mại Việt Nam
Từ kinh nghiệm quản lý RRTD của các ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới, có thể rút ra những bài học hữu ích cho hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín
dụng, cần quan tâm khách hàng chủ yếu dựa trên khả năng trả nợ, dịng tiền thuần, thiện chí trả nợ tài sản bảo đảm…
Thứ hai, phải đẩy mạnh đầu tư phát triển cơng nghệ ngân hàng đồng bộ để
có thể thu thập, cập nhật thông tin tạo cơ sở dữ liệu thơng tin đa dạng với các mơ hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng.
Kết luận chương 1:
Rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác của ngân hàng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Việc xây dựng chiến thuật “phòng chống rủi ro” sau khi đánh giá mức độ rủi ro của mỗi nghiệp vụ cụ thể là tất yếu, tuy nhiên việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể.
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có yếu tố chủ quan từ phía khách hàng vay và ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ mơi trường kinh doanh. Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro riêng biệt. Các chính sách này đều dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như : chấp nhận rủi ro, điều hành rủi ro cho phép, quản lý độc lập các rủi ro, chuyển đẩy các rủi ro
khơng cho phép…Mục đích nhằm xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa,
đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của
ngân hàng.
Từ những cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng quốc tế nêu trên, chương hai sẽ tập trung vào việc nhận dạng, phân tích, làm rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và chương 3 sẽ vận dụng những lý luận, các kinh nghiệm từ Ủy ban Basel và các nước trên thế giới để đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU