Băng tải và động cơ kéo băng tải

Một phần của tài liệu Do an TN nghien cuu mo hinh boc xep hang (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG II : THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG HỆ THỐNG

2.6 Băng tải và động cơ kéo băng tải

Băng chuyền thường được dùng để di chuyển các vật liệu đơn giản và vật liệu rời theo phương ngang và phương nghiêng. Trong các dây chuyền sản xuất các thiết bị này được sử dụng rộng rãi như những phương tiện để vận chuyển các cơ cấu nhẹ, trong các xưởng luyện kim để vận chuyển quặng, than đá,….Trên các kho bãi thì băng chuyền dùng để vận chuyển các loại băng bưu kiện, vật liệu hạt trong một số sản phẩm khác..

Ưu điểm của băng chuyền:

- Cấu tạo đơn giản, bền có khả năng vận chuyển rời và đơn chiếc theo các phương nằm ngang, nghiêng…

- Vốn đầu tư khơng lớn, có thể tự động. - Vận hành đơn giản, dễ sửa chữa

- Năng suất cao và tiêu hao năng lượng so với các máy vận chuyển khác không nhiều.

Cấu tạo chung của băng tải:

- Bộ phân mặt băng tải - Quả lô quay của băng tải

- Dây đai chuyền động giữa động cơ và trục quả lô của băng tải - Motor kéo băng tải

30

GVHD: TS. Lê Thị Thúy Nga SVTH: Đặng Minh Sơn

Các loại băng tải trên thị trường hiện nay

Khi thiết kế hệ thống băng tải vận chuyển sản phẩm đến vị trí phân loại có thể lựa chọn một số loại băng tải sau:

Loại băng tải Tải trọng Phạm Vi Ứng Dụng

Băng tải dây đai < 50kg Vận chuyển từng chi tiết giữa các nguyên công hoặc

vận chuyển thùng chứa trong gia công cơ và lắp ráp

Băng tải lá 25-125kg Vận chuyển chi tiết trên vệ tinh trong gia công chuẩn bị

phôi và trong lắp ráp Băng tải thanh

đẩy

50-250kg Vận chuyển các chi tiết lớn giữa các bộ phận trên

khoảng cách >50m

Băng tải con lăn 30-500kg Vận chuyển chi tiết với khoảng cách <50m

Hình 2.10: Băng tải Mini

Động cơ kéo băng tải:

Động cơ điện một chiều là động cơ điện hoạt động với dòng điện một chiều. Động cơ điện một chiều được dùng phổ biến trong công nghiệp và ở những thiết bị cần điều chỉnh tốc độ quay liên tục trong một phạm vi hoạt động.

31

GVHD: TS. Lê Thị Thúy Nga SVTH: Đặng Minh Sơn

Động cơ điện một chiều hoạt động với điện áp thấp dùng với những tải nhỏ. Trong công nghiệp, động cơ điện một chiều được sử dụng ở những nơi yêu cầu mô men mở máy lớn hoặc yêu cầu điều chỉnh tốc độ bằng phẳng và trong phạm vi rộng.

Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều:

- Stator (phần tĩnh): gồm lõi thép bằng thép đúc vừa là mạch từ vừa là vỏ máy. Các cực từ chính có dây quấn kích từ.

- Roto (phần động): gồm lõi thép và dây quấn phần ứng. Lõi thép hình trụ, làm bằng các lá thép kĩ thuật điện dày khoảng 0.5 mm, phủ sơn cách điện ghép lại.Mỗi phần tử của dây quấn phần động có nhiều vịng dây, hai đầu với hai phiến góp, hai cạnh tác dụng của phần tử dây quấn trong hai rãnh dưới hai cực khác tên

- Cổ góp: gồm các phiến góp bằng đồng được ghép cách điện, có dạng hình trụ, gắn ở đầu trục rotor.

- Chổi than: làm bằng than graphit. Các chổi tỳ đặt lên cổ góp nhờ lị xo và giá chổi điện gắn trên nắp máy.

Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều

Cấp điện áp một chiều vào hai chổi than,trong dây quấn phần ứng có dịng điện.Các thanh dẫn có dịng điện nằm trong từ trường sẽ chịu lực tác dụng làm cho roto quay.Chiều của lực được xác định theo quy tắc bàn tay trái.Khi phần ứng quay được nửa vịng vị trí của các thanh dẫn sẽ đổi chỗ cho nhau do có các phiến cổ góp đổi chiều dịng điện giữ cho chiều lực tác dụng không đổi.Khi động cơ quay các thanh dẫn cắt từ trường sẽ cảm ứng sức điện động.Chiều sức điện động xác định quy tắc bàn tay phải.Ở động cơ một chiều thì sức điện động ngược chiều với dòng điện nên còn gọi là sức phản điện động.

2.6.1 Tính chọn động cơ kéo băng tải

Chọn động cơ giảm tốc KM-3448A với công suất 10W

32

GVHD: TS. Lê Thị Thúy Nga SVTH: Đặng Minh Sơn

Nguồn cấp 24VDC

Tốc độ 220 vòng/phút

Momen xoặn cực đại M 7.5N.m

Khối lượng 250g

Đường kính trục D 6 mm

Hệ số giảm tốc 50:1

Bảng 2.11: Thơng số động cơ giảm tốc mini

Hình 2.11: Động cơ giảm tốc 1 chiều

2.6.2 Relay trung gian

Relay trung gian là loại thiết bị có chức năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển và khuếch đại chúng với kích thước nhỏ. Thiết bị được lắp đặt ở vị trí trung gian nằm giữa thiết bị điều khiển công suất nhỏ và thiết bị công suất lớn hơn.

Hình 2.12: Relay trung gian

Cấu tạo của rơ le trung gian

33

GVHD: TS. Lê Thị Thúy Nga SVTH: Đặng Minh Sơn

-Cuộn hút nam châm điện

-Mạch tiếp điểm mạch lực

Nam châm điện: Bao gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây.Cuộn dây được dùng để cuộn cường độ, điện áp hoặc cuộn cả điện áp lẫn cường độ. Trong đó, lõi thép động được định vị bằng vít điều chỉnh găng bởi lò xo.

Tiếp điểm: Bao gồm tiếp điểm nghịch có vai trị đóng cắt tín hiệu thiết bị tải với dịng nhỏ được cách ly với cuộn hút.

Thông số relay:

Model LY2N 24V-5A

Kích thước 3.3x2.5x2cm Điện áp cuộn hút 24VDC Dòng qua các tiếp điểm 5A

Số chân 8 chân

Bảng 2.12: Thông số relay trung gian

Một phần của tài liệu Do an TN nghien cuu mo hinh boc xep hang (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)