2.1. Hệ thống NHTM Việt Nam – Quá trình phát triển NHTMLD tại Việt Nam
2.1.1.3. Ngân hàng thương mại liên doanh
Ngân hàng thương mại liên doanh là ngân hàng thương mại được hình thành trên cơ sở vốn góp của một bên là Việt Nam với đối tác nước ngồi thơng qua hợp đồng liên doanh, có trụ sở chính đặt tại Việt Nam và hoạt động theo hệ thống pháp luật.
Theo số liệu báo cáo NHNN đến tháng 12 năm 2010, chúng ta có 5 NHTM liên doanh thì có 4 ngân hàng liên doanh được thành lập từ năm những năm 1990, riêng ngân hàng liên doanh Việt Nga được thành lập năm 2006.
Bảng 2.2: Danh sách ngân hàng thương mại liên doanh ở Việt Nam STT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ NGÀY CẤP GIẤY PHÉP Vốn điều lệ/vốn đƣợc cấp 1 VID PUBLIC BANK 53 Quang Trung - Hà Nội 25/03/1992 01/ NHGP 64 triệu USD 2 INDOVINA BANK LTD 39 Hàm Nghi - QI - TP.HCM 21/11/1990 135/GP-NHGP 165 triệu USD 3 SHINHANVINA BANK 3-5 Hồ Tùng Mậu - QI – TP.HCM 04/01/1993 10/ NHGP 75 triệu USD 4 VIỆT THÁI 2 Phó Đức Chính - QI – TP.HCM 20/04/1995 19/ NHGP 62 triệu USD
5 VIỆT NGA 85 Lý Thường
Kiệt – Hà nội
11/GP-NHNN
30/10/2006 168,5 triệu USD
Nguồn: Tổng hợp từ website Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2.1.1.4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng nước ngồi có quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam qui định, hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và các qui định liên quan của pháp luật Việt Nam.
Tính đến thời điểm tháng 12/2010, có 42 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (xin xem phụ lục số 1)
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngồi; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng 100% vốn nước ngồi được thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
Hiện nay (tháng 12/2010), có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi:
Bảng 2.3: Danh sách các ngân hàng 100% vốn nước ngoài
STT TÊN NH ĐỊA CHỈ Ngày cấp giấy
phép Vốn điều lệ/ vốn đƣợc cấp 1 HSBC 235 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM 235/GP-NHNN 08/9/2008 3,000 2 Standard Chartered
Toà nhà Hà Nội Towers, 49 Hai Bà Trưng ,Hà Nội
236/GP-NHNN
08/9/2008 3,000 3 Shinhan Lầu 11, số 72-74 Nguyễn Thị
Minh Khai, quận 1, TP.HCM
341/GP-NHNN
29/12/2008 3,000 4 ANZ Tòa nhà Suncity, 13 Hai Bà
Trưng, Hà Nội 268/GP-NHNN 09/10/2008 3,000 5 Hong Leong Phòng 1203 Sài Gịn Trade centre, 37 Tơn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM 342/GP-NHNN 29/12/2008 3,000
Nguồn: Tổng hợp từ website Ngân hàng nhà nước Việt Nam
2.1.2. Quá trình phát triển của ngân hàng thƣơng mại liên doanh ở Việt Nam
Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế vào những năm đầu thập niên 1990, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong đó có ngành ngân
hàng. Hệ thống ngân hàng có sự thay đổi mang tính bước ngoặt bằng sự tách bạch hoạt động quản lý nhà nước của NHNN và hoạt động kinh doanh của các NHTM. Bên cạnh sự phát triển vả mở rộng hoạt động của 4 NHTM quốc doanh bao gồm Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng Công Thương (Incombank), Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (BIDV) thì các NHTM liên doanh bắt đầu được thành lập.
Các ngân hàng liên doanh được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa đối tác nước ngoài và 4 NHTM quốc doanh kể trên, bao gồm: ngân hàng Indovina, ngân hàng Firstvina (nay là Shinhanvina), ngân hàng VID Public và ngân hàng Vinasiam. Sự ra đời các ngân hàng liên doanh tạo điều kiện để hệ thống NHTM Việt Nam tiếp cận với hoạt động của ngân hàng hiện đại của các nước có nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực tạo cơ hội để các ngân hàng Việt Nam cọ xát thực tế và có thể nhận chuyển giao cơng nghệ từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lĩnh vực ngân hàng.
Sau đây là bảng tóm tắt những ngân hàng liên doanh đầu tiên ở Việt Nam:
Bảng 2.4: Ngân hàng liên doanh đầu tiên ở Việt Nam
Tên NHLD
Thời điểm thành lập
Đối tác Việt Nam Đối tác nước ngoài Vốn điều lệ (2010) Indovina 1990 NH Công Thương NH Cathay United (Đài Loan) 165 triệu USD Shinhanvina 1993 NH Ngoại Thương NH Shinhan (Hàn
Quốc) 75 triệu USD
VID Public 1992 NH Đầu Tư & Phát Triển
NH Public Berhad
(Malaysia) 64 triệu USD Vinasiam 1993
NH Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
NH Siam (Thái Lan), Charoen Pokphan Group (CP Group)
62 triệu USD
Trong gần 20 năm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng liên doanh kể từ khi thành lập, mặc dù được kỳ vọng sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển ngành ngân hàng nhưng các ngân hàng liên doanh chưa khẳng định được vị trí tiên phong của mình. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng liên doanh cho thấy sự mất ổn định đó là sự thay đổi phía đối tác liên doanh. Chúng ta sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động của các ngân hàng liên doanh trong tương quan với các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống ngân hàng.
2.2. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại liên doanh
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn và cho vay là những dịch vụ mang lại lợi ích rất lớn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vậy, công cuộc cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay diễn ra khá sôi nổi.
Theo báo cáo của NHNN Việt Nam thì tổng vốn huy động trong giai đoạn 2006-2009 tăng mạnh, cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Qui mô huy động vốn của các NHTM không ngừng phát triển, thị phần huy động của các nhóm NHTM cũng có sự phân hóa rõ nét. Thị phần huy động vốn của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2006 đến 2009 như sau:
Bảng 2.5: Thị phần huy động vốn các nhóm NHTM ĐVT: % Nhóm ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 NHTM Nhà nước 68.89 58.07 56.06 49.71 45.29 NHTM cổ phần 23.00 33.14 35.86 42.76 48.21 NHTM liên doanh 8.11 8.79 8.08 7.53 6.50 Tổng cộng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Nhìn vào bảng thị phần huy động vốn, nhóm các NHTMNN chiếm thị phần huy động cao nhất vào khoảng trên 50% nhưng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2006-2009 từ 68.89% năm 2006 xuống còn 49.71% năm 2009. Thị phần huy động đang dịch chuyển từ các NHTMNN sang các NHTMCP. Thị phần huy động vốn của các NHTMCP tăng nhanh mạnh mẽ từ 23% năm 2006 lên 42.76% năm 2009. Các NHTMLD khá ổn định vào khoảng 8% là do sự hạn chế bởi các qui định về huy động, hạn chế về mạng lưới hoạt động, các sản phẩm huy động không phong phú đa dạng.
2.2.2. Hoạt động cho vay:
Bảng 2.6: Thị phần cho vay của các nhóm NHTM ĐVT: % Nhóm NHTM 2006 2007 2008 2009 2010 NHTM Nhà nước 66.97 55.05 55.66 54.13 51.36 NHTM cổ phần 23.73 33.94 33.81 36.73 39.73 NHTM liên doanh 9.30 9.01 10.53 9.14 8.91 Tổng cộng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam
Qua bảng số liệu trên, ta thấy thị phần cho vay cũng tương tự như thị phần huy động, các NHTMNN cũng chiếm thị phần chủ yếu, trên 50% tổng số. Thị phần cho vay cũng có sự dịch chuyển từ các NHTMNN sang các NHTMCP, đưa thị phần của NHTMCP từ mức 23.73% lên 36.73%, cho thấy sự vươn lên của các NHTMCP. Mặc dù lãi suất của các NHTMCP cho vay có phần cao hơn so với mặt bằng các NHTM khác nhưng do sản phẩm cho vay đa dạng và thủ tục linh hoạt và mạng lưới hoạt động rộng khắp đã tạo nên sự thành công cho các NHTMCP. Thị phần cho vay các NHTMLD vào khoảng 9%, thị phần khá nhỏ so với NHTMNN và NHTMCP.
