TIN TRÊN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nghiên cứu để đo lường chất lượng thuyết minh được thực hiện bởi Cerf từ năm 1961. Ông là người khởi xướng của phương pháp chỉ số (the index methodology). Nghiên cứu của ông thực hiện chấm điểm BCTC của 527 công ty
Mỹ chỉ ra rằng những công ty niêm yết trên sàn chứng khốn New York (NYSE) thì thuyết minh thông tin tốt hơn những công ty không niêm yết và có sự liên hệ tích cực giữa chỉ số thuyết minh và quy mô tài sản, sự phân chia cho chủ sở hữu (ownership distribution) và tỉ lệ lợi nhuận (rate of return).
Năm 1980, nghiên cứu về mức độ thuyết minh tự nguyện lần đầu tiên được thực hiện ở Anh bởi Firth. Ông cũng là người đầu tiên nghiên cứu sự thay đổi về
mức độ và chất lượng thuyết minh tự nguyện khi doanh nghiệp có nhu cầu về tăng vốn trên TTCK. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng những công ty càng nhỏ thì càng tăng thuyết minh tự nguyện khi họ có nhu cầu tăng thêm vốn.
Wallace (1987) là người đầu tiên thực hiện phương pháp vùng mở rộng (a
widerange approach) để kiểm tra mức độ và phạm vi thuyết minh BCTC của các công ty ở Nigeria. Phương pháp này là một cách đặc biệt để vượt qua những hạn
chế trong phương pháp chấm điểm liên quan. Để nhận biết một mục thuyết minh có phù hợp với doanh nghiệp hay không, Wallace (1987) chọn danh sách các mục thuyết minh đầy đủ với 185 mục thuyết minh, và đọc tồn bộ BCTC để có sự phán xét đúng đắn. Cách này cũng được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu sau đó (ví dụ: Cooke, 1989).
Năm 1994, Wallace thực hiện đánh giá sự đầy đủ và phù hợp của thuyết
minh(comprehensiveness of disclosure) ở Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến quy mơ doanh nghiệp và tình trạng niêm yết có ý nghĩa giải thích.
Nhìn chung, nghiên cứu về vấn đề thuyết minh đã dành được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu ở rất nhiều đất nước cả nước có nền kinh tế phát triển lẫn những nước có nền kinh tế đang phát triển.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận không thể tách rời của báo cáo tài chính nên khi trình bày tổng quan về báo cáo tài chính, chúng tơi cũng đồng thời
đề cập đến thuyết minh báo cáo tài chính.
Dù báo cáo tài chính được lập như thế nào thì đều phải hướng đến mục đích sử dụng của báo cáo từ đó thực hiện vai trị cung cấp thơng tin hữu ích cho nhiều đối tượng để ra quyết định. Để thơng tin tài chính hữu ích thì cần đảm bảo thực hiện
các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính trong sự ràng buộc của giới hạn của báo cáo tài chính. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính nhất định phải tuân thủ
những nguyên tắc chung nhằm đảm bảo chất lượng thông tin. Báo cáo tài chính
phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Việc nắm rõ các yếu tố này là rất cần thiết để từ đó đi sâu vào những nội dung cơ
bản liên quan đến thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính ln được xây dựng và dần hồn thiện theo q trình vận
động, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia để hướng đến việc cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính hữu ích cho người sử dụng. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng ấy. Việc học tập và cập nhật thường xuyên kinh nghiệp quốc tế về các nội dung liên quan đến báo cáo tài chính nói chung và thuyết minh báo cáo cáo tài chính nói riêng là điều rất quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khách quan và khoa học để phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao tính hữu ích của thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM