2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại liên doanh
2.3.1.4. Khả năng thanh khoản
Quản lý thanh khoản là một công việc rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi các ngân hàng phải có chính sách cụ thể và các ngân hàng khơng thể thực hiện một cách riêng lẻ mà phải có sự kết hợp trên tồn hệ thống. Thực tế cho thấy khi một ngân hàng bị khủng hoảng thanh khoản sẽ kéo theo khủng hoảng thanh khoản cả một hệ thống ngân hàng.
Trong bối cảnh NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đã có dấu hiệu rủi ro thanh khoản trên hệ thống ngân hàng; minh chứng cho dấu hiệu đó là hiện tượng lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng nhanh trong thời gian qua. Sự thiếu hụt thanh khoản xảy ra cục bộ tại một số ngân hàng cổ phần do cho vay vượt quá khả năng huy động tiền gửi và sự phụ thuộc khá cao vào lượng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động của mình, các NHTMLD chưa từng xảy ra sự cố mất khả năng thanh khoản, họ tuân thủ rất tốt các qui định của NHNN về lãi suất huy động, cho vay và trích lập các quĩ dự phịng rủi ro. Thêm vào đó, các NHTMLD cung ứng nguồn vốn bằng ngoại tệ dồi dào trong thời điểm khan hiếm ngoại tệ thanh toán do các ngân hàng này dễ dàng tiếp cận các khoản vay từ nước ngoài và ngân hàng mẹ.
2.3.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ở các NHTMLD chủ yếu là nguồn lao động trẻ, có trình độ đại học, trên đại học và thơng thạo ngoại ngữ. Sở dĩ có được điều này là do khởi điểm các NHTMLD có mặt bằng lương cao tương đối so với các NHTM khác nên các điều kiện tuyển dụng cũng khá cao.
Hiện nay, các NHTM khác cũng đang cải thiện nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với những điều kiện đãi ngộ tương xứng do đó các NHTMLD đã mất dần lợi thế của mình. Để duy trì và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì các NHTMLD phải có chiến lược củng cố, tìm kiếm và thu hút nguồn lực con người để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.