Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay trung, dài hạn 44

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tíndụng trung dài hạn tại chi nhánhngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác, trong hoạt động kinh doanh của mình cụ thể ở đây là hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro do không thể thu hồi được nợ. Vấn đề này được biểu hiện thông qua 2 chỉ tiêu sau nợ quá hạn, nợ xấu.

- Nợ quá hạn cho vay trung, dài hạn

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn trung, dài hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn trong tổng dư nợ trung, dài hạn là một trong các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung, dài hạn.

Trong những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của ngân hàng nợ quá hạn đã được hạn chế phát sinh đến mức thấp nhất (tỷ lệ nợ quá hạn luôn <1%).

Bảng 2.9: Nợ quá hạn trung, dài hạn xét trên tổng dư nợ trung, dài hạn

Đơn vị: triệu đ

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Thu nhập từ lãi cho vay

Trong đó:

Thu nhập từ lãi cho vay TDH

Thu nhập từ lãi cho vay ngắn hạn 275.941

Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 - 2006

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong những năm vừa qua thì nhìn chung tình hình nợ quá hạn trung, dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội là ở mức thấp và giảm đáng kể trong những năm vừa qua (giảm về lượng tuyệt đối và giảm cả về tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ trung, dài hạn) năm 2004 là 5.962 trđ, chiếm 0,72% đến năm 2005 còn 5.592 trđ (giảm 6,2% so với năm 2004), chiếm tỷ lệ 0,65% và cho đến năm 2006 chỉ còn 3.851 trđ (giảm 31,1% so với năm 2005), chiếm tỷ lệ 0,52% trong tổng dư nợ trung, dài hạn. Và nếu đem so sánh chỉ tiêu này của chi nhánh với chỉ tiêu trung bình của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (tỷ lệ nợ quá hạn TDH/ tổng dư nợ TDH trung bình của cả hệ thống năm 2006 là 1,88%). Đây là một trong những thành công lớn của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình.

Theo dõi biểu đồ dưới đây, ta có thể thấy tình hình nợ quá hạn trung, dài hạn của Chi nhánh giảm qua các năm 2004, 2005, 2006.

Biểu đồ 2.10: Nợ quá hạn trung, dài hạn qua các năm

Triệu đồng 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 5962 2004 2005 2006 Năm

Nợ quá hạn trung dài hạn

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chỉ tiêu 5592 3851

Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 – 2006

- Tình hình nợ xấu trung, dài hạn:

Ngoài chỉ tiêu nợ quá hạn để xem xét chất lượng hoạt động tín dụng trung, dài hạn, thì chỉ tiêu nợ xấu trung, dài hạn và tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn trên tổng dư nợ trung, dài hạn cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Việc xác định nợ xấu trong năm 2004, 2005, 2006 vẫn được thực hiện theo điều 6 của QĐ 493 còn trong năm 2007 và những năm tiếp theo ngân hàng sẽ xác định theo điều 7 của quyết định này.

Bảng 2.11: Nợ xấu trung, dài hạn xét trên tổng dư nợ trung, dài hạn

Đơn vị: triệu đ

Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 - 2006

Xem xét tình hình nợ xấu ta thấy phù hợp với những phân tích về tình hình nợ quá hạn. Năm 2004: nợ xấu trung, dài hạn là 45.560 trđ chiếm 5,25% đến năm 2005 còn là 26.977 trđ chiếm 3,1% và đến năm 2006 chỉ còn là 8.877 trđ chiếm 1,2 % tổng dư nợ trung, dài hạn. Nhìn chung tình hình nợ xấu trung, dài hạn của ngân hàng là chấp nhận được. Nguyên nhân của tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trung, dài hạn thấp:Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chỉ tiêu Số tiền %

+ Là do Chi nhánh đã chủ động tìm hiểu, đánh giá hiệu quả của dự án. Các dự án hiệu quả thì sẽ không gây phát sinh nợ quá hạn cho ngân hàng. Mặt khác cũng do cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng tạo thêm sự tự chủ cho ngân hàng, Chi nhánh có thể từ chối các dự án nằm trong kế hoạch của Nhà nước nếu ngân hàng xét thấy là không hiệu quả.

+ Trong thời gian qua hiệu lực quản lý và kỷ cương điều hành trong hoạt động tín dụng được tăng cường. Thực hiện đúng qui chế, qui trình nghiệp vụ, uỷ quyền, phán quyết và các giới hạn cơ cấu tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.

+ Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, đồng thời còn kết hợp với các đoàn thanh, kiểm tra trong và ngoài ngành phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, trong những năm vừa qua, Chi nhánh tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu rà soát lại các hồ sơ pháp lý cho đến qui trình cho vay để giảm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Tuy vậy tốc độ xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trung, dài hạn còn khá chậm đó là do: có một số khoản nợ từ thời kỳ trước để lại cho vay dưới hình thức tín chấp hoặc việc phát mại tài sản gặp rất nhiều khó khăn vì phải liên quan tới nhiều cơ quan tổ chức khác nhau. Và Chi nhánh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng với ngân hàng trong việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tíndụng trung dài hạn tại chi nhánhngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội (Trang 45 - 48)