SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THUYẾT MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 29 - 86)

MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 2.1.1 Giai đoạn 1987 – 1995

Xuất phát từ những yêu cầu của cơ chế quản lý mới và nhằm khắc phục những nhược điểm của chế độ báo cáo định kỳ theo quyết định số 13 –

TCTK/PPCĐ ngày 13/01/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cùng với việc ban hành chế độ tài khoản kế toán thống nhất (tháng 12/1989), Bộ trưởng Bộ

Tài Chính đã ban hành Chế độ báo cáo kế toán định kỳ áp dụng cho các doanh

nghiệp quốc doanh theo Quyết định số 224 – TC/CĐKT ngày 18/04/1990, quy định hai phần: Phần số liệu (Bảng tổng kết tài sản (01/BCKT); Bảng kết quả kinh doanh

(02/BCKT); Chi phí sản xuất theo yếu tố (03/BCKT)). Phần thuyết minh (Bảng giải trình về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (04/BCTC)).

Giai đoạn này các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang từng bước phát triển khẳng định sự đóng góp cho nền kinh tế. Nhằm phù hợp với đặc điểm của các

đơn vị ngồi quốc doanh, Bộ Tài Chính đã ban hành Chế độ báo cáo kế toán định

kỳ áp dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quyết định số 598-

TC/CĐKT ngày 08/12/1990 theo hướng đơn giản hóa gồm 3 mẫu: Bảng tổng kết tài

sản (01/BCKT); Bảng kết quả kinh doanh (02/BCKT); Báo cáo tồn kho vật liệu, sản phẩm, hàng hóa (03/BCKT).

Chế độ báo cáo kế tốn định kỳ năm 1990 có nhiều điểm nổi bật so với trước

đây. Số lượng và các chỉ tiêu báo cáo giảm đáng kể nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu

thông tin cho các đối tượng sử dụng. Mặt khác, sự thay đổi trong quản lý nhà nước

đã làm cho nhu cầu thông tin của các cơ quan quản lý cấp trên và nhu cầu thông tin

của nhà quản lý doanh nghiệp trong thời kỳ này có xu hướng tách rời nhau, nên đã xuất hiện mầm mống của việc hình thành hai bộ báo cáo kế tốn khác nhau: báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Và đây cũng là lý do mà hệ thống báo cáo

định kỳ có số lượng giảm đáng kể khi cung cấp cho các đối tượng bên ngoài sử

dụng.

2.1.2 Giai đoạn từ 1996 đến nay

Sau một thời gian vận dụng vào thực tế, hệ thống báo cáo kế toán ban hành năm 1990 đã bộc lộ khá nhiều khiếm khuyết, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu

hội nhập của nền kinh tế khi phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế đa chiều, làm thay

đổi và đa dạng hóa các đối tượng kế tốn, cũng như đối tượng sử dụng thơng tin kế

tốn. Sau một năm thử nghiệm, Bộ Tài Chính đã ban hành chính thức Hệ thống chế

độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995) áp

dụng thống nhất cả nước từ ngày 01/01/1996; Theo quyết định này, hệ thống báo

cáo tài chính doanh nghiệp gồm 4 biểu mẫu: Bảng cân đối kế toán (B01-DN); Kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN); Lưu chuyển tiền tệ (B03-DN); Thuyết minh báo cáo tài chính (B04-DN).

Ngồi ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo điều hành, các ngành, các tổng công ty, các tập đồn sản xuất, các cơng ty liên doanh, … có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác

Như vậy, đây là lần đầu tiên Báo cáo kế toán định kỳ được gọi tên chính thức là Báo cáo tài chính. Quyết định này đã mở ra hướng tiếp cận với chuẩn mực và

thơng lệ kế tốn quốc tế với đặc tính của kinh tế thị trường

Từ năm 2001, Bộ Tài chính sau q trình nghiên cứu đã bắt đầu cơng bố

chuẩn mực kế tốn. Ngày 17/6/2003, Quốc hội khóa XI thơng qua Luật Kế toán

điều chỉnh mọi hành vi của các tổ chức hoặc cá nhân làm kế tốn và liên quan đến

kế tốn. Từ đó, Bộ Tài chính liên tục ban hành những quyết định, thơng tư hướng

dẫn thi hành Luật và các nghị định về kế tốn.

