Rủi ro do ảnh hƣởng ngập nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng thích ứng của hộ gia đình đối phó với tình trạng ngập nước tại TP hồ chí minh (Trang 36)

CHƢƠNG III : PHƢƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Rủi ro do ảnh hƣởng ngập nƣớc

3.2.1. Thiệt hại do triều cƣờng gây ra trên địa bàn thành phố

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đỉnh triều trên sông Sài Gịn ln đạt kỷ lục năm sau cao hơn năm trước; trong 5 năm trở lại đây đỉnh triều luôn vượt mức báo động cấp III và gây thiệt hại đáng kể, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thành phố. Ảnh hưởng lớn nhất là triều cường gây bể bờ bao17, cụ thể:

- Năm 2008: có 03 đợt triều cường lớn, có đỉnh triều xấp xỉ và vượt mức báo động cấp III (1,50 m) và cao hơn đỉnh triều cùng kỳ năm 2007, cụ thể đỉnh triều cao nhất tại trạm Phú An vào giữa tháng 10/2008 là 1,48 m (duy trì ở mức xấp xỉ báo động cấp III trong 04 ngày), giữa tháng 11/2008 là 1,54 m (duy trì ở mức trên báo động cấp III trong 06 ngày), giữa tháng 12/2008 là 1,55 m (duy trì ở mức trên báo động cấp III trong 03 ngày), gây bể 66 đoạn bờ bao;

- Năm 2009 có 04 đợt triều cường lớn (đỉnh triều cao nhất vào tháng 11/2009 tại trạm Phú An là 1,56m) gây bể 39 đoạn bờ bao;

- Năm 2010 có 05 đợt triều cường lớn; trong đó, đợt triều cường vào đầu tháng 11 năm 2010 với đỉnh triều cao nhất tại trạm Phú An là 1,55 m (xuất hiện lúc 18 giờ 00, ngày

17 Báo cáo kinh nghiệm ứng phó triều cường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Ban chỉ huy phịng chống lụt

07 tháng 11 năm 2010), vượt mức báo động cấp III (0,05 m) gây bể 11 đoạn bờ bao, chiều dài bể 61 m trên địa bàn quận 12, quận Bình Thạnh, quận Gị Vấp, quận Thủ Đức….

- Năm 2011 có 04 đợt triều cường cao trên mức báo động cấp III vào tháng 9 (1,50 m), tháng 10 (1,57 m) và tháng 11 (1,58 m), tháng 12 (1,59 m) làm bể 09 đoạn bờ bao, chiều dài bể 35 m; chủ yếu tại địa bàn quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh, gây ngập 21 ha, ảnh hưởng đến 385 hộ dân, ngồi ra cịn tràn bờ bao tại một số quận - huyện ngoại thành.

- Năm 2012 có 04 đợt triều cường lớn, trong đó có 02 đợt triều cường cao 1,62 m (xuất hiện ngày 17 tháng 10 và ngày 15 tháng 12 năm 2012, vượt mức báo động cấp III (0,12 m), tuy nhiên chỉ gây bể 02 đoạn bờ bao với tổng chiều dài bể là 18 m, ảnh hưởng diện tích khoảng 25 ha và 160 hộ dân trên địa bàn quận 12, quận Bình Thạnh.

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số điểm ngập 95 40 26 08 03

Bảng 3.3. Số điểm ngập do triều cƣờng qua các năm19

3.2.2. Ảnh hƣởng đến q trình đơ thị hóa và quy hoạch sử dụng đất 20

- Các thành phố vệ tinh phía Nam xung quanh TPHCM, đặc biệt là các thành phố nằm ở hướng Tây Nam và Đơng Nam là Tân An và Vũng Tàu có thể dễ bị tổn thương do ảnh hưởng ngập lụt từ TPHCM.

- Việc chuyển đổi các diện tích đất trống sang đất ở hay đất có lát bề mặt sẽ càng làm giảm tính thấm và khả năng hấp thu nước, dẫn đến sự gia tăng ngập cục bộ và hạn chế khả năng của các hệ tự nhiên trong việc làm giảm tác động của ngập. Cơ sở hạ tầng thoát nước yếu kém hoặc thiếu các vùng trống để trữ nước hoặc cho phép thấm nước sẽ làm phức tạp thêm tình hình ngập do tăng chảy tràn và ngập cục bộ.

- Các bãi chôn rác thái trong trong trạng thái ngập thường xuyên có thể gây ra sự phát tán các chất ô nhiễm nghiêm trọng và gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, sản xuất kinh tế và các hệ sinh thái. Chỉ riêng bãi chôn rác thải Phước Hiệp sẽ bị ảnh hưởng ngập đối với 10% diện tích bề mặt trong các lần ngập.

19 Trung tâm chống ngập TPHCM – Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn (2013) 20 Báo cáo “Thành phố Hồ Chí Minh với biến đổi khí hậu” ADP (2010)

3.2.3. Ảnh hƣởng đến dân số nghèo

Mục Ngập thƣờng xuyên 2007 (thực tế) Ngập cực đoan Ngập thƣờng xuyên 2050 (dự báo) Ngập cực đoan Dân số % Dân số % Dân số % Dân số %

Khơng có dự án

kiểm sốt ngập 958 15 1.690 26 10.246 49 12.851 62

Có dự án kiểm

soát ngập 6.693 32 10.766 52

Bảng 3.4 Dân số bị ảnh hưởng trực tiếp tình trạng ngập lụt 2007, dự báo 2050 (nguồn: ADB)

- Việc ngập nước ảnh hưởng đến khoảng 26% dân số TPHCM. Mặc dù những biện pháp kiểm soát ngập được đề xuất sẽ làm giảm tỷ lệ dân số chịu rủi ro nhưng tỷ lệ dân số bị rủi ro sẽ tăng thêm 26% (Bảng 3.4)

- ADB xác định ngập cực đoan ảnh hưởng khoảng 43% dân số không thuộc diện nghèo của TPHCM và 47% dân số thuộc diện nghèo. Trong đó, người nghèo nơng thơng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu vì họ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên dễ bị ảnh hưởng và họ thiếu những kỹ năng để cạnh tranh trong thị trường lao động đô thị hoặc để đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập của họ. Người nghèo đô thị dễ bị tổn thương chủ yếu là vì vị trí địa lý của họ trong thành phố và các điều kiện mơi trường và nhà ở có liên quan.

3.2.4. Ảnh hƣởng đến giao thông

Mạng lưới giao thông đường bộ của TPHCM dễ bị tổn thương và ảnh hưởng nhiều nhất bởi ngập nước khiến người lao động không đến được nơi làm việc và hàng hóa khơng di chuyển được. Các con đường đặc biệt là các bờ và cống khơng cho phép nước chảy ngang qua, có thể sẽ bị thiệt hại. Các tuyến đường sắt, các tuyến metro trong quy hoạch sẽ bị gián đoạn hoạt động và thiệt hại trong tình trạng ngập.

3.2.5. Ảnh hƣởng đến cấp nƣớc và hệ thống vệ sinh

Thành phố Hồ Chí Minh được cấp nước bởi hệ thống sơng Sài Gịn, Đồng Nai, việc ngập nước ảnh hưởng đến việc trữ nước, các cơng trình hạ tầng cấp nước và mạng lưới cấp nước. Các nhà máy xử lý nước thải bị ngập thường xuyên và ngập cực đoan dẫn đến việc chảy tràn nước ô nhiễm ra hệ thống thoát nước hở cũng như thiệt hại bởi sự xâm nhập nước mặn. Bên cạnh đó, ngập nước có thể gây tràn các hệ thống thoát nước hở, dẫn đến gián đoạn dòng chảy và tràn nước thải.

Ngập nước làm phát tán các chất lơ lửng bị ô nhiễm và nước từ các thủy vực nước mặt trong nội thành làm ô nhiểm đất và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Dịng kênh bị ơ nhiễm năng đang chứa các độc chất tích lũy hàng thập kỷ cùng với sự xâm nhập mặn sẽ làm ảnh hưởng chất lượng nước ngầm.

3.2.6. Ảnh hƣởng đến sức khỏe

Tình trạng ngập nước làm ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh của Thành phố và dẫn đến các bệnh có liên quan gia tăng. Sự tăng nhiệt độ cùng với biến đổi khí hậu, kết hợp với biến đổi khí hậu, hiệu ứng đảo nhiệt làm tăng tác động tiêu cực lên sức khỏe cộng đồng. Khi ngập lụt xảy ra , các hệ thống nước thải, các hố nhà vệ sinh, bồn cầu có thể bị ngập tràn, làm ô nhiễm nguồn nước. Điều này làm dẫn đến bệnh đường ruột như bệnh tả, lỵ, tiêu chảy gia tăng khi người dân tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm. Các bãi rác và các thủy vực nước tù đọng, trữ độc chất tích lủy nếu bị ngập sẽ làn truyền chất ô nhiễm ra vùng rộng lớn hơn, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng.

3.2.7. Ảnh hƣởng nông nghiệp và các hệ sinh thái tự nhiên

Mặc dù nơng nghiệp đóng góp rất ít vào GDP Thành phố nhưng nông nghiệp dễ bị tổn thương do những nhóm dân số nghèo có sinh kế phụ thuộc nông nghiệp, việc mất đất nơng nghiệp do đơ thị hóa làm tăng thêm tính dễ tổn thương của TPHCM.

Từ phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan và những rủi ro của tình trạng ngập nước hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành sơ đồ phân tích cụ thể như sau: (hình 3.5)

Hình 3.5. Sơ đồ phân tích tình hình ngập nƣớc tại TPHCM 3.3. Số liệu nghiên cứu

Nghiên cứu dùng số liệu sơ cấp với 180 mẫu được lấy tại 3 khu vực của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ở nội thành, số liệu được lấy ở Quận 6, khu Tân Hóa – Lị Gốm; vùng ven nội thành được lấy tại quận Thủ Đức, khu vực Hiệp Bình Chánh; vùng ngoại thành được chọn là khu phía nam của Thành phố gồm Nhà Bè và Quận 7.

Bảng hỏi được xây dựng gồm 5 phần: Biến đổi khí hậu

Mưa, bão, mực nước biển tăng

Mực nước sơng, kênh rạch tăng Đơ thị hóa Khai thác khống sản quá mức Khai thác mạch nước ngầm Xây dựng không gia cố đất Đất bị sụt, lún Các cơng trình dự án gây ngập Chu kỳ mặt trăng Chế độ bán nhật triều Ngập do thủy triều Vấn đề ngập nước tại TPHCM Ngập nước thường kỳ Phá vỡ hệ thống đê/ bờ bao sông

Đe dọa nơi định cư của cư dân

Làm giảm đời sống kinh tế, xã hội Sự xâm nhập của nước ngập Làm giảm chất lượng nguồn nước sạch Ảnh hưởng hệ sinh thái Ảnh hưởng chất lượng môi trường

Ảnh hưởng sức khỏe của cư dân Làm hư hại nhà

Phần 1: các câu hỏi về các đặc điểm của cư dân gồm nghề nghiệp, số người cư ngụ trong hộ, thu nhập bình quân, trình độ học vấn, tình trạng sở hữu nhà cửa, tình trạng kỹ thuật của căn nhà.

Phần 2: các câu hỏi tình trạng ngập nước bao gồm tần suất, mức độ ngập của nhà và khu vực xung quanh như thời gian ngập nước, độ sâu của phần ngập nước lúc trung bình và lúc ngập sâu nhất.

Phần 3: các câu hỏi về tác động của việc ngập nước đến sức khỏe, hệ thống nước sinh hoạt và vệ sinh để định lượng mức độ và bản chất của các tác động của ngập lụt đến sinh kế bao gồm các tác động liên quan đến sức khỏe, việc làm, thu nhập. Qua đó nhận xét nhận thức của người dân đối với việc ngập, ước tính chi phí thiệt hại.

Phần 4: các câu hỏi liên quan đến việc thích ứng của hộ gia đình đối với ngập nước, bao gồm những câu hỏi liên quan đến cách thức hộ gia đình đã sử dụng để đối phó, chi phí đã sử dụng. Qua đó khảo sát thêm cách thích ứng của cộng đồng/ chính quyền địa phương trước tình hình ngập ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Phần 5: các câu hỏi liên quan đến dự đoán trong tương lai để đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của người dân đến việc thích ứng với tình hình ngập lụt, mong muốn của người dân cần chính phủ/ chính quyền địa phương đầu tư để ổn định cuộc sống cho người dân.

Phiếu khảo sát được mã hóa theo tên khu vực khảo sát và số thứ tự của phiếu. Phỏng vấn viên gồm 7 người, sử dụng phương pháp chọn thuận tiện (quota) trong khu vực được xác định trước, cách 3 nhà chọn 1 nhà để vào phỏng vấn, cho đến khi đạt số mẫu đã định trước. Thời gian phỏng vấn trung bình 30 phút.

Tại quận 6, phỏng vấn viên đã phỏng vấn 60 hộ dân tại phường 8 – ven kênh Lò Gốm và phường 14 – kênh Tân Hóa. Trước đây triều cường thường xuyên làm khu vực này ngập, tuy nhiên với dự án cải tạo kênh Tân Hóa- Lị Gốm, khu vực này ít bị ảnh hưởng do triều cường mà thường xuyên ngập khi mưa lớn.

