- Có sự liên quan giữa ung thư cổ tử cung với việc phụ nữ có chồng hút thuốc lá, có quan hệ tình dục từ 2 bạn tình trở lên, có thai lần đầu dưới 22 tuổi, chưa mãn kinh, có tiền sử sảy thai, phẫu thuật cắt buồng trứng, nạo hút thai và viêm nhiễm đường sinh dục. Những phụ nữ phơi nhiễm với các yếu tố trên có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với các phụ nữ khác trong khoảng từ 1,26 - 2,45 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Không tìm thấy bằng chứng về liên quan giữa ung thư cổ tử cung với việc phụ nữ có ăn trầu, số con hiện có, tiền sử mổ đẻ, thai lưu, viêm âm đạo do trùng roi, điều trị hoóc-môn sau mãn kinh, sử dụng vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai và triệt sản bằng thắt vòi trứng (vòi Fallopian).
- Không tìm thấy bằng chứng về liên quan giữa ung thư cổ tử cung với việc phụ nữ triệt sản bằng Quinacrine.
KIẾN NGHỊ
1. Phổ biến rộng rãi lợi ích của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư cổ tử cung để phát huy hiệu quả của việc điều trị sớm vì phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung thuộc loại ung thư dạng biểu mô vảy không sừng hóa, có đặc tính nếu được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có hiệu quả cao.
2. Cần tăng cường chính sách hỗ trợ về chăm sóc y tế cho người nghèo, người thu nhập thấp để tăng tỷ lệ phụ nữ nông thôn có thẻ bảo hiểm y tế, có khả năng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả của việc phòng chống ung thư cổ tử cung.
3. Tăng cường công tác truyền thông cho cả nam giới và nữ giới trong cộng đồng về các nội dung ưu tiên như: vận động người chồng không hút thuốc lá, phụ nữ không quan hệ tình dục sớm, không có thai sớm, không quan hệ tình dục với nhiều người, tránh nạo hút thai, phòng và điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.