Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 76)

H N N AR ANK RÊN Ị AN P M

3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cường huy động vốn

vốn tại Agribank trên địa bàn hành phố Hồ hí Minh

3.3.1. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước

Trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước dự báo là sẽ còn chịu ảnh hưởng của suy thoái và chưa phục hồi, NHNN cần kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khố nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Bên cạnh đó, cần tập trung theo dõi, giám sát thị trường tiền tệ để có các biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời nhất là những vấn đề bất hợp lý giữa lãi suất tiền gửi và

63

lãi suất vay. NHNN cần tạo thuận lợi cho các ngân hàng tham gia thị trường liên ngân hàng và tiếp cận thị trường mở của NHNN, hỗ trợ đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM, từ đó hình thành lãi suất tiền gửi liên ngân hàng ở mức hợp lý và bền vững. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về an tồn tín dụng, quy định về tỷ lệ cấp vốn từ nguồn vốn huy động cần có một lộ trình phù hợp hơn để đảm bảo tính an tồn và thanh khoản trong hệ thống các TCTD.

Quan tâm nhiều hơn nữa đến việc thực hiện thanh toán điện tử theo hướng thống nhất các hệ thống thanh toán của các liên minh ngân hàng lại để tận dụng nguồn lực, tránh gây lãng phí. NHNN cần đóng vai trị chủ đạo trong việc thống nhất các tiêu chuẩn về nghiệp vụ, bảo mật, dữ liệu…và đóng vai trị tham mưu cho Chính phủ, Nhà nước trong việc thiết lập hệ thống thanh toán điện tử quốc gia. Như vậy, sẽ tạo được niềm tin cho các NHTM trong việc đầu tư hệ thống, cơ sở hạ tầng về thương mại điện tử, tránh được việc lãng phí do khơng đồng bộ. Ngồi ra, NHNN cần hỗ trợ các NHTM về dữ liệu điều tra, thị trường, định hướng phát triển thương mai điện tử để các NHTM có thể xây dựng các chiến lược lâu dài về thương mại điện tử nói chung và thanh tốn điện tử nói riêng theo định hướng của NHNN và của Chính phủ Việt Nam.

Về lâu dài, các công cụ quản lý của NHNN như các chính sách về trần lãi suất, trần tỷ trọng cho vay… cần được hạn chế và thay bằng các công cụ thị trường để tạo sự phát triển lành mạnh, chủ động và bền vững cho hệ thống tài chính. Bên cạnh các chính sách về điều tiết nguồn vốn, bình ổn tỉ giá, việc sáp nhập các ngân hàng là cần thiết và phù hợp với nền kinh tế cạnh tranh phát triển. Thực tế gần đây, dưới ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát cộng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đã dẫn đến một số ngân hàng đã phải sáp nhập lại để nâng cao sức cạnh tranh. NHNN nên có sự chỉ đạo và giám sát các việc sáp nhập này để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước nói chung và thị trường tiền tệ, ngân hàng nói riêng.

64

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn iệt Nam iệt Nam

Trình trạng suy giảm về nguồn vốn đang diễn ra không chỉ tại Agribank trên địa bàn Tp.HCM mà cịn đang có xu hướng lan ra tồn hệ thống. Để Agribank có thể tăng hiệu quả huy động vốn tại địa bàn Tp.HCM và tại các địa bàn khác, ngoài các giải pháp đã nêu tại mục 3.2 của Luận văn này, người viết kiến nghị thêm:

 Agribank cần có lộ trình phù hợp để hồn thiện hơn hệ thống mạng lưới các chi nhánh. Mạnh dạn bỏ hoặc sáp nhập các chi nhánh hoạt động yếu kém. Phát triển các chi nhánh phải có chiến lược cụ thể, tránh trường hợp tập trung tại một khu vực nhỏ dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống.

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên thơng qua việc đào tạo, hội thi nghiệp vụ. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa giỏi về chun mơn và trình độ quản lý. Có chế độ đãi ngộ cho cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực để thu hút và giữ “chất xám”.

 Tăng cường hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường để có những sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cụ thể. Tập trung khai thác các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, các sản phẩm phái sinh phức tạp như sản phẩm kinh doanh vốn, sản phẩm kinh doanh ngoại hối.

 Hoạt động tuyên truyền, quảng bá cần phải thực hiện đồng bộ giữa các chi nhánh và giữa các đơn vị truyền thông để đạt được hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao thương hiệu Agribank. Ưu tiên quảng bá cho các sản phẩm dịch vụ vốn là thế mạnh của Agribank. Xây dựng hình ảnh thương hiệu Agribank vững mạnh qua việc chuẩn hoá các tiêu chuẩn về trang phục, phục vụ của toàn hệ thống Agribank.

 Điều chỉnh các quy trình nghiệp vụ theo hướng linh hoạt, gọn nhẹ, tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo các quy định về an toàn trong nghiệp vụ ngân hàng.

65

 Xây dựng trung tâm hỗ trợ khách hàng, tiếp thị sản phẩm thông qua điện thoại, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Agribank và giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm của Agribank.

 Tạo môi trường làm việc năng động, cạnh tranh, công bằng để giúp nhân viên năng động, hăng say hơn trong công việc và phát huy tối đa năng lực.

KẾ LUẬN HƯƠN 3

Trong chương này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong huy động vốn của Agribank nhằm mục đích nâng cao khả năng huy động vốn của Agribank nói chung và trên địa bàn Tp.HCM nói riêng.

Bên cạnh đó, người viết cũng đã đưa ra đề xuất phát triển thêm dịch vụ để nhằm tăng tính cạnh tranh của hoạt động huy động vốn của Agribank so với các NHTM khác.

Cuối cùng, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị dành cho NHNN và Agribank để hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt động của NHTM nói chung được hiệu quả và đúng theo định hướng phát triển của NHNN và Chính phủ.

66

KẾ LUẬN

Trong tình hình kinh tế trong nước phải đối đầu với trình trạng lạm phát, mục tiêu phát triển đất nước do nhà nước đề ra trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp hầu như đều gặp khó khăn vì thiếu vốn để phát triển. Với mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu không chỉ của Việt Nam mà cịn vươn ra Đơng Nam Á, việc xây dựng nguồn vốn với cơ cấu ổn định và phát triển lâu dài là nhiệm vụ hàng đầu của Agribank. Thị trường tiền gửi và huy động vốn là một thị trương cạnh tranh sôi nổi và khốc liệt mà ở đó các NHTM đóng vai trò trung gian để thu hút tiền nhà rỗi từ các thành phần kinh tế. Để có thể thu hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi về mình, Agribank cần phải nâng cao hơn nữa các biện pháp huy động vốn của mình trên cơ sở nghiên cứu thị trường, tận dụng tối đa mọi nguồn lực từ nhân lực, tài lực, công nghệ để đạt được mục tiêu này.

Trên cơ sở đánh giá tình hình huy động vốn của Agribank trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi cũng như khó khăn trong cơng tác huy động vốn của Agribank, đề tài đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị dành cho Agribank nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank trên địa bàn Tp.HCM. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh là môi trường thay đổi liên tục, Agribank cần phải thường xuyên khảo sát, đánh giá các kết quả thực hiện các giải pháp để có những chiến lược cụ thể và điều chỉnh thích hợp. Thêm vào đó, những giải pháp trong đề tài này không chỉ áp dụng cho Agribank tại địa bàn Tp.HCM mà cịn có thể áp dụng cho Agribank tại các địa bàn khác dựa trên việc xem xét các yếu tố tương đồng giữa các địa bàn khác và Tp.HCM.

67

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)