụng trung dài hạn tại chi nhánhngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội (Trang 25 - 31)

Hoạt động tín dụng ngân hàng là mối quan hệ giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế, mối quan hệ này được đặt trong một môi trường kinh tế, xã hội nhất định. Do đó có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Nếu đứng trên giác độ ngân hàng trong mối quan hệ trên thì có thể phân thành hai nhóm các nhân tố: nhóm nhân tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng, nhóm nhân tố khách quan (bao gồm: nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội và nhóm nhân tố thuộc về phía khách hàng).

a) Các nhân tố khách quan

Ta có thể xem xét sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng từ các yếu tố sau:

- Môi trường kinh tế:

Ngân hàng cũng như doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, hoạt động tín dụng là hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các chủ thể khác trong nền kinh tế và nó đóng vai trò như một hoạt động kinh doanh, một hoạt động đầu tư của ngân hàng, hoạt động này đem lại thu nhập cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều rủi ro gây tổn thất cho ngân hàng. Do vậy hoạt động tín dụng không thể tách rời môi trường kinh tế. Nếu một môi trường kinh tế lành mạnh, phát triển thì cũng tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung, dài hạn mở rộng qui mô tín dụng vì có nhiều cá nhân, doanh nghiệp cần vốn để đầu tư, sản xuất đồng thời chất lượng tín dụng cũng được nâng cao do nền kinh tế phát triển nhiều cá nhân, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và họ trả được nợ ngân hàng đúng hạn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái lâm vào khủng hoảng thì các ngân hàng sẽ không mở rộng được qui mô tín dụng thậm chí còn phải thu hẹp qui mô, chất lượng các khoản tín dụng cũng không được đảm bảo do các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế hoạt động không hiệu quả và họ không trả được nợ ngân hàng, đồng thời sự thay đổi của nhiều biến số kinh tế khác như lạm phát, tỷ giá, lãi suất… sẽ gây rủi ro rất lớn cho ngân hàng.

- Môi trường pháp lý

NHTM cũng là một tổ chức kinh tế - xã hội, không những thế NHTM là một tổ chức hoạt động kinh doanh đặc biệt (hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ) có ảnh hưởng nhiều mặt đến các hoạt động khác trong nền kinh tế. Do vậy, trong các hoạt động của mình ngân hàng luôn phải tuân thủ các qui định về luật pháp của Nhà nước. Như vậy, môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung, dài hạn nói riêng. Với một hệ thống pháp lý đầy đủ đồng bộ ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng được mở rộng và phát triển.

- Môi trường chính trị xã hội

Một môi trường xã hội ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của NHTM trong đó có hoạt động tín dụng. Nếu một đất nước mà có sự bất ổn về mặt chính trị xã hội, thì đương nhiên rất nhiều nhà đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân) sẽ không đầu tư sản xuất kinh doanh ở đất nước đó nữa và khi đó hoạt động tín dụng sẽ không được mở rộng

đồng thời khi chính trị xã hội bất ổn sẽ dẫn tới việc rất nhiều khách hàng sẽ không có khả năng trả được nợ cho ngân hàng, rủi ro là rất lớn.

* Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

- Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động tín dụng trung, dài hạn của mình nhưng điều này lại chỉ có thể thực hiện được khi khách hàng có nhu cầu về vốn trung, dài hạn. Hiện nay, đối với nước ta, đang trong quá trình xây dựng phát triển đất nước thì nhu cầu về vốn trung, dài hạn là rất lớn do vậy việc mở rộng tín dụng trung, dài hạn cũng là điều cấp thiết. Tuy vậy, đối với từng ngân hàng cụ thể thì lại phải có những chiến lược riêng, bất kì một ngân hàng nào cũng có những khách hàng truyền thống hoạt động trong một số lĩnh vực, tuỳ từng thời kì những khách hàng của ngân hàng có những nhu cầu vốn khác nhau, do đó muốn mở rộng hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngân hàng cũng phải có chiến lược mở rộng đối với những khách hàng mới có nhu cầu vốn trung, dài hạn.

- Năng lực của khách hàng

Đây là một trong những yếu tố mà các ngân hàng quan tâm trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Không phải bất kì khách hàng nào muốn vay vốn đều được cho vay mà ngân hàng phải tiến hành thẩm định kĩ càng các doanh nghiệp, cá nhân trên nhiều phương diện: năng lực tài chính, năng lực quản lí, dự án hiệu quả, khả năng trả nợ… rồi mới quyết định cho vay. Do vậy nhân tố này có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của khoản tín dụng, nếu khách hàng có năng lực mạnh trên nhiều phương diện có khả năng trả nợ đúng hạn thì chất lượng của khoản tín dụng cao còn ngược lại khách hàng mà không trả được nợ gây tổn thất cho ngân hàng thì khoản tín dụng này có chất lượng thấp.

Năng lực của khách hàng (chủ yếu đề cập là các doanh nghiệp) được thể hiện ở những mặt sau:

+ Năng lực tài chính: được thể hiện là doanh nghiệp làm ăn có lãi hay không, khả năng thanh khoản ra sao, vốn tự có của doanh nghiệp là bao nhiêu, tình hình nợ của doanh nghiệp là như thế nào… Nhìn chung năng lực tài chính của doanh nghiệp cao thì khả năng đáp ứng các yêu cầu của tín dụng càng lớn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

+ Năng lực quản lý: công tác quản lý trong doanh nghiệp luôn là một công tác quan trọng, nếu công tác quản lý mà không tốt, không có sự nhạy bén thì khi có sự biến đổi

trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp thì có rất nhiều khả năng các doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề. Thực tế đã chứng minh ở nhiều doanh nghiệp chỉ cần có sự thay đổi ở người điều hành công ty mà công ty từ chỗ sắp phá sản mà trở nên làm ăn có lãi. Năng lực quản lý được thể hiện ở năng lực của các nhân sự quản lý và sự phối hợp giữa các thành viên trong ban quản lý để tổ chức thực hiện các hoạt động của công ty.

+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp

Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều cần chiếm lĩnh thị trường có như vậy thì hàng hoá sản xuất ra mới tiêu thụ được, nếu hàng hoá mà sản xuất ra có tốt đến mấy mà người sử dụng không biết tới thì cũng chả có ý nghĩa gì. Do vậy, một doanh nghiệp mà thực hiện công tác thị trường tốt, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường là tốt thì khả năng đáp ứng các yêu cầu của tín dụng là cao, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng trung, dài hạn nói riêng.

+ Hiệu quả của dự án, phương án đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp

Khi xem xét việc cho vay ngoài các yếu tố về doanh nghiệp (như năng lực quản trị điều hành, uy tín, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp…) thì ngân hàng còn xem xét bản thân phương án đầu tư, dự án (sau đây gọi chung là dự án) có hiệu quả hay không, có mang tính khả thi hay không, doanh nghiệp sử dụng những nguồn vốn nào để thực hiện dự án, chi phí ra sao, xem xét các yếu tổ đầu vào đầu ra của dự án, có đảm bảo tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho doanh nghiệp hay không, sự hoạt động của dự án có đảm bảo cho việc trả nợ ngân hàng hay không… Nhìn chung dự án của doanh nghiệp có hiệu quả và đảm bảo trả nợ cho ngân hàng, chính điều này góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

+ Khả năng đáp ứng các điều kiện về tài sản đảm bảo

Ngoài trường hợp cho vay theo chỉ định của Nhà nước, hay cho vay với các khách hàng lâu năm có uy tín thì không cần tài sản đảm bảo. Còn các trường hợp khác ngân hàng đều yêu cầu về tài sản đảm bảo, nếu khách hàng đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo thì việc cấp tín dụng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, và chất lượng tín dụng phần nào dược bảo đảm.

- Một yếu tố nữa được xem xét đó là sự trung thực của khách hàng

Nhiều khách hàng cố tình chây ì trong việc trả nợ ngân hàng, có một số khách hàng còn thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Khi rơi vào các trường

hợp này thì rõ ràng các ngân hàng đã gặp phải rủi ro, chất lượng khoản tín dụng là thấp. Do vậy, ngân hàng cần tiến hành thẩm định kỹ càng trước khi cho vay để giảm thiểu rủi ro này.

b) Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố thuộc về khả năng, năng lực của ngân hàng luôn được coi là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng cũng là một trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do vậy muốn nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn cần quan tâm tới các nhân tố sau:

- Chính sách về tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng trong từng thời kì. Đối với từng thời kì ngân hàng có những chính sách tín dụng trung, dài hạn riêng, thí dụ như ở từng thời kì ngân hàng sẽ có những ưu tiên đối với một số lĩnh vực và hạn chế cho vay với một số ngành nào đó. Nếu khoản tín dụng trung, dài hạn mà đi ngược lại chính sách của ngân hàng thì khả năng gặp rủi ro là rất lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn

Ngân hàng không thể mở rộng cho vay với nhiều đối tượng khách hàng nếu nguồn vốn huy động trung, dài hạn là ít và khi đó ngân hàng sẽ bỏ qua rất nhiều các dự án có hiệu quả mà ngân hàng không thể tham gia do không đủ nguồn vốn trung, dài hạn (nếu lấy nguồn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thì ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng). Do đó muốn mở rộng tín dụng trung, dài hạn, muốn nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn cần phải quan tâm tới cơ cấu nguồn vốn trung, dài hạn trong tổng nguồn vốn.

- Thông tin tín dụng

Chất lượng một khoản cho vay có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thông tin mà ngân hàng thu thập được về phía khách hàng. Nếu các thông tin thu thập được bằng nhiều nguồn khác nhau mà chính xác thì ngân hàng sẽ có những quyết định đúng. Ngược lại cho vay mà thiếu thông tin thì khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn.

- Sự hợp lý của qui trình và chất lượng thẩm định tín dụng trung, dài hạn

Nếu công tác thẩm định được tiến hành kỹ càng, chặt chẽ, đúng qui trình thẩm định thì sẽ giúp ngân hàng lựa chọn được những dự án khả thi, từ đó góp phần giảm được rủi ro, gây tổn thất cho ngân hàng.

- Kiểm soát tín dụng

Đây là khâu quan trọng sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng theo dõi giám sát doanh nghiệp sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, có đảm bảo được luồng

tiền về để trả nợ ngân hàng hay không. Nếu khâu này được làm tốt thì hạn chế rất nhiều các rủi ro có thể xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Trình độ công nghệ, trang thiết bị ngân hàng

Nếu một ngân hàng mà có các công nghệ trang thiết bị hiện đại thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng trung, dài hạn cũng vậy. Với máy móc hiện đại thì thuận lợi trong việc thu thập thông tin về khách hàng, nâng cao được chất lượng thẩm định các thủ tục khi cho vay sẽ được đơn giản hoá rất nhiều, rút ngắn được thời gian cho cả khách hàng lẫn ngân hàng… khi đó tạo điều kiện cho việc mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn.

- Trình độ cán bộ tín dụng

Bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào chứ không riêng gì lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng, yếu tố con người chính là vấn đề cốt lõi quyết định sự thành bại của hoạt động đó. Khi hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng cán bộ tín dụng ngày càng cao và luôn giữ đúng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Ngoài ra còn một số nhân tố khác như: các chính sách khách hàng, thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng, các thủ tục của ngân hàng khi cho vay, công tác tổ chức hoạt động tín dụng… ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn.

Trong chương 1 chuyên đề đã hệ thống hoá được những lý thuyết chung về: những hoạt động kinh doanh của NHTM; đặc trưng, vai trò, các loại hình của hoạt động tín dụng trung, dài hạn; khái niệm, đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn , trên cơ sở đó chương 2 sẽ đi sâu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tíndụng trung dài hạn tại chi nhánhngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội (Trang 25 - 31)