Hệ thống báo cáo tài chính trong giai đoạn này cũng thay đổi và từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường,

định hướng XHCN ở nước ta trên cơ sở vận dụng có chọn lọc nguyên tắc, chuẩn

mực kế toán quốc tế. Điều đó đã được thể hiện rõ trong Chế độ báo cáo tài chính

doanh nghiệp (QĐ 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000); Chế độ kế toán doanh

nghiệp vừa và nhỏ (QĐ 144 -2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001- thay thế cho QĐ 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996); Chế độ kế toán Hộ kinh doanh (QĐ

169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000); Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (Thơng tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002);...

Như vậy, trong giai đoạn 1996 - 2005, hệ thống báo cáo tài chính được thiết lập bước đầu dựa trên khung pháp lý, mà văn bản có tính pháp quy cao nhất là Luật kế tốn đã xác định "Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế tốn." Thêm vào đó VAS 21 - Trình bày báo cáo tài chính, cũng quy định rõ "Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đơng những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế."

So với mục đích báo cáo tài chính trong chế độ báo cáo tài chính doanh

nghiệp QĐ 167/2000/QĐ-BTC thì thấy rõ quan điểm mới khi xác định mục đích

của báo cáo tài chính, đó là coi trọng thơng tin về dịng tiền của doanh nghiệp (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được khuyến khích lập và sử dụng); và xác định đối tượng sử dụng thông tin một cách linh hoạt hơn bao gồm số đông những người sử dụng.

Thời gian này cùng với việc ban hành các chuẩn mực kế tốn, Bộ tài chính cũng đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn chuẩn mực. Tuy nhiên các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính được thể hiện rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, không thống nhất, làm cho nội dung các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo bị thay đổi.

Sự ra đời của chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyết định

48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 cùng với các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ

sung chế độ kế tốn có liên quan đã cập nhật các quy định của Luật kế toán, các

nghị định hướng dẫn luật và 26 chuẩn mực kế toán, phù hợp với nguyên tắc và

thông lệ quốc tế, được xây dựng khá đầy đủ và có tính hệ thống rất cao, khắc phục

được rất nhiều hạn chế do sự chấp vá, thiếu đồng bộ do giai đoạn trước để lại.

Trong đó, thuyết minh báo cáo tài chính theo u cầu của quyết định 15 được quy định rất công phu, chi tiết phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng chứ không chỉ chi

tiết vừa phải như trước đây để phục vụ chủ yếu cho cơ quan nhà nước.

Như vậy đến nay, về cơ bản báo cáo tài chính đã được quy định bởi một

khung pháp lý tương đối đầy đủ và thống nhất đã tuân thủ những nguyên tắc và

chuẩn mực kế toán phổ biến của quốc tế nên đã tiến gần hơn đến sự công nhận của quốc tế về hệ thống báo cáo tài chính tại Việt Nam.

2.2 THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĨI CHUNG VÀ THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĨI RIÊNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1 Các quy định pháp lý có liên quan Luật kế tốn

Luật kế tốn số 03/2003/QH11 là văn bản pháp lý cao nhất về kế tốn được Quốc hội khóa IX thơng qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Bên cạnh những quy định chung về kế toán, luật kế tốn cịn nêu khá chi tiết các nội dung cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế tốn và người làm kế toán, hoạt động nghề nghiệp kế tốn … Trong đó, mục 3 của chương II – Nội dung cơng tác kế tốn, quy định cụ thể về BCTC, lập BCTC, thời hạn nộp BCTC, nội dung cơng khai BCTC, hình thức và thời hạn cơng khai BCTC, kiểm tốn BCTC

Ngày 31/05/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 129/2004/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Trong đó từ điều 15 đến điều 23 đề cập chi tiết hơn những nội

dung về báo cáo tài chính trong Luật kế toán

Các chuẩn mực kế toán

Chuẩn mực kế tốn số 1 – Chuẩn mực chung

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và

yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC của doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của chuẩn mực bao gồm:

- Các nguyên tắc kế toán cơ bản: cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp , nhất quán, thận trọng, trọng yếu;

- Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán: Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp

thời, dễ hiểu, có thể so sánh. Một điểm quan trọng trong nội dung này là các

yêu cầu phải được thực hiện đồng thời để đảm bảo thông tin hữu ích cho người sử dụng

- Các yếu tố của BCTC phản ánh tình hình tài chính: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu; và phản ánh tình hình kinh doanh: doanh thu và thu nhập khác, và chi phí

- Ghi nhận các yếu tố của BCTC: Chuẩn mực trình bày những hướng dẫn cơ bản để ghi nhận các yếu tố tài sản, nợ phải trả, doanh thu và thu nhập khác, và chi phí

Chuẩn mực kế tốn số 21 – Trình bày báo cáo tài chính

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và

nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Bao gồm:

- Mục đích của BCTC: cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính, tình

hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng như cầu hữu ích

cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế - Trách nhiệm lập và trình bày BCTC: Giám đốc (hoặc người đứng đầu)

doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày BCTC

- Hệ thống BCTC của doanh nghiệp gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính

- Yêu cầu lập và trình bày BCTC: BCTC phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp

- Nguyên tắc lập và trình bày BCTC: hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh.

