3.4 Kiến nghị
3.4.3 Kiến nghị với ngân hàng Eximbank Việt Nam
- Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn trên Hội sở một cách hiệu quả, khơng mang tính hình thức, giảng dậy mang tính chất thực tế ứng dụng hơn là lý thuyết để nâng cao trình độ cho CBCNV. Thơng qua các lớp đào tạo trên, Cán bộ giữa các Chi nhánh có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức cho nhau. Hỗ trợ các Chi nhánh về con người và tài chính để Chi nhánh có điều kiện tổ chức các lớp đào tạo. Đối với cấp lãnh đạo, Hội sở có thể tạo điều kiện để họ có thể tham gia các lớp đào tạo nước ngoài để nâng cao sự hiểu biết, trình độ chun mơn và lãnh đạo.
- Nghiên cứu để xây dựng quy trình tín dụng chuẩn, hiệu quả và phù hợp với thị trường. Đối với những khoản tín dụng khơng phức tạp, món vay nhỏ, khách hàng đơn giản thì thiết lập một quy trình tín dụng khác. Đối với những khách hàng lớn, hồ sơ phức tạp thì thiêt lập một quy trình tín dụng khác. Khơng nên đổ đồng các khách hàng thành một quy trình. Tóm lại, tùy từng tính chất, mức độ của khoản vay mà có một quy trình tín dụng phù hợp, khơng nên cứng nhắc q.
- Có những định hướng đúng đắn để giúp Chi nhánh phát triển và có hướng đi đúng đắn.
- Xây dựng nhiều sản phẩm tín dụng có tính cạnh tranh với Ngân hàng khác để Chi nhánh có thể tiếp thị và lơi kéo khách hàng tốt về.
- Khi đưa ra các chính sách, quy định tín dụng phải thống nhất, ổn định, dể hiểu để Chi nhánh có thể áp dụng đúng.
- Phải nghiên cứu và đánh giá tình hình thực tế trên thị trường để giao mức chỉ tiêu phù hợp với Chi nhánh, không giao chỉ tiêu quá lớn gây áp lực cho Chi nhánh rồi dẫn đến chất lượng tín dụng khơng tốt.
- Ngân hàng cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để quản lý chất lượng tín dụng trong suốt q trình từ khi thẩm định, xét duyệt, cấp tín dụng đến khâu kiểm tra, kiểm sốt trong q trình giải ngân, sau khi cấp tín dụng cũng như việc quản lý tài sản bảo đảm. Xây dựng mơ hình xếp hạng tín dụng hồn chỉnh, phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm của Việt Nam; hướng dẫn, triển khai mạnh mẽ nghiêm túc đến các Chi nhánh.
- Tăng mức phán quyết cho Chi nhánh để chủ động trong cơng tác phát triển khách hàng, có cơng cụ để tiếp thị lôi kéo ngay tại thời điểm gặp gỡ. Một thực tế đang tồn tại tại Việt Nam là hầu hết cá nhân, hộ gia đình kinh doanh, Doanh nghiệp vừa và nhỏ đều khơng có sổ sách ghi chép rõ ràng, phản ánh đúng thực tế. Việc đánh giá đối với những đối tượng khách hàng trên chủ yếu dựa vào quá trình thẩm định trực tiếp, cảm nhận của Cán bộ Tín dụng. Có những khách hàng, năng lực tài chính rất mạnh, đạo đức tốt nhưng không đủ chứng từ, giấy tờ để chứng minh. Vì Cán bộ trên Hội sở khơng có đủ điều kiện đi thẩm định trực tiếp, nên Hội sở chủ yếu xét duyệt cấp tín dụng dựa trên giấy tờ mà khách hàng cung cấp. Vì vây, có sự mâu thuẫn trong quyết định cấp tín dụng đối với những đối tượng khách hàng trên. Kiến nghị, Hội sở nên giao một thẩm quyền nhất định cho Chi nhánh. Nhưng tùy thuộc vào trình độ, năng lực, khả năng, mức độ uy tín của từng Chi nhánh mà giao thẩm quyền khác nhau, không nên quá cứng nhắc sẽ không phát huy hiệu quả.
