Đơn vị tính: đồng
Stt Tên CTCK Lợi nhuận sau thuế năm 2010
1 CTCP Chứng khoán Kim Long (172.818.860.275)
2 CTCP Chứng khoán Bảo Việt (92.731.310.610)
3 CTCP Chứng khoán Gia Quyền
(Nay là CTCP Chứng khoán Kis Việt Nam) (57.582.310.452)
4 CTCP Chứng khoán Hải Phịng (48.715.139.299)
5 CTCP Chứng khốn VINA (35.441.217.463)
6 CTCP Chứng khoán Ngân hàng
Phát triển nhà Đồng bằng Sơng Cửu Long (26.381.308.077)
7 CTCP Chứng khốn Sao Việt (21.327.497.807)
8 CTCP Chứng khoán Mirae Asset (18.146.747.585)
9 CTCP Chứng khốn Tầm Nhìn (12.697.639.437)
10 CTCP Chứng khốn Sen Vàng (12.201.237.082)
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các cơng ty đã kiểm tốn năm 2010 của tác giả)
Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu của một số CTCK đã giảm thấp hơn vốn điều lệ cho thấy giá trị cổ đông đã suy giảm đáng kể.
Bảng 2.9. Top 10 CTCK có mức chênh lệch âm cao nhất giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ cuối năm 2010 tại Việt Nam
Đơn vị tính: đồng
Stt Tên CTCK Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu
Chênh lệch (Vốn chủ sở hữu
- Vốn điều lệ)
1 CTCP Chứng khoán VINA 185.000.000.000 58.836.801.754 (126.163.198.246) 2 CTCP Chứng khoán phố Wall 503.000.000.000 401.806.024.619 (101.193.975.381) 3 CTCP Chứng khoán Âu Việt 360.000.000.000 266.717.931.444 (93.282.068.556) 4 CTCP Chứng khốn Thành Cơng 360.000.000.000 284.330.331.935 (75.669.668.065) 5 CTCP Chứng khoán Nam An 140.000.000.000 75.441.185.364 (64.558.814.636) 6 CTCP Chứng khoán Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long 170.000.000.000 115.895.647.728 (54.104.352.272) 7 CTCP Chứng khoán Hà Thành 150.000.000.000 99.109.110.720 (50.890.889.280) 8 CTCP Chứng khoán Eurocapital 150.000.000.000 102.285.768.419 (47.714.231.581) 9 CTCP Chứng khốn Hải Phịng 401.306.200.000 353.771.868.459 (47.534.331.541)
10 CTCP Chứng khoán Sen Vàng 135.000.000.000 91.440.869.909 (43.559.130.091)
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2010 của tác giả)
Hoạt động của phần lớn các CTCK không hiệu quả đã làm cho các chủ sở hữu suy nghĩ đến việc thoái vốn. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay thì việc thối vốn không phải đơn giản như trước đây là bán lại cổ phần cho các cổ đông hiện hữu của cơng ty. Do đó, buộc các cổ đơng trong cơng ty phải tìm kiếm các đối tác bên ngồi
để chuyển nhượng lại, trong đó mục tiêu hướng đến là các Ngân hàng thương mại
chưa có cơng ty con là CTCK. Qua trao đổi thực tế với đại diện một số CTCK thì hiện nay chủ sở hữu của các CTCK nhỏ, có tình hình hoạt động gặp khó khăn trong thời gian qua và tài chính thấp có ý định tìm kiếm đối tác chiến lược là các Ngân
hàng thương mại.
2.4. LỢI ÍCH CỦA VIỆC MUA LẠI CTCK XÉT TRÊN GÓC ĐỘ CỦA SCB
Qua khảo sát thực tế thì có đến 77 người cho rằng hoạt động đầu tư tài chính của các Ngân hàng TMCP phát triển thông qua công ty con của Ngân hàng. Điều đó lại một lần nữa khẳng định vì những hạn chế của luật định buộc các Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động vốn mang lại nhiều lợi nhuận thơng qua các hình thức khác hình
thức truyền thống hiện nay.
Biểu đồ 2.11. Dự báo hình thức thực hiện hoạt động đầu tư tài chính phát triển trong tương lai của Ngân hàng thương mại
Ngoài những lý do trên thì lợi ích từ việc mua lại CTCK cũng là một động lực thúc đẩy SCB cân nhắc đến khả năng mua lại CTCK trong định hướng hoạt động
sắp tới, cụ thể:
2.4.1. Thứ nhất, so sánh giữa thành lập mới và mua lại CTCK
Sau đây là bảng so sánh giữa mua lại và thành lập CTCK mới
Bảng 2.10. So sánh ưu, nhược điểm chính của việc mua lại và thành lập mới CTCK Hình
thức Ưu điểm Nhược điểm
Thành lập mới
- Cho phép SCB tạo ra những tài sản hồn tồn phù hợp với chiến lược và tình hình kinh doanh hiện thời của Ngân hàng.
