- CHI NHÁNH MỸ PHƯỚCTỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1 Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP BIDV – Ch
3.1 Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP BIDV – Chi nhánh Mỹ Phước nhánh Mỹ Phước
3.1.1 Phát triển hoạt động tín dụng về số lượng và chất lượng
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01 tháng 03 năm 2011 của NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện trên theo chủ trương
đề ra, năm 2011 tạm gọi là năm thành công và cũng là năm khó khăn trong hoạt động
của hệ thống các NHTM, BIDV cũng khơng nằm ngồi khó khăn đó. Dư nợ tín dụng năm 2011 của tồn bộ hệ thống BIDV theo báo cáo thường niên năm 2011 là 293.937 (tỷ đồng) so với năm 2010 là 254.192 (tỷ đồng), tăng 16%. Trong khi đó tăng trưởng tín dụng năm 2011 của toàn hệ thống NHTM theo báo cáo của NHNN là 12%-13%.
Định hướng của NHNN là năm 2012 tăng trưởng tín dụng chỉ tăng khoản 15%-17%.
Do đó để nhất quán với định hướng của riêng BIDV và phù hợp với chủ trương điều
hành của NHNN, trong thời gian tới NHTM CP BIDV - Chi nhánh Mỹ Phước sẽ có các định hướng sau:
Kế hoạch tăng trưởng tín dụng thận trọng và có chất lượng, mục tiêu đề ra là tăng
trưởng tín dụng ở mức 17%.
Theo dõi thường xuyên diễn biến thị trường và nắm bắt kịp thời sự chỉ đạo từ NHNN và NHTM CP BIDV để có chính sách phù hợp, linh hoạt với tình hình thực tế.
3.1.2 Xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay từng thời kỳ
Với thực trạng nợ xấu trong hệ thống các NHTM đang là một bài tốn chưa có lời giải cho bản thân các NHTM mà còn là vấn đề thật sự gây khó khăn trong quản lý điều hành kinh tế của NHNN và Chính phủ, nguyên nhân nợ xấu có nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý danh mục tín dụng của từng ngân hàng yếu kém và hệ thống kiểm tra giám sát của NHNN trong lĩnh vực này chưa phát
huy hết tác dụng. Có thể thấy rằng việc tập trung tín dụng vào một lĩnh vực, một ngành nghề nhiều rủi ro và ngân hàng khơng có thế mạnh làm cho rủi ro tín dụng tăng cao. Vì vậy, việc xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay từng thời kỳ cho phù hợp với thực tiễn thị trường cũng như thế mạnh của ngân hàng là vấn đề trọng tâm hàng đầu trong
thời gian tới của NHTM CP BIDV – Chi nhánh Mỹ Phước. Để làm được điều này,
NHTM CP BIDV - Chi nhánh Mỹ Phước đề ra các mục tiêu cho năm 2012:
- Về tín dụng bán lẻ: Xác định hoạt động ngân hàng bán lẻ là hoạt động mang lại
nguồn thu nhập cao trong hoạt động ngân hàng trong tương lai, vì thế NHTM
CP BIDV - Chi nhánh Mỹ Phước đã có những hoạt động nhằm phát triển các
sản phẩm ngân hàng bán lẻ trong đó tín dụng bán lẻ là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Cùng với đó việc tận dụng triệt để cơ hội khi các ngân hàng TMCP trên địa bàn hạn chế cho vay bán lẻ trong những tháng đầu năm 2011 là cơ hội cho NHTM CP BIDV - Chi nhánh Mỹ Phước giành lại thị phần này từ các ngân
hàng bạn. Hoạt động tín dụng bán lẻ NHTM CP BIDV - Chi nhánh Mỹ
Phướcđã có những bước tăng trưởng vượt bậc với mức tăng trưởng 101,05% năm 211 (khoảng 33,74 tỷ đồng) so với năm 2010 và đạt 67,13 tỷ đồng. Trong
đó, tín dụng ngắn hạn có sự tăng mạnh với mức tăng 350,33% tương đương
20,88 tỷ đồng so với năm 2010 theo trọng tâm phát triển tín dụng bán lẻ là tập trung vào sản xuất, phát triển nông nghiệp.
- Tín dụng doanh nghiệp: Tín dụng doanh nghiệp là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng dư nợ tín dụng và là yếu tố mang lại thu nhập chủ yếu trong hoạt
động tín dụng của NHTM CP BIDV – Chi nhánh Mỹ Phước. Tuy nhiên, với số
lượng lớn dư nợ tín dụng có chất lượng khơng tốt được tách ra từ NHTM CP
BIDV – Chi nhánh Bình Dương, vì thế mục tiêu hoạt động chính của NH trong
năm chủ yếu là thực hiện thu hồi các khoản nợ xấu phát sinh trước đó, giảm
phát sinh nợ quá hạn đặc biệt là dư nợ nhóm II.
3.1.3 Xác định hạn mức rủi ro trong hoạt động tín dụng
Hoạt động của ngân hàng là việc chấp nhận rủi ro để đạt được tăng trưởng, an toàn và hiệu quả. Cho nên rủi ro là một phần không thể tách rời khỏi hoạt động của ngân hàng.
Với một xuất phát điểm thấp từ khi được tách ra từ phòng giao dịch Mỹ Phước,
NHTM CP BIDV - Chi nhánh Mỹ Phước đã gánh một khoản nợ xấu chiếm 23,24% ở thời điểm bàn giao từ phòng giao dịch Mỹ Phước thì việc tăng trưởng tín dụng là điều
hạn chế trong hoạt động tương lai. Do tình hình thực tế trên, hạn mức rủi ro cần xây
dựng theo các nội dung chủ yếu sau:
- Tập trung đến mục tiêu an tồn, giảm tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.