- Hội sở cũng nên tham gia, tiếp thị các dự án lớn, khách hàng uy tín, tạo ra nhiều mối quan hệ trên thị trường. Và Cho phép Chi nhánh được tham gia vào một số chương trình dự án đó. Hội sở nên có chính sách ưu đãi đối với các Khách hàng lớn, có hệ thống nhiều trên khắp cả nước để từ đó cấp tín dụng Group đối với tập đồn trên. - Xây dựng hình ảnh, quảng cáo để người dân biết về Eximbank. Do đặc điểm của Eximbank từ trước đến nay chủ yếu là bán sỉ nên rất nhiều người dân không biết đến cái tên Eximbank. Cùng với tên gọi là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu, nên nhiều người dân thường có suy nghĩ là ngân hàng chỉ giao dịch đối với những khách hàng có giao
dịch xuất nhập khẩu. Mặt khác, để tăng cường cho vay bản lẻ, hướng tới phục vụ khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh và Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chi nhánh cần phải mở rộng thêm mạng lưới. Hiện tại, số lượng Chi nhánh, phịng giao dịch trong tồn hệ thống là ít và tập trung chủ yếu ở các khu vực thành thị, thành phố nên rất khó để phát triển bán lẻ.
- Gỉam thiểu thủ tục, giấy tờ khi khách hàng đến giao dịch với Eximbank để tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Tùy vào từng đối tượng khách hàng mà yêu cầu những giấy tờ thủ tục khác nhau phù hợp với đặc điểm của đối tượng khách hàng đó, khơng nên cứng nhắc q.
- Tích cực tham gia thị trường liên NH, Tìm kiếm các nguồn vốn rẻ đặc biệt là vốn ngoại tệ để hỗ trợ và điều hòa vốn cho các Chi nhánh. Khuyến khích các CN tìm kiếm các nguồn vốn bằng ngoại tệ từ các dự án đầu tư nước ngoài .
- Thực hiện tổng kết cơng tác tín dụng qua các năm rút ra kinh nghiệm qua thực tiễn và tổng hợp lại thành những bài học phổ biến toàn ngành, toàn hệ thống để hoạt động tín dụng thực sự có bài bản từ đó nâng cao cả về số lượng và chất lượng của công tác này trong thời gian tới .
- Cần trang thiết bị thêm cho CN cơ sở vật chất kỹ thuật để thu thập và xử lý thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Xây dựng chiến lược phát triển cơng nghệ ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên Ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử, hệ thống thông tin giữa các Chi nhánh… Đảm bảo dịch vụ được cung cấp nhanh chóng, chính xác, an tồn, đem lại lợi ích cho cả Ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
- Phát triển các sản phẩm dịch vụ khác để thu hút khách hàng, trên cơ sở đó sẽ tiếp thị khách hàng này vay vốn tại Ngân hàng.
- Mở rộng mạng lưới Chi nhánh, Phịng Giao dịch trên tồn quốc để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh cho vay bán lẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chương 2, cùng với những thành tựu và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai trong thời gian qua, chương 3 của luận văn đã xác định xu hướng phát triển của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để hoàn chỉnh nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai nhằm góp phần chuyển tải nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu một cách an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và mạng lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất đến cho hoạt động tín dụng ngân hàng.
KẾT LUẬN
Mặc dù các nghiên cứu tương tự đề tài là tương đối nhiều nhưng đây vẫn là một vấn đề rộng, khó và nhiều vấn đề phức tạp mà các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng đề cập. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn làm việc tại ngân hàng, tác giả cố gắng chắt lọc những mặt còn tồn tại và yếu kém để từ đó đề xuất một số kiến nghị với mong muốn nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai trong giai đoạn tới. Trên cơ sở thực hiện các mục tiêu và yêu cầu của đề tài, đề tài đã hoàn thành một số nội dung nghiên cứu sau:
1. Phân tích về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng ngân hàng.
2. Phân tích thực trạng tín dụng tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai, từ đó nêu được những mặt tích cực, những mặt còn tồn tại, hạn chế cần nghiên cứu và giải quyết để cải thiện tốt nhất chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
3. Đưa ra một số giải pháp cụ thể đóng góp cho chi nhánh Eximbank Đồng Nai nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an tồn tín dụng và hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.
Đối với các nghiên cứu tiếp theo về cùng hướng phát triển: đề tài đưa ra được thêm những cơ sở lý luận, những giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số Ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ nên chắc chắn luận văn khơng sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của tất cả các Quý thầy, cô cùng bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai, 2013. Báo cáo thống kê về tình hình cho vay năm 2009 đến 2012; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai từ năm 2009 đến 2012.
- Nguyễn Văn Tiến, 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nhà xuất bản Thống Kê.
- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, 2008. Luật các tổ chức tín dụng. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
- Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản đại học
Quốc Gia TPHCM.
- Nguyễn Minh Kiều, 2008. Quản trị rủi ro trong ngân hàng.Nhà xuất bản Thống Kê. - PGS-TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đ ức, PGS-TS Trần Huy Hoàng , TS Trầm Xuân Hương, 2005. Tiền tệ Ngân Hàng. NXB Thống Kê.
- PGS-TS Nguyễn Đ ăng Dờn, TS Hoàng Đ ức, PGS-TS Trần Huy Hoàng, TS Trầm Xuân Hương, ThS Nguyễn Quốc Anh, 2005. Tín dụng ngân hàng. NXB Thống Kê TPHCM.
- Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Tài Chính. Các Website : 1. http:// www.vbard.com.vn 2. http:// www.saga.vn 3. http:// www.vneconomy.vn 4. http://www.eximbank.com.vn
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA CÁC TIÊU CHUẨN BASEL 2, 3 NHẰM ĐẢM BẢO AN TỒN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.1 Giới thiệu sơ lược về Basel:
Basel là yêu cầu về an toàn vốn do các ngân hàng thuộc các nước G10 khởi xướng và được Ủy ban quản lý Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ban hành lần đầu tiên vào năm 1988, xuất phát từ những cuộc khủng hoảng về tiền tệ quốc tế và thị trường ngân hàng, mà đáng chú ý nhất là sự sụp đổ của Ngân hàng Herstatt ở Tây Đức vào thời điểm đó. Do tính thiết thực của nó nên cộng đồng các tổ chức tài chính, ngân hàng của hơn 100 nước khác cùng hưởng ứng. Để phù hợp với những thay đổi lớn của thị trường, Basel đã được cải tiến và sửa đổi lần thứ hai (Basel II).
Ủy ban Basel bao gồm thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 như Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ và một số nước có hệ thống ngân hàng lớn mạnh hàng đầu thế giới.
Ủy ban Basel tổ chức họp thường xuyên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại thành phố Basel (Thụy Sĩ).Ban thư ký cho Ủy ban này là có trụ sở làm việc tại Washington (Mỹ).
Quan điểm của Ủy ban Basel: Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, có thể đe dọa đến sự ổn định tài chính cho cả nội bộ quốc gia đó và trên trường quốc tế. Nhu cầu cần nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính nhất thiết phải được nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới nói chung và Ủy ban Basel nói riêng quan tâm.
Ủy ban Basel đã hoạt động nhiều năm để thực hiện mục tiêu của quan điểm này, dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua mối liên hệ với chuyên gia về giám sát nghiệp vụ ngân hàng ở các quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển
các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn này trên thực tế đã và đang trở thành những tiêu chuẩn mang tính thơng lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng, đóng vai trị quan trọng trong cơng tác giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới.
1.2 Các điểm mới cơ bản:
Basel I:
- Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
- Tiêu chuẩn của Basel I:
(1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính tốn theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.
Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc/Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.
(2) Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phịng được cơng bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công
bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các cơng ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill).
Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không cơng bố; Dự phịng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phịng thất thu nợ chung; Cơng cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các cơng ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác. Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn
(3) Vốn tính theo rủi ro gia quyền:
RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)
Basel I đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; doanh nghiệp 100%... Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này.
- Những thiếu sót của Basel I: Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996, Bsael I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường.
Mặc dù vậy, Basel I vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế cơ bản của Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (khơng có u cầu vốn dự phịng