Các thủ tục sau phê duyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ phước tỉnh bình dương (Trang 88 - 90)

- CHI NHÁNH MỸ PHƯỚCTỈNH BÌNH DƯƠNG

2.2.4.6 Các thủ tục sau phê duyệt

1. Soạn thảo quyết định cấp tín dụng:

a) Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Bộ phận QLRR

chịu trách nhiệm soạn thảo Quyết định cấp tín dụng, trình cấp có thẩm quyền ký, để

thông báo cho các bộ phận có liên quan. Trừ trường hợp cấp tín dụng khơng phải qua

thẩm định rủi ro (Khi PGĐ QHKH ký duyệt đồng ý trên Báo cáo đề xuất tín dụng

thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của lãnh đạo Phòng Giao dịch, khi lãnh đạo

Phòng Giao dịch ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng được coi là quyết định tín dụng).

b) Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng là cấp có thẩm quyền ký trên quyết

định cấp tín dụng. Trường hợp cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng là các hội đồng thì Tổng Giám đốc/PTGĐ QLRR hoặc Giám đốc/PGĐ QLRR là đại diện cấp có

thẩm quyền ký trên văn bản quyết định cấp tín dụng.

c) Quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền cùng tồn bộ hồ sơ tín dụng được

chuyển lại cho bộ phận QHKH để thực hiện các bước tiếp theo.

d) Đối với các trường hợp vượt thẩm quyền Chi nhánh trình lên Hội sở chính, Ban

QLRR tín dụng chuyển 01 bản gốc quyết định cấp tín dụng cho Chi nhánh.

2. Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, cán bộ QHKH tiến hành:

a) Trường hợp từ chối cấp tín dụng: Cán bộ QHKH soạn thảo văn bản từ chối cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng.

b) Trường hợp đồng ý cấp tín dụng: Cán bộ QHKH thực hiện thương thảo với khách

hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trình cấp có

thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng:

- Nếu khách hàng không đồng ý với các điều kiện tín dụng mà cấp có thẩm quyền đã

phê duyệt, bộ phận QHKH có thể rà sốt, đánh giá lại lợi ích ngân hàng sẽ thu được

cũng như mức độ rủi ro có thể chấp nhận được trong mối quan hệ tín dụng với khách hàng để tái đề xuất thay đổi, sửa đổi điều kiện tín dụng hoặc từ chối việc thay đổi điểu kiện tín dụng cho khách hàng.

- Nếu khách hàng đồng ý với các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê

duyệt, bộ phận QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo các hợp đồng. 3. Soạn thảo hợp đồng:

Căn cứ nội dung, điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bộ phận

QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng tín dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh/Hợp

Đối với các trường hợp thuê tư vấn luật để soạn thảo các hợp đồng có giá trị lớn, bộ

phận QHKH có trách nhiệm rà soát, đảm bảo nội dung hợp đồng phù hợp với nội dung phê duyệt tín dụng và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

4. Ký kết hợp đồng:

Các hợp đồng phải được ký kết bởi người đại diện có thẩm quyền của BIDV và khách hàng theo quy định của pháp luật.

5. Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân:

a) Cán bộ QHKH có trách nhiệm đàm phán với khách hàng để hoàn thiện các điều

kiện trước khi giải ngân theo quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền.

b) Cán bộ QHKH thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và/hoặc thủ tục

công chứng; là đầu mối giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo giữa BIDV và khách

hàng.

6. Lưu giữ hồ sơ, nhập thông tin vào hệ thống:

a) Sau khi các hợp đồng đã được ký kết, bộ phận QHKH chuyển trả 01 bản gốc hợp

đồng tín dụng cho khách hàng và bàn giao tồn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sang

bộ phận QTTD.

Bộ phận QTTD thực hiện nhập thông tin vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ theo quy trình quản lý, lưu trữ hồ sơ.

b) Các hồ sơ gốc liên quan đến tài sản đảm bảo của khách hàng được bộ phận QHKH bàn giao cho bộ phận kho quỹ để lưu giữ theo quy định của BIDV.

c) Việc bàn giao hồ sơ giữa các bộ phận phải được thực hiện bằng văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ phước tỉnh bình dương (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)