- Kết cấu và nội dung chủ yếu của từng BCTC: chuẩn mực này quy định kết cấu và các thơng tin phải trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và TMBCTC

Chuẩn mực kế toán số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Các chuẩn mực kế toán cụ thể khác như: hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình,

TSCĐ vơ hình, …. đều có quy định về việc trình bày các đối tượng tương ứng trên BCTC

Chế độ kế toán doanh nghiệp

Các doanh nghiệp niêm yết hiện đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, áp dụng cho tất cả

các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Chế độ này trình bày bốn phần: Hệ thống tài khoản kế toán; Hệ thống BCTC; Chế độ chứng từ kế toán; Chế độ sổ kế tốn

Ngày 27/10/2009, Bộ Tài Chính ban hành thơng tư số 206/2009/TT-BTC, hướng dẫn kế tốn mua bán lại trái phiếu chính phủ. Trong đó, điều 4 bổ sung một số chỉ tiêu vào phần thứ hai về hệ thống BCTC của quyết định số 15: bổ sung một

số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế tốn

Ngày 31/12/2009, Bộ Tài Chính ban hành thơng tư số 244/2009/TT-BTC, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế tốn doanh nghiệp. Trong đó, điều 24 sửa đổi phần thứ hai về hệ thống BCTC của Quyết định số 15: Sửa đổi, bổ sung một số

chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán; Sửa đổi, bổ sung TMBCTC

Trường hợp doanh nghiệp phải lập BCTC hợp nhất thì theo thơng tư số 161/2007/TT-BTC phần hướng dẫn chuẩn VAS 25 ban hành ngày 31/12/2007 yêu cầu bổ sung các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán hợp nhất; Bổ sung các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Bổ sung các thơng tin trình bày trong TMBCTC hợp nhất .

Thông tư hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khốn

Ngày 5/4/2012, Bộ Tài Chính ban hành thơng tư số 52/2012/TT-BTC, hướng dẫn về việc công bố thơng tin trên thị trường chứng khốn. Thơng tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2012 và thay thế cho thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 của Bộ Tài Chính về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn. Trong đó, điều 7 – cơng bố thông tin định kỳ - đề cập khá rõ yêu cầu công bố thông tin đối với BCTC năm.

2.2.2 Nội dung một số khoản mục trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện nay

a. Tiền và tương đương tiền: Được quy định và hướng dẫn cụ thể bởi VAS

10- Ảnh hưởng thay đổi tỷ giá hối đoái, VAS 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thông tư hướng dẫn các chuẩn mực có liên quan và Chế độ kế toán ban hành theo quyết

định số 15.

Theo VAS 24: Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3

tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và khơng có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

Theo VAS 10: các khoản mục tiền tệ là tiền và các khoản tương đương tiền

hiện có, các khoản phải thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được. Tại ngày lập bảng cân đối kế tốn: các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ, các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo

theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.

Đối chiếu với IAS 07: Tương đương tiền phải có tính thanh khoản cao gần

như tiền (khả năng chuyển đổi thành tiền trong thời gian rất ngắn và số tiền xác định với rủi ro không đáng kể); và nằm trong chính sách quản lý tiền của doanh

nghiệp. Như vậy thấu chi nằm trong chính sách quản lý tiền nên có thể được xem là tương đương tiền (như một số âm)

Khi mà chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam chỉ đưa ra các tiêu

chuẩn chứ khơng có một định nghĩa cụ thể về bản chất của tương đương tiền thì

khoản thấu chi này có được xem là tương đương tiền khơng và trình bày như thế

Khác với quan điểm IAS 07, chúng tôi cho rằng thấu chi ngân hàng thỏa mãn

định nghĩa về nợ phải trả nên không được coi là khoản tương đương tiền.

b. Hàng tồn kho: được quy định và hướng dẫn cụ thể bởi VAS 02 – Hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 29 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)