- Thường tốn ít chi phí hơn hoặc ít nhất cho phép chi phí được rải
đều trong suốt q trình thực
hiện.
- SCB linh động hơn trong việc tạo ra những thay đổi trong suốt quá trình xây dựng tương ứng
với những thay đổi trong nhu cầu của mình.
- Hồn tồn nằm dưới sự kiểm soát của Ngân hàng, phụ thuộc vào nguồn lực tài chính sẽ định
hướng phát triển trong tương lai
- Mất nhiều thời gian: việc thành lập một CTCK mất khá nhiều thời gian từ giai đoạn chuẩn bị, xin cấp phép và đi vào vận hành có thể hoạt động
được là một chuỗi thời gian
dài. Bên cạnh đó, hiện nay
việc cấp phép thành lập mới CTCK khơng được nhà nước khuyến khích nên đây sẽ là vấn đề nan giải cho SCB khi
muốn thành lập CTCK.
- Tốn kém những chi phí trong giai đoạn thành lập công ty.
- Gây phân tán trong hoạt động
sản xuất kinh doanh chính: để thành lập CTCK mới, SCB buộc phải phân tán bớt một nguồn lực đáng kể để tham
Hình
thức Ưu điểm Nhược điểm
cạnh đó, mất nhiều thời gian
suy nghĩ, họp bàn của Ban lãnh đạo nên hoạt động kinh
doanh chính chắc chắn sẽ bị sao nhãng một phần.
- Điều đáng lưu ý là hiện nay
việc cấp phép thành lập mới CTCK đã tạm ngưng nên
trong giai đoạn này muốn xin cấp phép cũng khó khả thi. Mua lại cơng ty đã hoạt động sẵn
- Thời gian thực hiện nhanh, tốn rất ít thời gian cho nên mua lại cơng ty sẵn có sẽ có lợi về tốc độ mà thành lập mới khơng có được. - Tiếp cận các nguồn lực sẵn có một cách dễ dàng (con người, công nghệ, khách hàng, thị phần…)
- Chi phí mua lại thường cao và phải thanh tốn một lần. Tuy nhiên, khi TTCK gặp khó khăn trong giai đoạn hiện nay thì đây chính là cơ hội để công ty biến nhuợc điểm
thành ưu điểm so với việc
thành lập mới
- Sự khác biệt giữa SCB và CTCK được mua lại là một
vấn đáng lưu tâm. Nếu không giải quyết tốt giai đoạn này sẽ gặp thất bại khá nặng nề. Tuy nhiên, CTCK cũng hoạt động
trong lĩnh vực tài chính và hiện nay SCB cũng đã tham
Hình
thức Ưu điểm Nhược điểm
Chứng khoán Tân Việt nên khác biệt này không quá lớn và không phải khơng có giải pháp để khắc phục.
- Khơng chắc chắn, đặc biệt là
các khoản nợ tiềm ẩn mà bên bán cố tình che dấu là một trong những vấn đề nằm
ngồi tầm kiểm sốt của SCB.
Từ việc so sánh trên, nhận thấy rằng một trong những ưu điểm lớn nhất của việc
mua lại CTCK là tiết kiệm được thời gian thành lập và những chi phí cho việc xin giấy phép thành lập. Với sự phát triển một cách nhanh chóng như hiện nay, đặc biệt khu vực tăng trưởng mạnh như Việt Nam thì thời gian là vấn đề quan trọng
nên việc mua lại CTCK dường như là sự lựa chọn khôn ngoan cho những Ngân hàng thương mại chưa có CTCK nói chung và SCB nói riêng.
2.4.2. Thứ hai, so với các loại hình doanh nghiệp khác cùng tính chất hoạt
động trong lĩnh vực đầu tư tài chính thì CTCK có số lượng khá lớn, tạo ra
nguồn cung dồi dào là điều kiện cho SCB có sự lựa chọn và sàng lọc.
Bảng 2.11. Số lượng các loại hình cơng ty có hoạt động đầu tư tài chính tại Việt Nam đến 31/12/2010
STT Loại hình Số lượng
1 Cơng ty chứng khốn 105
2 Cơng ty quản lý quỹ 47
3 Công ty đầu tư chứng khốn 0
4 Cơng ty tài chính 17
5 Công ty bảo hiểm 42
Trên TTCK Việt Nam hiện nay có 05 loại hình cơng ty có thể thực hiện hoạt
động đầu tư tài chính là CTCK, Công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khốn,
cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm. Cơng ty đầu tư chứng khốn là một khái niệm còn khá mới mẻ, chỉ mới được đề cập trong Luật chứng khoán nên trên thị trường
hiện nay chưa có cơng ty nào hoạt động. Cịn hai loại hình cơng ty quản lý quỹ hoặc cơng ty tài chính thì khá hạn chế và chủ yếu do các tổ chức tài chính lớn, các tổng cơng ty nhà nước lập ra để phục vụ cho hoạt động của những đơn vị này nên việc
mua lại các đối tượng này sẽ khơng khả thi. Trong khi đó, các cơng ty bảo hiểm chỉ tập trung phát triển các sản phẩm bảo hiểm do đang trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường nên chưa quan tâm đến mảng đầu tư tài chính. Cịn lại, CTCK với 105
cơng ty hiện đang hoạt động là nguồn cung dồi dào cho một quyết định mua lại
CTCK của trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, với tình trạng hoạt động hiện nay của các CTCK thì nhu cầu bán sẽ rất cao. Với TTCK hiện tại cùng với nguồn cung khá lớn thì đây là điều kiện thuận lợi để các Ngân hàng thương mại chưa có CTCK nói chung và SCB nói riêng có thể xem xét, lựa chọn và mua lại một CTCK phù hợp với nhu cầu phát triển của mình với một mức giá hợp lý.
2.4.3. Thứ ba, những lợi ích do CTCK mang lại cho Ngân hàng mẹ sau khi
được mua lại
- CTCK là công cụ giúp thu hút một lượng tiền gửi đáng kể từ các nhà đầu tư vào tài khoản của ngân hàng. Quy mô của TTCK hiện tại chiếm tỷ trọng thấp so với GDP, khi quy mô thị trường tăng lên gấp đôi GDP của Việt Nam thì chắc chắn giá trị giao dịch sẽ tăng lên tương ứng, lúc đó lượng tiền gửi sẽ lớn hơn rất nhiều.
- Phí giao dịch của TTCK Việt Nam khá thấp. Nếu nhìn qua biểu phí giao dịch của những TTCK phát triển có thể thấy phí giao dịch của họ rất cao (1% đến 2%), trong khi ở Việt Nam thì giao động từ 0,15%-0,4% cho một giao dịch. Khi TTCK có điều kiện phát triển và xu hướng sáp nhập thực sự diễn ra làm số lượng công ty giảm xuống; lúc đó phí giao dịch sẽ đóng góp đáng kể vào nguồn thu của các Ngân hàng thông qua CTCK.
- CTCK là cửa ngõ thu hút thêm những đồng vốn với lãi suất thấp (thường các nhà đầu tư duy trì tiền trong tài khoản để đầu tư nên hưởng lãi suất khơng kỳ hạn); trong khi đó CTCK là trung gian để cho vay với lãi suất cao nhất thị trường (hiện nay, cho vay kinh doanh chứng khoán bị siết chặt nên lãi suất cho vay kinh doanh chứng khoán cao nhất, vượt qua cả cho vay thương mại và bất động sản).
- Lợi thế tiếp xúc với các cơ hội đầu tư tốt của CTCK khá cao. Ngồi ra, khi
muốn thối vốn đầu tư thì CTCK có nhiều điều kiện thuận lợi để thoái vốn đầu tư hiệu quả hơn.
Từ những phân tích trên cho thấy mua lại CTCK là một trong những giải pháp khả thi để đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính của SCB. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng
đây không phải là lựa chọn duy nhất, tùy quan điểm của Ban lãnh đạo Ngân hàng
cũng như nguồn lực sẵn có, việc lựa chọn hình thức nhằm đảm bảo hiệu quả sau khi mua lại.
2.4.4. Bước đệm để hướng đến một Tập đồn tài chính lớn: Hiện nay, các Ngân
hàng lớn như Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín…đều hướng đến mục tiêu trở thành Tập đồn tài chính với đầy đủ các lĩnh vực Ngân hàng-Bảo hiểm-Chứng khoán. Do đó, SCB muốn có vị trí trong top 5 ngân hàng lớn nhất như tầm nhìn chiến lược là trở thành một trong năm ngân hàng lớn nhất thì ngay từ bây giờ, việc mua lại một CTCK trong điều kiện thuận lợi sẽ giúp cho SCB rút ngắn thời gian xây dựng một tập đồn tài chính vững mạnh để cạnh
tranh lại với các tổ chức tài chính khác.
