Tình hình SX KD của công ty:

Một phần của tài liệu Các đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật của công ty Xi măng Hoàng Thạch (Trang 26 - 29)

IV- TÌNH HÌNH, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH:

1.Tình hình SX KD của công ty:

Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, ta thông qua các chỉ tiêu về: Sản lượng sản xuất; Sản lượng sản phẩm tiêu thụ; doanh thu; nộp ngân sách; lợi nhuận; thu nhập bình quân đầu người...

Ta có bảng số liệu thống kê như sau:

Bảng 4.1: Thống kê tình hình SX KD

của công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2002 - 2006 Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 1. Số lượng sản xuất Clanke (tấn). 1.987.802 2.018.700 2.160.200 2.186.163 2.068.138 2. Sản lượng tiêu thụ (tấn). 2.980.200 3.521.800 3.803.340 3.534.250 3.567.918 3. Doanh thu (tỷ đồng). 1.731 2.096,5 2.289 2233 2.320 4. Nộp NSNN (tỷ đồng). 180,8 152,8 128 136 155 5. Lợi nhuận (tỷ đồng). 229,4 231,4 222 310 320 6. Thu nhập BQ (đồng/người/tháng) 2.508.659 2.798.929 3.080.000 3.251.000 3.300.000

(Nguồn: Phòng điều hành trung tâm - Phòng kế hoạch).

* Về sản lượng sản xuất và tiêu thụ:

Biểu đồ cột về sản lượng sản xuất và tiêu thụ:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy sản lượng sản xuất qua các năm của công ty hầu như đều gia tăng. Điều này là do công ty có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, công ty ngày càng sản xuất được các chủng loại xi măng mác cao, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, mẫu mã phong phú, phức tạp hơn... Bên cạnh đó CBCNV trong công ty luôn phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm so với NQĐH đề ra và kế

kế hoạch sửa chữa đồng bộ lò nung số 1 (xây theo phương pháp mới: thay toàn bộ guốc bệ 2 và bệ 3, tận dụng khí thải clanke của lò 2 đưa vào ống gió cửa vòi phun số 1, nghiệm thu và đưa mái che lò nung số 1), làm cho lò nung 1 đã đạt kỉ lục về thời gian chạy lò dài nhất kể từ trước đó - đạt 208 ngày. Và công ty đã áp dụng tiến bộ KHKT vào quản lý: Xuất clanke bằng cân điện tử thay cho việc đo mướn nước làm giảm hao hụt, mang lại hiệu quả kinh tế cao...

* Doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm, với nhịp độ tăng trưởng khoảng 8,5%/năm, đảm bảo theo đúng chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Riêng có năm 1999, doanh thu có giảm vì công ty thực hiện cơ chế cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước, tách hai bộ phận của công ty ra hoạt động độc lập, vì thế doanh thu cũng bị tách theo.

Lợi nhuận cũng có biểu hiện bất thường vào năm 2004 (giảm 11,4 tỷ đồng) là vì các lý do sau:

+ Do giá đầu vào tăng vì lượng clanke sản xuất được không đáp ứng được nhu cầu sản xuất xi măng của công ty, vì thế công ty phải nhập ở một số công ty khác với giá cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra sản xuất clanke. Trong khi đó, giá sản phẩm lại không được phép tăng, điều đó tất nhiên sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm.

+ Giai đoạn 2003 - 2004: Công ty thực hiện kế hoạch chuyển tiếp lợi nhuận theo chỉ đạo của tổng công ty xi măng Việt Nam, tức là: Thực hiện liên doanh, liên kết với các công ty kém phát triển hơn trong tổng công ty như: Công ty xi măng Hoàng Mai, công ty xi măng Hà Tiên... Để đảm bảo sự phát triển đồng đều trong tổng công ty.

Biể đồ cột về doanh thu và lợi nhuận của công ty:

* Hàng năm công ty nộp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Số tiền này thay đổi tuỳ theo chính sách của Nhà nước, của tổng công ty và của công ty, thường theo xu hướng năm sau thấp hơn năm trước.

*Về thu nhập bình quân đầu người: Việc sản xuất và kinh doanh phát triển đã tạo điều kiện cho việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho CBCNV.

Thu nhập BQ đầu người hàng tháng qua các năm đều tăng từ 1,2% đến 1,5%, với mức thu nhập khá cao, dự tính đến năm 2007 là 3,5 triệu đồng/người/tháng. Điều này chứng tỏ công ty đã rất quan tâm đến người lao động, từ thu nhập đến các hoạt động xã hội, chế độ khen thưởng và công tác đào tạo...

Tóm lại, tất cả những điều trên đều minh chứng cho sự phát triển không ngừng của "con sư tử" xi măng Hoàng Thạch, xứng đáng là những đứa con đầu đàn của ngành xi măng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật của công ty Xi măng Hoàng Thạch (Trang 26 - 29)