Các NHTMLD chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong tổng số về cho vay và huy động. Nguyên nhân đầu tiên là do các NHTMLD có mạng lưới hoạt động khá nhỏ, chỉ tập trung ở một số tỉnh thành mà có các khu cơng nghiệp như : Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng...và khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có cùng quốc tịch với ngân hàng mẹ nước ngoài, chưa tạo được sức hút đối với các cá nhân. Ngồi ra, cịn một số ngun nhân như sản phẩm về huy động và cho vay không đa dạng, thủ tục không được linh hoạt...Do đó, các NHTMLD cần phải có những giải pháp thật hiệu quả để giành lại thị phần huy động và cho vay vốn.
2.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán
So với các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng thì cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn khá êm dịu. Các ngân hàng khơng ngừng gia tăng các tiện ích trong dịch vụ thanh tốn cho khách hàng.
2.2.3.1. Dịch vụ thanh toán trong nước
Chất lượng dịch vụ thanh tốn trong nước của các ngân hàng hầu như khơng có khác biệt nhiều. Tất cả ngân hàng đều tham gia thanh toán điện tử bù trừ liên ngân hàng và tham gia thanh toán CITAD, thanh tốn thơng qua hệ thống Vietcombank. Mức phí dịch vụ thanh toán trong nước của các ngân hàng tương đương nhau.
2.2.3.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế
Trong hoạt động thanh toán quốc tế thì lợi thế có phần nghiêng về các ngân hàng thương mại liên doanh vì có ngân hàng mẹ ở nước ngoài. Khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng liên doanh đa phần là doanh nghiệp có vốn đầu tư cùng quốc tịch với ngân hàng mẹ và việc kinh doanh của họ cũng gắn với thị trường của ngân
hàng mẹ nên việc thu hút được các doanh nghiệp này thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế với mức phí thấp và thời gian thanh tốn nhanh chóng.
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm đem lại sự thuận tiện cho khách hàng trong thanh tốn quốc tế thì một số ngân hàng cổ phần đã không ngừng thay đổi, tham gia thanh tốn thơng qua nhiều ngân hàng đại lý ở các quốc gia. Một số ngân hàng cổ phần Việt Nam nhận được bằng khen từ các ngân hàng hàng đầu thế giới như Well Fargo Bank, Citibank, HSBC…
2.2.4. Hoạt động thẻ thanh toán:
Đây là lĩnh vực khá yếu của các ngân hàng thương mại liên doanh. Trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần đã đầu tư mạnh mẽ và phát hành thẻ ATM từ năm 2000 thì các ngân hàng thương mại liên doanh mới bắt đầu triển khai trong thời gian gần đây. Hai ngân hàng liên doanh Shinhanvina và Indovina là hai trong số các ngân hàng liên doanh đi đầu trong việc phát hành và cung ứng dịch vụ phát hành thẻ ATM, điển hình năm 2007 Indovina chính thức phát hành thẻ ATM.
Thị phần phát hành thẻ ATM của các ngân hàng thương mại liên doanh khoảng 1% trong tổng số thẻ ATM được phát hành. Số lượng máy ATM cũng rất hạn chế, hầu hết máy ATM của các ngân hàng liên doanh chỉ đặt tại trụ sở, chi nhánh của họ.
Hiện nay, để gia tăng tiện ích trong việc sử dụng thẻ ATM cho khách hàng thì các ngân hàng đã gia nhập liên minh thanh tốn SMARK LINK. Theo đó, thẻ ATM của các ngân hàng trong liên minh trên có thể sử dụng tại máy ATM của bất kỳ ngân hàng nào trong liên minh. Các ngân hàng liên doanh có lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng cổ phần khác là chấp nhận thanh tốn phí thay cho khách hàng trong việc sử dụng máy ATM của ngân hàng trong liên minh, điển hình là Shinhanvina và Indovina.