2.5. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC MUA LẠI CTCK CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
Mua lại CTCK bản chất cũng là một hoạt động đầu tư tài chính nhưng hoạt động này khác biệt ở chỗ nó thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động đầu tư tài
chính khác và nó mang tính chất chiến lược dài hạn cho nên cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng. Ngồi những lợi ích từ việc mua lại CTCK như đã phân tích ở trên, thì việc quyết định mua lại CTCK trong giai đoạn hiện nay cũng gặp phải những
hạn chế nhất định và cũng chính những hạn chế này phần nào gây khó khăn cho
hoạt động này của SCB.
Biểu đồ 2.12. Kết quả khảo sát về những khó khăn mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ gặp phải khi quyết định mua lại CTCK
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Qua kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy trong 100 người được khảo sát thì có đến 96 người đồng tình với quan điểm cho rằng khó khăn mà các Ngân hàng
thương mại gặp phải khi quyết định mua lại CTCK là do những hạn chế của quy định pháp luật, đặc biệt là những hạn chế về tỷ lệ sở hữu cổ phần của các Ngân
hàng thương mại trong các công ty cổ phần theo quyết định của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng nhà nước quy định về tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín
dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, khó khăn về mặt pháp lý chưa rõ ràng cũng như tiềm lực tài chính của các Ngân hàng thương mại trong nước cịn yếu nên khó đáp ứng được yêu cầu của bản thân Ngân hàng và CTCK cũng là
những khó khăn mà các Ngân hàng cần phải quan tâm.
2.5.1. Những hạn chế về quy định pháp lý chưa rõ ràng
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có quy định cụ thể về việc mua lại ngân hàng thương mại chứ thực sự chưa có quy định cụ thể nào về việc mua lại công ty con
nói chung trong đó có CTCK nói riêng. Hoạt động mua lại một phần tài sản hoặc
một phần cổ phần cũng có quy định trong Luật các tổ chức tín dụng nhưng hạn chế tỷ lệ tối thiểu từ 11% vốn điều lệ của tổ chức được mua lại trở xuống; trên 11% phải xin phép Ngân hàng nhà nước nhưng chưa quy định rõ các điều kiện, hồ sơ thủ tục liên quan đến việc xin phép này nên đây cũng là một vấn đề còn đang bị bỏ ngỏ và cần phải hoàn thiện hơn nữa.
Biểu đồ 2.13. Kết quả khảo sát về khung pháp lý của Việt Nam
để các Ngân hàng thương mại thực hiện việc mua lại CTCK
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
2.5.2. Hạn chế về nguồn lực tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Nếu loại trừ các Ngân hàng quốc doanh hoặc mới được cổ phần hố từ ngân
hàng quốc doanh có vốn điều lệ lớn thì hầu như những ngân hàng thương mại cịn lại đều chung một áp lực, đó là đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định
(3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011). Với áp lực đó, khơng chỉ những ngân hàng
chưa đủ vốn phải chạy đua để huy động vốn từ cổ đông mà ngay cả những ngân
hàng lớn cũng phải tăng vốn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó,
TTCK diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi đã làm cho cuộc chạy đua này
gặp khá nhiều khó khăn và quyết liệt hơn bao giờ hết.
Theo điều 102 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy định “Ngân
hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ
phần...”, với những khó khăn trong việc tăng vốn cùng với những hạn chế của pháp luật, chuẩn bị một nguồn vốn để mua lại CTCK là khó khăn khá lớn của SCB.
Đến 31/12/2010, vốn điều lệ và quỹ dự trữ của SCB là 4.359.869 triệu đồng,
tổng mức góp vốn, mua cổ phần theo quy định là 1.743.947,6 triệu đồng. Theo đó,
đến 31/12/2011, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của SCB là 931.143 triệu đồng;
như vậy tổng số tiền mà SCB có thể dùng để mua lại một CTCK (với điều kiện
khơng tăng thêm bất kỳ một khoản góp vốn, mua cổ phần nào nữa) là 812.807,6 triệu đồng. Thông thường, khi góp vốn vào một doanh nghiệp thì để đảm bảo tỷ lệ góp vốn ban đầu, khi cơng ty có sự tăng vốn thì SCB phải góp thêm. Nếu vốn điều lệ vẫn không tăng kịp theo tiến độ tăng vốn của các cơng ty thì số tiền trên ngày
càng thấp. Với số vốn ít thì chỉ mua được những CTCK có quy mơ nhỏ, mà những cơng ty này có kết quả kinh doanh cũng như thị phần khá khiêm tốn nên SCB sẽ