Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Thành phần kinh tế 2009 2010 2011 2012
Doanh nghiệp Nhà nước 4.378 5.017 3.317 3.336 Công ty cổ phần, TNHH, DNTN 34.253 48.979 62.316 63.389 Công ty liên doanh 498 389 501 515 Công ty 100% vốn nước ngoài 195 205 807 382 Hợp tác xã 29 21 21 24 Cá nhân, khác 23.005 32.584 35.847 35.920
Tổng 62.358 87.195 102.809 102.802
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu
Với định hướng là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng KH chủ yếu của ACB là KHCN và doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ trọng cho vay đối với 2 nhóm khách hàng này ln chiếm tỷ trọng chủ yếu. Thu nhập từ nhóm KH này là rất lớn do đặc
điểm của nền kinh tế nước ta và cho vay nhóm khách hàng này hầu như có tài sản
thế chấp, cầm cố đầy đủ. Tuy nhiên các đối tượng KH này có trình độ quản lý kém,
chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu ... cũng gây trở ngại khơng nhỏ cho ACB. Bởi vì khi cho vay đối
với các đối tượng KH này, tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những biến động hàng ngày của môi trường kinh tế, xã hội … bên ngoài, kéo theo rủi ro trong quá trình cấp tín dụng của ACB. Ngồi ra, ACB khơng ngừng nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình thơng qua nhóm sản phẩm về tài trợ xuất khẩu để mở
rộng đối tượng cho vay sang các doanh nghiệp nhà nước – vốn là đối tượng KH chủ lực của khối NH Quốc doanh trước đây. Khách hàng của ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính sách hợp lý, ACB đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đơng đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng.
2.3. Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2.3.1. Tình hình rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng 2.3.1. Tình hình rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng
Thực trạng kinh tế thế giới năm 2012 tiếp tục khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và các Chính phủ ở các nước Châu Âu, Hoa Kỳ,… đều thi hành
chính sách thắt lưng buộc bụng, tăng thuế, giảm chi tiêu cơng, tình trạng thất nghiệp
gia tăng… Thách thức trực tiếp nhất là cuộc khủng hoảng ở Eurozone có nguy cơ
tái diễn và lan rộng tới các khu vực khác của thế giới do những quan hệ tài chính và
thương mại chặt chẽ giữa các khu vực. Ngoài ra, các nền kinh tế Châu Á cũng phải đối mặt với hiểm họa khác là biến động giá hàng hóa và lương thực.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình chung. Đó là tình trạng bất ổn vĩ mơ,
như xu hướng giảm lạm phát, giảm lãi suất, hiện tượng các ngân hàng thương mại
“kháng lệnh” Ngân hàng Nhà nước, lách luật “vượt trần lãi suất”, sự u ám của thị
trường bất động sản đi liền với mức tăng nợ xấu của các ngân hàng, tình trạng căng
thẳng thanh khoản, sự gia tăng nhanh (đột biến) số lượng doanh nghiệp đóng cửa, ngừng hoạt động và cắt giảm mạnh cơng suất hoạt động,... góp phần đẩy mạnh xu
hướng suy giảm lòng tin và gia tăng tình trạng bất ổn xã hội. Nhưng điều đáng lo
ngại nhất là tình trạng nợ xấu và lượng hàng hóa đóng băng ngày càng lớn. Nợ xấu là yếu tố có tác động tiêu cực đến sự phát triển huyết mạch của nền kinh tế. Đến thời điểm cuối tháng 10, nợ xấu của toàn hệ thống chiếm khoảng 8,8 – 10% trên tổng dư nợ và tốc độ tăng nợ xấu đã chậm lại kể từ sau tháng 6 cho tới nay. Cuối
năm 2011, tỷ lệ nợ xấu mới dừng ở mức 3,05%. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu của các nhà băng đều tăng trong 9 tháng qua.
Nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như Vietcombank từ 2% lên 3,21%; của ACB từ 0,9% lên 2,1%; của Sacombank từ 0,57% lên 1,4%; của BaoVietBank từ 4,56% lên 6,13%; của NaviBank từ 2,92% lên 3,97%. Tuy nhiên một số ngân hàng giữ được tốc độ nợ xấu tăng không quá mạnh, như ở Techcombank từ 2,82% lên 2,94%; của KienLongBank từ 2,77% lên 2,78%. Riêng ngân hàng PGBank giảm
được nợ xấu từ 3,06% cuối năm ngối xuống cịn 2,96%.
Đáng lưu ý trong bức tranh nợ xấu của các ngân hàng thời gian qua là nhóm
nợ có khả năng mất vốn mà ngân hàng phải trích dự phịng rủi ro 100%. Theo báo cáo tài chính, hiện nay tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ của BaoVietBank
đang ở mức cao nhất với 2,93%, tiếp đến là của LienVietPostBank với 1,46%; của
Vietcombank là 1,42%; của BIDV là 1,22%; của MB là 1,07%; của KienLongBank là 1,36%. Nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng khác trong khi đó cũng xấp xỉ mức 1% trên dư nợ cho vay khách hàng như Vietinbank là 0,86%; của Techcombank 0,99%; của ACB là 0,81%; PGBank 0,83%...Về con số cụ thể, ngân hàng BIDV có khoản nợ có khả năng mất vốn cao nhất, lên tới 3.984,4 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9; của Vietcombank cũng hơn 3.200 tỷ; của Vietinbank là 2.578 tỷ đồng. Ngân hàng ACB hiện có 829,1 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn; MB có 629,4 tỷ; Techcombank là 610,8 tỷ…So với thời điểm cuối năm 2011, nợ có khả
năng mất vốn của các ngân hàng đặc biệt tăng rất mạnh, ngoại trừ KienLongBank
giảm gần 4%, LienVietPostBank tăng đến 53 lần so với cuối 2011 (từ 4,48 tỷ lên
243,8 tỷ); của BaoVietBank tăng hơn 6 lần từ 23,5 tỷ lên hơn 170 tỷ, Techcombank
Ngân hàng Vietcombank tăng nợ nhóm 5 thêm 41%; của MB tăng 33,5%; của Navibank tăng 79%.
2.3.2. Tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Trên đây là tình hình chung về RRTD của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, cịn tại ACB tình hình RRTD được thể hiện rõ như sau:
2.3.2.1. Thu nhập từ lãi cho vay
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng. Tại ACB, thu nhập từ lãi cho vay cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng trên 50% trong tổng thu nhập. Thu từ lãi vay có xu hướng tăng dần theo thời gian cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Năm 2009, thu lãi vay là 4.868 tỷ đồng chiếm 50,6%, đến năm 2010 là 8.254 tỷ đồng chiếm khoảng 55% và đến năm 2012 con số này là 14.263 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khá cao là 64%.
2.3.2.2. Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến rủi ro tín dụng