Về lĩnh vực thẻ thanh tốn quốc tế thì các ngân hàng liên doanh còn bỏ ngõ trong khi các ngân hàng cổ phần không ngừng gia tăng thị phần. Các ngân hàng Vietcombank, Sacombank, Techcombank, An Binh…không ngừng gia tăng phát hành thẻ thanh toán quốc tế Master Card, Visa card… riêng Vietcombank đã lấy độc quyền phát hành thẻ American Express trên lãnh thổ Việt Nam. Các ngân hàng chưa đủ khả năng phát hành thì làm đại lý phụ. Hiện nay, với sự phát triển lớn mạnh của lĩnh vực thẻ thanh tốn quốc tế thì ngân hàng liên doanh bắt đầu xem xét tham gia, bắt đầu là ngân hàng Shinhanvina làm đại lý lại cho Vietcombank.
2.2.5. Dịch vụ mới
Để gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng, bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống các ngân hàng đưa ra các dịch vụ mới: thu chi hộ; các dịch vụ phòng ngừa rủi ro Swap, Option, Future; cho vay cầm cố cổ phiếu; các dịch vụ ngân hàng trực tuyến…
Về giao dịch trực tuyến, các ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh phát triển, hiện nay bên cạnh truy vấn số dư và truy vấn giao dịch thì khách hàng có thể thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong nước trực tuyến. Đó là một bước tiến lớn của các ngân hàng thương mại. Về lĩnh vực này, các ngân hàng liên doanh đã tham gia và phát triển cung ứng dịch vụ, khách hàng có thể truy vấn giao dịch, truy vấn số dư và thanh toán trực tuyến.
Các dịch vụ liên quan chứng khoán như cho vay cầm cố cổ phiếu, thu chi hộ thì có thề nói ngân hàng Indovina là một trong những ngân hàng tiên phong trong hoạt động này.
2.2.6. Hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ
Hiện nay, các ngân hàng chú trọng đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý. Các ngân hàng tập trung phát triển hệ thống ngân hàng lõi (core banking system) triển khai dịch vụ giao dịch trực tuyến tạo nhiều thuận tiện cho khách hàng.
Đối với các ngân hàng liên doanh, họ đã đầu tư triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến, tăng cường nâng cấp hệ thống quản lý trong việc xử lý các nghiệp vụ cũng như tăng tính bảo mật. Điển hình, ngân hàng Indovina đã đầu tư một triệu đơ la Mỹ cho chương trình xứ lý Flexcude được nhập từ Ấn Độ và chương trình này được đánh giá là chương trình quản lý thông tin khá hiệu quả hiện nay. Vào tháng 06/2007, ngân hàng Shinhanvina đã áp dụng chương trình Oasis để nâng cấp hiệu quả xử lý nghiệp vụ và quản lý thông tin. Sau thời gian sử dụng, cuối năm 2010 ngân hàng Shinhanvina triển khai dự án nâng cấp hệ thống mạng và trong năm 2011 sẽ chính thức sử dụng hệ thống AITHER – phần mềm quản lý tiên tiến của hệ thống ngân hàng Shinhan Hàn Quốc.
Nhìn tổng quan các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng liên doanh nói riêng thì ta thấy rằng hấu hết các ngân hàng đều có đầu tư triển khai cơng nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn. Trong công tác phát triển hệ thống ngân hàng lõi (core banking system) thì các ngân hàng liên doanh cũng chưa được chú trọng so với các ngân hàng cổ phần.
2.2.7. Sự gia tăng mở rộng các chi nhánh
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, các NHTM không ngừng mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phịng giao dịch. Bảng tóm tắt số lượng chi nhánh và phịng giao dịch tính đến thời điểm 31/12/2010 như sau:
Bảng 2.7: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch một số NHTM
STT Tên Ngân hàng Số lượng chi nhánh và
phịng giao dịch 1 Ngân hàng Nơng Nghiệp và phát triển nông thôn 3.200
2 Ngân hàng Công thương Việt Nam 1.093
3 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 600
4 Ngân hàng TMCP Á Châu 320
5 Ngân hàng TMCP Ngoại thương 400