Các yếu tố liên quan tới ung thư cổ tử cung

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh phía bắc tóm tắt luận án (Trang 32 - 35)

Việc hút thuốc lá thụ động có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư CTC của phụ nữ, đối tượng có chồng hút thuốc lá có tỷ lệ mắc cao hơn gấp đôi so với người có chồng không hút thuốc lá (68,7% so với 31,3% trong nghiên cứu của tác giả luận án. Phát hiện này phù hợp với phát hiện trong nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trước đó. Trong nghiên cứu của tác giả luận án trong khi không tìm thấy sự liên hệ giữa ung thư CTC với việc phụ nữ hút thuốc lá chủ động của phụ nữ thì việc phụ nữ hút thuốc lá thụ động lại được tìm thấy có mối liên hệ với ung thư CTC. Lý do là tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá thụ động trong nghiên cứu của tác giả luận án cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ hút thuốc lá chủ động. Phụ nữ hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động có thể liên quan đến ung thư CTC bởi vì các thành phần khói thuốc lá sẽ được chuyển đến và có mặt ở chất nhầy CTC trở thành tác nhân gây ung thư hoặc tương tác với các chất gây ung thư của vi-rút HPV tại CTC. Mặt khác, chồng hoặc bạn tình của người phụ nữ hút thuốc lá dẫn đến việc xuất hiện chất gây ung thư trong tinh dịch của họ và khi giao hợp với người phụ nữ các chất này tác dụng trực tiếp tiếp xúc với màng nhầy CTC và có thể đóng một vai trò trong sinh bệnh học của ung thư CTC.

Tuổi có thai lần đầu <22 đã được xác định trong nghiên cứu của tác giả luận án là một yếu tố liên quan tới ung thư CTC. Chính vì vậy nên cần thiết phải thực hiện tuyên truyền, vận động để các phụ nữ nên bắt đầu có thai và sinh con khi 22 tuổi trở lên sẽ góp phần làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư CTC. Bên cạnh đó, những phụ nữ chung sống với ít nhất 2 bạn tình/chồng có nguy cơ mắc ung thư CTC cao gấp 3,03 lần so với nhóm phụ nữ chỉ chung sống với 1 chồng hoặc bạn tình. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Phát hiện này của tác giả luận án phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu đã thực hiện trước đó như trong nghiên cứu của Biswas L. và De Sanjose S.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy những phụ nữ đã từng sảy thai có nguy cơ mắc ung thư CTC cao gấp 1,37 lần so với nhóm phụ nữ không sảy thai; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, không phát hiện thấy có sự liên quan giữa số lần sảy thai với ung thư CTC. Kết quả nghiên cứu của Bùi Diệu cũng cho tỷ lệ tương ứng, có 60,7% bị mắc bệnh ung thư CTC nếu tiền sử có nạo sảy thai so với nhóm không có tiền sử nạo sảy thai mắc bệnh ung thư CTC thấp hơn hẳn, chiếm 39,3%. Bên cạnh đó tình trạng kinh nguyệt cũng là là yếu tố liên quan đến ung thư CTC; kết quả nghiên cứu của tác giả luận án qua phân tích đơn biến và cả ở phân thích đa biến đều cho thấy mối liên quan này khá chặt chẽ (p<0,05). Phát hiện này cũng phù hợp với nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng ung thư CTC được thực hiện tại Bệnh viện K Hà Nội, theo đó ung thư CTC tập trung chủ yếu ở phụ nữ còn kinh nguyệt.

Trong nghiên cứu của tác giả luận án, tỷ lệ phụ nữ có phẫu thuật cắt buồng trứng đối với nhóm bệnh là 5,4%, đối với nhóm chứng là 2,5%. Kết quả phân tích đơn biến và đa biến đều cho thấy có mối liên

quan chặt chẽ giữa cắt buồng trứng và ung thư CTC (p<0,05). Những phụ nữ cắt buồng trứng có nguy cơ bị cắt tử cung bị ung thư CTC cao gấp 2,3 lần so với phụ nữ không cắt buồng trứng.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư CTC ở những phụ nữ đã từng làm thủ thuật nạo hút thai từ 2 lần trở lên cao hơn gần gấp 2 lần so với những phụ nữ chỉ nạo hút thai 1 lần và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này cho thấy sự cần thiết của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để người phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục để tránh có thai ngoài ý muốn có thể dẫn đến nạo hút thai và tăng nguy cơ bị ung thư CTC. Về liên quan giữa một số yếu tố khác với ung thư cổ tử cung, việc thụt rửa âm đạo ở phụ nữ chỉ là biến trung gian hay biến nhiễu trong việc phân tích mối liên hệ với ung thư CTC; trong khi đó viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư CTC ở phụ nữ.

Kết quả nghiên cứu của tác giả luận án cho thấy có 1,5% đối tượng ở nhóm bệnh có sử dụng biện pháp triệt sản bằng Quinacrine, tỷ lệ này ở nhóm chứng là 1,0%. Phân tích thống kê đơn biến và đa biến đều cho kết quả không có mối liên quan giữa ung thư CTC với việc sử dụng phương pháp triệt sản bằng Quinacrine ở phụ nữ (p>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với kết nghiên cứu của Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI) tiến hành tại Chi-lê.

Đề tài đã áp dụng hai phương pháp kiểm định mối liên quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc (ung thư CTC) bao gồm kiểm định qua phân tích đơn biến và kiểm định qua phân tích đa biến. Mục đích tiến hành phân tích đa biến nhằm phát hiện ra các biến nhiễu để loại trừ ra khỏi các yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư CTC. Kết quả tác giả luận án đã phát hiện được một số biến sau là các biến nhiễu,

không có mối liên quan đến ung thư CTC ở phụ nữ, bao gồm: Tuổi quan hệ tình dục lần đầu của người phụ nữ, việc đã từng mang thai, tuổi có kinh nguyệt lần đầu, đã từng bị viêm âm đạo do trùng roi; đây là yếu tố khi phân tích đơn biến có sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc ở nhóm bệnh và nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê nhưng kết quả phân tích đa biến không cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Sau khi đã xét đến tác động của các yếu tố còn lại trogng mô hình hồi quy logistic thấy rằng mức độ liên quan giữa các yếu tố trên với ung thư cổ tử cung (OR hiệu chỉnh) đều có giảm đi một chút so với OR thô. Độ mạnh của sự kết hợp (OR hiệu chỉnh) giữa các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kế với ung thư CTC dao động trong khoảng từ 1,26 -2,45 lần.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và phân tích 611 ca bệnh ung thư cổ tử cung và 1833 ca chứng tại địa bàn 12 tỉnh phía Bắc trong quãng thời gian 2001-2006, tác giả luận án đưa ra các kết luận sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh phía bắc tóm tắt luận án (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w