Tại quận Thủ Đức, phỏng vấn viên đã phỏng vấn 60 hộ dân tại khu vực Hiệp Bình Chánh, đây là khu vực nằm ven bờ kênh Sài Gòn. Mặc dù đã có hệ thống đê bảo vệ nhưng khi triều cường hoặc mưa lớn gây ngập nặng. Bên cạnh đó, khu vực này đang nằm trong dự án đường vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi, hệ thống đường làm bít các cửa xả làm cho nước khơng thốt được, khu vực này trở thành cái ao khi mưa lớn.

Tại huyện Nhà Bè, phỏng vấn viên phỏng vấn 60 hộ thuộc xã Phú Xuân – khu dân cư nằm ven sông Nhà Bè, đây là khu vực có cao trình thấp nhất của thành phố, là cửa ngõ thoát nước của Thành phố. Tuy nhiên do việc đơ thị hóa, nhiều cơng trình xây dựng làm chặn đường thoát nước, gây ngập do triều cường và khi mưa lớn.

3.4. Lựa chọn biến nghiên cứu

3.4.1 Đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của hộ dân

Để đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của hộ dân, tôi sử dụng dữ liệu thu thập được để phân tích hiện trạng ngập tại khu vực khảo sát gồm: số năm người dân bị ảnh hưởng bởi ngập nước, số ngày ngập đường giao thơng, độ sâu bình qn của phần ngập nước, thời gian trung bình ngập dài nhất, các biện pháp được áp dụng để thích nghi với ngập nước; các phương án được lựa chọn để thích nghi ngập nặng. Bên cạnh đó, phân tích các giải pháp chính quyền địa phương đã thực hiện để xem độ hài lòng của người dân đối với những giải pháp đó; những giải pháp mong muốn chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện để chống ngập.

3.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời dân đối với việc áp dụng các giải pháp thích ứng với ngập nƣớc tại TPHCM.

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc con người chống lại nguy cơ hay thích nghi với nguy cơ, Satterthwaite và cộng sự (2007) đã nghiên cứu nhận thấy có việc thích ứng với nguy cơ hay chống lại nguy cơ phục thuộc vào một số yếu tố như học vấn, thu nhập, tình trạng sở hữu nhà bằng phương pháp thống kê mô tả.

Tuy nhiên, phương pháp thống kê mơ tả cịn đơn giản trong xác định chính xác các yếu tố tác động đến tình trạng ngập nước. Những nghiên cứu trước đây chưa từng áp dụng mơ hình kinh tế lượng để phân tích, tuy nhiên vấn đề thích ứng hay khơng thích ứng có liên quan đến các yếu tố nào cần sử dụng mơ hình kinh tế lượng để xem xét. Vì thế, để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các giải pháp thích ứng, nghiên cứu này sử dụng mơ hình hồi quy logistic để xem xét người dân TPHCM có quyết định áp dụng các các biện pháp thích ứng hay khơng, quyết định đó phụ thuộc vào những yếu tố nào với 7 biến để phân tích gồm:

1. Nhận thức nguyên nhân gây ngập.

3. Hành động thích ứng. 4. Phương án thích ứng. 5. Thu nhập của hộ dân 6. Tình trạng sở hữu nhà. 7. Trình độ học vấn của chủ hộ.

3.5. Mơ hình kinh tế lƣợng

Trong phân tích hồi quy21, biến phụ thuộc thường bị tác động không chỉ bởi các biến có thể lượng hóa được ngay theo tỷ lệ đã xác định (ví dụ như thu nhập, sản lượng, giá cả, chi phí, chiều cao và nhiệt độ), mà cịn bởi các biến có bản chất định tính (như giới tính, chủng tộc, màu da, tơn giáo, quốc tịch, chiến tranh, động đất, đình cơng, bất ổn chính trị và thay đổi chính sách kinh tế của chính phủ). Ví dụ, giữ tất cả các nhân tố khác không đổi, người ta nhận thấy các giáo sư nữ dạy đại học có thu nhập ít hơn các giáo sư nam, và những người khơng phải da trắng có thu nhập thấp hơn những người da trắng. Hình thái này có thể nảy sinh từ sự phân biệt giới tính hay chủng tộc. Nhưng vì lý do gì đi nữa thì các biến định tính như giới tính và chủng tộc rõ ràng có tác động tới biến phụ thuộc và phải được đưa vào mơ hình làm biến giải thích.

Do các biến định tính như vậy thường mơ tả sự xuất hiện hay thiếu vắng một “tính chất” hay đặc điểm, như nam hay nữ, đen hay trắng, theo công giáo hay không theo công giáo, phương pháp “lượng hóa” các thuộc tính như vậy là thiết lập các biến nhân tạo với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng thích ứng của hộ gia đình đối phó với tình trạng ngập nước tại TP hồ chí minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)