Những ƣu điểm và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 67 - 71)

TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín

Các kết quả khảo sát trên đã cho thấy cái nhìn tổng quan nhất về HTKSNB tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín. Để đưa đến các giải pháp tại chương 3 chúng ta cần có thêm những đánh giá và phân tích về các ưu điểm và hạn chế hiện có cũng như nguyên nhân của các hạn chế. Trong phần này cũng sẽ trình bày các kinh nghiệm rút ra từ các sự vụ xảy ra tại Ngân hàng Sacombank trong thời gian gần đây và các đánh giá của kiểm toán độc lập về HTKSNB. Qua đó sẽ rút ra được một số giải pháp cần thiết để hoàn thiện HTKSNB tại ngân hàng.

2.3.1. Những ƣu điểm của hệ thống kiểm sốt nội bộ

Nhìn chung, Ban lãnh đạo ngân hàng đã thể hiện được trách nhiệm trong việc quản trị điều hành ngân hàng, thực thi tốt vai trị của mình thơng qua phê duyệt và xem xét định kỳ các chiến lược kinh doanh, chính sách quan trọng.

Đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng và ban hành quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có tính bắt buộc chung đối với toàn thể nhân viên nhằm tạo lập một mơi trường văn hóa kiểm sốt lành mạnh. Cũng đã xây dựng được triết lý quản lý và phong cách điều hành tốt. Đây được xem như một cam kết về tính tồn vẹn và giá trị đạo đức.

Hệ thống kiểm sốt nội bộ nhìn chung thì hữu hiệu do Ban lãnh đạo đã thiết lập được các mục tiêu rõ ràng và rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu được nhận dạng đánh giá liên tục. Công tác quản lý rủi ro ngày càng được quan tâm, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro và xem như là một tiêu chí và tơn chỉ hành động.

Đạt được hiệu quả HTKSNB thông qua cơ cấu kiểm sốt thích hợp. Các quy trình kinh doanh đều ln được hồn thiện sửa đổi, các thủ tục kiểm sốt đều được thiết lập

trong quy trình nhằm hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh. Các chính sách và quy trình kiểm sốt hoạt động ln được đánh giá về sự phù hợp với thực tiễn.

Thiết lập được hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro, mạng lưới xuyên suốt trong nội bộ cho phép việc trao đổi thông tin dễ dàng, giúp cho việc chỉ đạo điều hành toàn ngân hàng được nhanh nhạy, chính xác và kịp thời hơn, hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu của ngân hàng.

Hiệu quả tổng thể của HTKSNB nhìn chung là tốt do đã được thiết kế thủ tục giám sát thường xuyên, các rủi ro chính yếu đều được giám sát hàng ngày. Công tác giám sát từ xa đang được Ban lãnh đạo rất quan tâm và kiên quyết hoàn thiện.

2.3.2. Những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ

Thiếu sự giám sát hoạt động kiểm soát nội bộ và tuyên truyền trong toàn ngân hàng tầm quan trọng của kiểm sốt do đó vẫn chưa truyền tải hết nền văn hóa kiểm sốt lành mạnh qua lời nói và hành động. Điều này có thể vẫn gây ra thêm rủi ro cho ngân hàng nếu không được thực hiện triệt để.

Ban lãnh đạo đã sao nhãng nhu cầu phải đánh giá toàn diện các rủi ro gắn liền với các hoạt động, các giao dịch và không dành đủ nguồn lực cho việc giám sát trực tiếp và rà soát rủi ro trong sản phẩm cũng như hoạt động kinh doanh mới góp phần gia tăng rủi ro cho ngân hàng.

Mơ hình kiểm soát dần dần đã mất đi tính độc lập và sự phù hợp, do đó nếu khơng thực hiện tái cấu trúc và tìm cách hồn thiện sẽ dẫn đến hoạt động kiểm soát sẽ bị vơ hiệu do có thể phát sinh xung đột lợi ích.

Hệ thống thơng tin có phần chưa hiệu quả do thiếu sự trao đổi thông tin giữa các cấp lãnh đạo có thể gây nên rủi ro vì khơng được báo cáo, đánh giá kịp thời. Chưa có các kênh thơng tin đầy đủ để báo cáo các hành động đáng ngờ của nhân viên.

Vẫn cịn tính hình thức, đối phó khi thực hiện cơng tác tự kiểm tra chấn chỉnh, một số đơn vị không xem hoạt động chấn chỉnh là thật sự cần thiết do đó đã khơng thực hiện nghiêm túc.

Việc xây dựng bộ máy kiểm toán nội bộ chuyên trách tại mỗi chi nhánh của ngân hàng để phục vụ cho mục tiêu giám sát từ xa của Ban lãnh đạo vẫn còn hạn chế về số

lượng cũng như chất lượng. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của HTKSNB.

Như vậy, cùng với các hạn chế tiềm tàng vốn có của một hệ thống kiểm sốt nội bộ, thì các hạn chế trên tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín cũng đã góp phần làm cho ngân hàng chưa đạt được các mục tiêu về sự tuân thủ pháp luật, sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động và mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Do các hạn chế trên của HTKSNB, mà trong thời gian qua, tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín đã xảy ra khơng ít các sai phạm làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh ngân hàng. Thơng tin về các sai phạm 12 cũng đã được đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Các sai phạm xảy ra ở các nghiệp vụ khác nhau, theo từng cấp độ và cách thức khác nhau, nhưng nhìn chung đều do các nguyên nhân sau:

 Hội đồng quản trị của ngân hàng đã chưa sát sao trong việc giám sát hoạt động, do đó dẫn đến việc cho vay vi phạm giới hạn cấp tín dụng. Điều này đã khơng tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng và quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước; HĐQT cũng đã bỏ qua nguyên tắc tôn trọng các quy tắc kinh doanh và tuân thủ các quy định Pháp luật về hoạt động ngân hàng;

 Vì lợi nhuận, Hội đồng đầu tư tài chính của ngân hàng đã đưa ra các quyết định kinh doanh vi phạm quy định của Pháp luật khi đầu tư mà chưa được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước; chưa giám sát trực tiếp và rà soát rủi ro trong sản phẩm cũng như hoạt động kinh doanh mới.

 Ban Kiểm soát đã thiếu chỉ đạo kiên quyết hoạt động kiểm tốn nội bộ, khơng kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, quy định Nhà nước đối với các khoản cho vay, đầu tư rủi ro cao.

 Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng đã không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm và ngăn chặn. Đến khi xảy ra thiệt hại lớn mới bắt đầu tìm biện pháp khắc phục nhưng hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra.

12

 Ngân hàng đã tự xây dựng chính sách kế tốn 13 của mình áp dụng cho các nghiệp vụ kinh doanh mới phát sinh khi chưa có bất kỳ một quy định từ phía cơ quan thẩm quyền. Và điều này có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng vì ảnh hưởng đến kết quả báo cáo tài chính.

Thơng qua việc đánh giá một số sai phạm xảy ra tại Sacombank xuất phát từ những hạn chế của HTKSNB, chúng ta đã thấy được nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này. Và dựa vào đó chúng ta sẽ có các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục các hạn chế và tiến đến hoàn thiện HTKSNB.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết của chương 1, chương 2 đã mô tả thực trạng HTKSNB tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín thơng qua việc sử dụng các nguyên tắc đánh giá của COSO và BASEL.

Kết quả khảo sát cho thấy tại ngân hàng có cố gắng vận dụng lý thuyết kiểm soát nội bộ vào thực tế để kiểm soát và quản lý các hoạt động của ngân hàng mình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc thiết kế này hầu như chỉ mang tính hình thức, khơng hệ thống nên mức độ thành cơng chưa cao, vẫn cịn nhiều điểm khiến HTKSNB chưa phát huy hết hiệu quả như về văn hóa kiểm sốt, tổ chức nhân sự, phân định trách nhiệm, quyền hạn, đánh giá và phân tích các rủi ro tại ngân hàng, dẫn đến chưa đạt được mục tiêu HTKSNB.

Chương tiếp theo sẽ trình bày về một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện HTKSNB trong ngân hàng giúp vận hành hiệu quả hơn trong thời gian tới.

13

CHƢƠNG 3

HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƢƠNG TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)