KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng thích ứng của hộ gia đình đối phó với tình trạng ngập nước tại TP hồ chí minh (Trang 49)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi thu thập dữ liệu, bằng phương pháp thống kê mô tả đã cụ thể dữ liệu thành những số liệu, biểu đồ, bảng biểu cụ thể để mô tả hiện trạng ngập nước tại khu vực quận 6, Thủ Đức và huyện Nhà Bè; ước lượng tác động của việc ngập nước đến đời sống sinh hoạt, việc học, việc làm, nguồn nước, hệ thống nhà vệ sinh của hộ dân; liệt kê được các biện pháp thích ứng đã được hộ dân sử dụng, phương án lựa chọn trong những tình huống xấu nhất; những giải pháp đã được chính quyền địa phương sử dụng. Trong chương trình cũng sẽ trình bày kết quả mơ hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hộ dân có hay khơng sử dụng các biện pháp nào để thích ứng đến ngập nước.

4.1. Đặc điểm hộ dân

Dữ liệu sơ cấp thu thập được từ 180 phiếu khảo sát trong tháng 8/2013 với 180 người trả lời 46 câu hỏi từ 3 quận (huyện) Thành phố Hồ Chí Minh gồm phường 8 quận 6 (Khu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm), quận Thủ Đức (khu vực phường Hiệp Bình Chánh, ven sơng Sài Gịn) và huyện Nhà Bè (khu vực xã Phú Xuân – thị trấn Nhà Bè, ven sông Nhà Bè. Hiện tại các khu vực này đang bị ngập nặng, ảnh hưởng khoảng 50.000 người dân (Chi cục thống kê 2009). Về nghề nghiệp, chủ hộ trong cuộc khảo sát làm nghề lao động tự do (30%), công chức viên chức (16%), công nhân (27%), nội trợ (17%), trồng trọt chăn nuôi (6%), thợ hồ, tài xế (4%). (biểu đồ 4.1)

Trong 180 hộ được khảo sát có 902 nhân khẩu, trong đó chỉ có 538 người là lao động chính (59,6%), 205 trẻ em và 77 người cao tuổi, bệnh tật. Có 82 người thất nghiệp, khơng có việc làm. Đa số hộ dân được khảo sát sống trong nhà cấp 4 (76,6%), 20,5% sống trong nhà cấp 3; chỉ có 5 hộ sống trong nhà cấp 1, 2.

Biểu đồ 1: Nghề nghiệp của chủ hộ

Biểu đồ 4.1: Nghề nghiệp của chủ hộ

Thời gian sinh sống của hộ dân trung bình là 22 năm, hộ sống lâu nhất là 63 năm, gần nhất là 1 năm. Đa số hộ dân sống lâu năm, là nơi chôn nhau cắt rốn, đất cha mẹ để lại, gần đường lớn, gần chợ tiện việc làm ăn, khu vực an ninh. Một số chủ hộ trẻ sống gần nhà cha mẹ, gần nơi làm việc, học tập của con cái. Số ít nhà được cấp đất, một số hộ chăn ni trồng trọt cho rằng nhà mình có khơng khí thống mát, n tĩnh, đất đai rộng thuận lợi trồng trọt chăn ni. Người dân chọn ở khu vực Thủ Đức vì ngay cửa ngõ thành phố, gần chợ, giá đất phù hợp với thu nhập. Một số hộ là công nhân, buôn bán, lao động tự do thuê nhà vì nhà rẻ, thuận tiện đi làm.

Trong cuộc khảo sát, hầu hết hộ dân được phỏng phấn đều có thu nhập bình qn từ 2 triệu đến dưới 10 triệu đồng/tháng (68,8%), 28,8% có thu nhập trên 10 triệu, trong đó có 6 hộ có thu nhập trên 20 triệu. Cá biệt có 4 hộ có thu nhập dưới 2 triệu/ tháng.(biểu đồ 4.2) Công chức, viên chức 16% Buôn bán, lao động tự do 30% Khác (tài xế, thợ hồ) 4% Công nhân 27% Nội trợ 17% Trồng trọt, chăn nuôi 6%

Hầu hết chủ hộ đều có trình độ Trung học cơ sở, Trung học phổ thơng (58%), 14% có trình độ Đại học và có 9% có trình độ tiểu học. (biểu đồ 4.3)

