của chủng R2
Để tìm mật độ bào tử chủng R2 thích hợp cho vào môi trường, chúng tôi tiến hành như sau: từ ống nghiệm chứa dịch bào tử chủng R2 đậm đặc, tiến hành pha loãng với tỷ lệ 1/1, 1/10, 1/100, 1/1000, 1/10000, 1/100000. Tương ứng với mỗi mức pha loãng, lấy 100µl dịch bào tử phân phối vào môi trường bán rắn để khảo sát khả năng sinh tổng hợp amylase và 100µl dịch bào tử nuôi trên đĩa môi trường Czapek để đếm số bào tử. Nuôi ở nhiệt độ: 300C, độ ẩm: 60%. Tiến hành tách chiết enzyme và xác định hoạt độ dịch nuôi cấy sau 14 giờ.
Hình 3.12: Kết quả ảnh hưởng của mật độ bào tử đến khả năng
H oạ t đ ộ (U ) Mật độ bào tử
Ghi chú: CT1: 22900 x 105 bào tử/ml CT4: 260 x 105 bào tử/ml CT2: 4900 x 105 bào tử/ml CT5: 78 x 105 bào tử/ml CT3: 600 x 105 bào tử/ml CT6: 14 x 105 bào tử/ml Kết quả ở hình 3.12 cho thấy:
Theo đồ thị thì mật độ bào tử nấm mốc càng nhiều thì hoạt độ amylase càng cao cụ thể với mật độ 22900 x 105 - 600 x 105 bào tử/ml hoạt độ đạt cực đại (9.893- 9.653U), còn với mật độ 14 x 105 bào tử/ml hoạt độ chỉ còn 6.823U.
Tuy nhiên, ta thấy rằng với mật độ 600 x 105 bào tử/ml có số lượng bào tử chỉ chiếm 2.62% so với mật độ bào tử 22900 x 105 bào tử/ml nhưng theo xử lý phương sai (P< 0.05) thì hoạt độ của hai mật độ này lại không có sự sai khác . Điều này chứng tỏ rằng, mật độ bào tử chỉ nằm trong một giới hạn nhất định.
Vậy, mật độ bào tử thích hợp phân phối vào môi trường để chủng R2 sinh tổng hợp amylase cao là 600 x 105 bào tử/ml.