7. Kết cấu của luận văn
1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số nước trên thế giới
Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng thời kỳ 1997-1998, khởi đầu và tâm
điểm là khu vực châu Á, đã có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị
phá sản, kể cả những ngân hàng có bề dày hoạt động hàng trăm năm. Ngày nay, sự
kiện nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ đang được
cộng hưởng với tình trạng tiền khủng hoảng tín dụng toàn cầu, mà bắt đầu là từ những gánh nặng nợ khó địi của hệ thống tín dụng liên quan đến thị trường bất động sản phái sinh của Mỹ năm 2007.
Trước tình hình đó, các ngân hàng lớn, có tầm ảnh hưởng toàn cầu đang tiến hành
nhiều biện pháp để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới. Sau đây là
1.3.1 Kinh nghiệm Nhật Bản
Bài học quan trọng có thể rút ra từ kinh nghiệm của các ngân hàng Nhật cụ thể như sau:
Việc cho vay khơng chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng q tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra lỗ lãi ngân hàng. Mặt khác, do khơng có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước
đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.
Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hỗn những biện pháp dứt khốt đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không
thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Ngân hàng nên chủ động
trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ
đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Nếu mức lãi lỗ của ngân hàng vượt quá khả
năng của các ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can
thiệp và tất yếu ban điều hành các ngân hàng cũng được thay thế. Khi nền kinh tế có
vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng khơng thể hoạt động tốt được. Cho dù
ngân hàng đóng vai trị hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ,
nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì khơng chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trị quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện cơng tác dự phịng cần thiết cũng như
xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lãi lớn kéo dài
trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.
1.3.2 Kinh nghiệm Trung Quốc
Qua nghiên cứu thị trường tín dụng tại Trung Quốc cho thấy nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ:
+ Dư nợ tín dụng tăng q nhanh trong khi trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.
+ Cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.
+ Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình
trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ
vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn.
+ Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao. + Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình.
+ Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả.
+ Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,...
+ Không văn bản hố thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.
+ Khơng có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy
đủ.
+ Khơng thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay.
+ Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và
khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.
Từ một số nguyên nhân trên trong vô vàn các nguyên nhân gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự - Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng.
1.3.3 Từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
- Ngân hàng cần tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định và quy chế cho vay. Đào tạo và
nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng, bảo đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong những biện pháp quản trị RRTD hiệu quả nhất.
- Ngân hàng cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh
hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp.
- Ngân hàng cần phải hồn thiện hệ thống thơng tin và các mơ hình chấm điểm xếp hạng khách hàng hỗ trợ cho cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro.
- Ngân hàng cần phải tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Ngân hàng cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc
sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của khách
hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.
Kết luận chương 1
Chúng ta thấy rằng, hiệu quả của ngân hàng phần lớn từ hiệu quả của hoạt động tín
dụng. Vì vậy, giải pháp nào để hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại là
rất cần thiết và cấp bách để hướng đến hiệu quả chung của ngành ngân hàng và của
toàn nền kinh tế. Trên cơ sở lý luận đã đề cập trong chương 1, chúng ta đã biết được
nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và cách thức và cơng cụ đo
lường RRTD. Đây là tiền đề và là cơ sở để chúng ta đi vào chương tiếp theo để xem
xét thực trạng RRTD và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP BIDV - Chi nhánh Mỹ Phước tỉnh Bình Dương.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH MỸ PHƯỚC TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Phước tỉnh Bình Dương
2.1.1 Hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào
gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước
của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử hình thành
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)
- Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: Là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: Cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp
trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: Cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên tồn quốc.
- Đầu tư tài chính: Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi
bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ
phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu
Nhân lực
- Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài
bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV ln
đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng
nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Cơng ty Chứng khốn Đầu tư (BSC), Cơng ty
Cho th tài chính, Cơng ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước… - Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Cộng hòa Séc...
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh
Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác
Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
Công nghệ
- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều
hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.
Cam kết
- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp. - Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
- Với Cán bộ Công nhân viên: Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành
công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
Khách hàng
- Doanh nghiệp: Có nền tảng khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đồn, tổng cơng ty lớn; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như World
Bank, ADB, JBIC, NIB…
- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV.
Thương hiệu BIDV
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.
2.1.2 Giới thiệu về NHTM CP BIDV – Chi nhánh Mỹ Phước
Quá trình hình thành và phát triển của NHTM CP BIDV – Chi nhánh Bình Dương
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương ra đời theo
Quyết định số: 261 QĐ/TCCB ngày 20/12/1996 của Thống Đốc NHNN Việt Nam và
đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997, BIDV Bình Dương phát huy vai trò là ngân hàng
chủ lực trên địa bàn trong việc đầu tư nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, tài trợ thương mại, cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các Doanh nghiệp trên địa bàn.
- Là chi nhánh đi tiên phong trong việc ứng dụng cơng nghệ hiện đại, có nhiều sản
phẩm dịch vụ chất lượng cao phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến năm 2012, BIDV Bình
Dương đã phát triển lớn mạnh thành một chi nhánh hạng một bao gồm : 1 trụ sở chính và 4 phòng giao dịch trực thuộc.
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng
và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi
nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Phương châm hoạt động:
- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. - Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.
Mục tiêu hoạt động:
- Trở thành ngân hàng chất lượng – Uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Chính sách kinh doanh
- Chất lượng – Tăng trưởng bền vững – Hiệu quả an toàn
Khách hàng- đối tác:
- Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, cơng ty tài chính… - Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.
- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Sản phẩm dịch vụ:
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện
đại.
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
- Chứng khốn: Mơi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư.
- Đầu tư Tài chính:
+ Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…).
- BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ
ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án,
chương trình lớn của đất nước.
Cam kết:
- Với khách hàng:
+ Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất . + Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp.
- Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. - Với Cán bộ Công nhân viên:
+ Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
+ Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “Mỗi
cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
NHTM CP BIDV - Chi nhánh Mỹ Phước được thành lập từ tháng 12/2010 trên cơ sở Phòng giao dịch Mỹ Phước trực thuộc NHTM CP BIDV – Chi nhánh Bình Dương trước đây. Ra đời trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đặc biệt lĩnh vực tài chính ngân hàng chịu tác động mạnh nhất từ các chính sách vĩ mơ của chính phủ nhằm