BÀN LUẬN 4.1 Thực trạng ung thư cổ tử cung

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh phía bắc tóm tắt luận án (Trang 31 - 32)

4.1. Thực trạng ung thư cổ tử cung

Tỷ lệ phụ nữ bị ung thư CTC có thẻ bảo hiểm y tế trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ chiếm 28,6%. Đây là điều đáng quan tâm bởi lẽ không có bảo hiểm y tế dẫn đến khả năng chi trả cho khám chữa bệnh nói chung, ung thư CTC nói riêng đối với các phụ nữ trở lên khó khăn rất nhiều, đặc biệt là phụ nữ là nông dân, có thu nhập thấp, sống xa các trung tâm y tế lớn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong số các trường hợp ung thư CTC phát hiện được, số ca ung thư loại biểu mô vảy không sừng hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (66,6%). Kết quả này phù hợp với phát hiện của tác giả Robert J Kurman, theo đó ung thư CTC là một dạng ung thư ác tính hình thành ở các mô của CTC; loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy. Vì ung thư vảy có đặc tính liên quan tới sự hiện diện và gây bệnh của vi-rút HPV cho nên việc đa số phụ nữ trong nghiên cứu của tác giả luận án mắc ung thư CTC thuộc loại này cho thấy khả năng mang lại hiệu quả cao đối với việc tiêm phòng vắc-xin phòng vi- rút HPV để phòng ngừa ung thư CTC đang được triển khai ở nước ta.

Kết quả trong nghiên cứu của đề tài cho thấy tỷ lệ hiện mắc ung thư CTC của phụ nữ thuộc diện nghiên cứu tại thời điểm điều tra tính chung cho 12 tỉnh nghiên cứu khi so sánh với tỷ lệ ung thư CTC do Bộ Y tế công bố trong Niên giám thống kê y tế 2003 có thấp hơn một chút (6,4/100.000 so với 7,6/100.000 phụ nữ). Lý do hàng đầu có thể do số ca ung thư CTC trong đề tài chỉ được tính trong đối tượng phụ nữ thuộc diện nghiên cứu mà chưa đại diện hết cho toàn bộ phụ nữ của toàn bộ cộng đồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh phía bắc tóm tắt luận án (Trang 31 - 32)