- Xác định hạn mức rủi ro cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng loại hình doanh
nghiệp nhằm kiểm soát rủi ro danh mục.
3.1.4 Cơng tác thu thập thơng tin và hồ sơ tín dụng
Thơng tin tín dụng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc phân tích tín dụng và đánh giá rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần trang bị một hệ thống quản lý và truy vấn
thơng tin tín dụng kịp thời, chính xác, đầy đủ. Đề làm tốt vấn đề này, ngân hàng cần
phải chú trọng vào các vấn đề sau:
- Tổ chức thu thập và quản trị thơng tin vĩ mơ về chính sách kinh tế của Chính phủ và
NHNN từng thời kỳ, từng giai đoạn; Chính sách pháp lý có tác động đến hoạt động
của từng ngành nghề, từng lĩnh vực mà ngân hàng có quan hệ; Thông tin riêng của từng doanh nghiệp như hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính qua từng thời kỳ; Các nhóm thơng tin về lịch sử và quan hệ giao dịch của khách hàng với các tổ chức tín dụng.
- Vấn đề con người để triển khai thu thập và xử lý thơng tin tín dụng là yếu tố quyết
định đến chất lượng thông tin cung cấp, vì vậy cần tuyển dụng những nhân viên có
năng lực chun mơn để có thể nắm bắt và thu thập thơng tin có chất lượng phục vụ cho cơng tác quản trị.
3.1.5 Kỹ thuật thu hồi các khoản nợ có vấn đề
Việc xử lý nợ quá hạn là bước cuối cùng mà ngân hàng buộc phải làm để thu hồi nợ, mặc dù công việc này cả ngân hàng lẫn khách hàng đều không mong muốn. Nhưng để xử lý nợ đạt hiệu quả cao, tránh gây tổn thất cho khách hàng và ngân hàng thì kỹ thuật thu hồi nợ đóng một vai trị khơng nhỏ.
NHTM CP BIDV - Chi nhánh Mỹ Phước hiện tại có tỷ lệ nợ xấu khá cao, chiếm
năm 2012. Vì vậy, kỹ thuật trong công tác thu hồi nợ trong thời gian tới là một công việc thường xuyên và tập trung của nhân viên tín dụng.
Nợ q hạn có nhiều ngun nhân:
Một là nợ quá hạn do hoạt động kinh doanh của khách hàng khơng tốt, khơng đảm bảo dịng tiền để thanh toán nợ, thị phần kinh doanh vẫn cịn nhưng thiếu vốn. Đây là khó khăn tạm thời và có thể giải quyết được. Trong trường hợp này, ngân hàng cần có biện pháp khoanh nợ cũ, xem xét tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh trong
thời gian tới để quyết định tài trợ thêm vốn để doanh nghiệp có vốn để tiếp tục kinh
doanh và có nguồn thu để trả dần các khoản nợ. Khi doanh nghiệp vượt qua khó khăn
tạm thời thì sẽ dần dần hoạt động ổn định và phục hồi khả năng trả nợ. Tuy nhiên để
làm tốt công tác thu hồi nợ khi cơ cấu lại nợ thì cán bộ tín dụng phải giám sát thường xuyên hoạt động của khách hàng sau khi tái cơ cấu.
Hai là nợ quá hạn mà không xác định được nguồn trả, kinh doanh thua lỗ kéo dài, hoạt
động kinh doanh khơng có dấu hiệu hồi phục.
- Trường hợp có tài sản đảm bảo: Xác định lại danh mục, tình trạng và hồ sơ pháp lý
của tài sản đảm bảo. Trước hết thông qua quan hệ đối tác của ngân hàng, nên hướng khách hàng chọn phương án tái cấu trúc lại doanh nghiệp thông qua phương án mua bán, sáp nhập để khai thác tài sản cịn lại tốt hơn, hiệu quả hơn để có khả năng trả nợ. Trong trường hợp khơng tìm được đối tác để tái cấu trúc lại doanh nghiệp thì bước kế
tiếp là củng cố hồ sơ và tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo theo luật định để thu hồi
nợ, nếu giá trị phát mãi không đủ thu hồi vốn thì ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp bán tiếp tài sản khác để trả nợ, nếu doanh nghiệp rơi vào trạng thái mất khả năng chi trả theo yêu cầu và đủ các điều kiện về phá sản theo quy định của Luật doanh nghiệp thì tiến hành làm thủ tục phá sản và thu hồi nợ theo quy định của Luật.
- Trường hợp khơng có tài sản đảm bảo: Trường hợp này ngân hàng đang rơi vào trạng thái bất lợi và để thu hồi nợ thì cần tập trung kiểm sốt dịng tiền của khách hàng. Tuy
nhiên đã rơi vào tình trạng này hầu như doanh nghiệp đã khơng cịn vốn hoạt động,
các khoản phải thu có khả năng rơi vào tình trạng nợ khó địi, chỉ cịn hàng tồn kho và
trường hợp này là khởi kiện ra tòa theo quy định trong hợp đồng kinh tế và việc thu
hồi nợ theo sự phán quyết của tòa án.
3.1.6 Nâng cao trình độ và đạo đức cán bộ tín dụng
Thật sự quy trình quản trị rủi ro tín dụng có chặt chẽ, bao quát và hữu hiệu đến mức độ nào đi chăng nữa, mà con người vận hành quy trình đó năng lực chun mơn và đạo
đức yếu kém thì tính hiệu quả của quy trình sẽ khơng cao và có tác dụng ngược. Vì
vậy, yếu tố con người vẫn là yếu tố then chốt. Nhận thấy được vấn đề này, NHTM CP