4 50 74 46 6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Dưới 2 triệu/tháng T ừ 2 triệu đến <5 triệu/tháng T ừ 5 triệu đến <10 triệu/tháng T ừ 10 triệu đến <20 triệu/tháng T rên 20 triệu/tháng Tiểu học 9% Trung học cơ sở 24% Trung học phổ thông 34% Cao đẳng 19% Đại học, Sau ĐH 14%

Biểu đồ 4.2: Mức độ thu nhập của hộ dân (VNĐ)

Hầu hết nhà thuộc quyền sở hữu của chủ hộ, có 16% người thuê nhà hoặc ở nhờ nhà người thân (biểu đồ 4.4)

4.2. Hiện trạng ngập tại khu vực khảo sát

Hầu hết hộ dân sống trong vùng bị ngập có ý kiến khi mới đến khu vực mình ở đã bị ngập (93%), trong đó hầu hết các con đường đều bị ngập, có 37% ngập dưới 4 ngày/tháng, 42,7% ngập từ 4-8 ngày/ tháng, 13% ngập trừ 9 đến 15 ngày/tháng. (biểu đồ 4.5). Đa số nhà ở đều ngập nước (83,8%).

67 77 24 11 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Dưới 4 ngày/tháng Từ 4-8 ngày/ tháng Từ 9 đến 15 ngày/tháng Không ngập

Biểu đồ 4.5: Số ngày ngập đường giao thông

Nhà sở hữu 84% Nhà thuê 12% Khác 4% Biểu đồ 4.4. Tình trạng sở hữu nhà

Cuộc khảo sát mong muốn đánh giá chính xác kinh nghiệm, khả năng thích ứng của người dân với tình trạng ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế trong cuộc khảo sát, 31,1% chủ hộ trả lời họ đã bị ảnh hưởng bởi ngập lụt trên 10 năm, 46,1% bị ảnh hưởng từ 5 đến 10 năm và 22,7% ảnh hưởng dưới 5 năm (biểu đồ 4.6)

Biểu đồ 4.7 thể hiện số lần ngập trong một tháng mà hộ dân phải chịu đựng trong ngơi nhà mình, trong đó đa số nhà dân bị ngập dưới 3 lần/ tháng (49,4%), 38,8% bị ngập từ 3 đến 7 lần/ tháng, số ít bị ngập trên 7 ngày, có 3 hộ ở khu vực phường Hiệp Bình Chánh – Thủ Đức bị ngập mỗi ngày. 41 83 56 0 20 40 60 80 100

Dưới 5 năm Từ 5 năm - 10 năm

Trên 10 năm

số hộ

Biểu đồ 4.6: Số năm người dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.

89 70 18 3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Dưới 3 lần/ tháng Từ 3 đến 7 lần/ tháng Trên 7 lần đến dưới mỗi ngày Mỗi ngày Biểu đồ 4.7: Số lần ngập trong tháng.

Trong mỗi đợt bị ngập, người dân phải chịu đựng từ 1 đến hơn 7 ngày, biểu đồ 4.5 thể hiện thời gian trung bình ngập, đa số bị ngập từ 2 đến 7 ngày (46,6%), ngập dưới 1 ngày chiếm 33,8%, ngập trên 7 ngày chiếm 25,5%. (biểu đồ 4.8)

Biểu đồ 4.9 thể hiện độ sâu bình quân của phần ngập nước trong suốt thời gian bị ngập. Hầu hết các vùng khảo sát đều có độ ngập bình quân dưới 50cm (87,7%), có 12,2% ngập trên 50cm, trong đó tại khu vực Hiệp Bình Chánh Thủ Đức ngập sâu nhất là 1 mét, tại khu vực xã Phú Xuân Nhà Bè ngập sâu nhất là từ 70 cm đến 1 mét.

51 84 45 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Dưới 1 ngày Từ 2 ngày đến 7 ngày

Trên 7 ngày

Biểu đồ 4.8: Thời gian trung bình ngập dài nhất (ngày).

84 74 22 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Dưới 20cm Từ 20 đến 50cm Trên 50 cm

Biểu đồ 4.9: Độ sâu bình quân của phần ngập nước (centimet) ngập nước (centimet)

4.3. Tác động của việc ngập nƣớc đến đời sống của hộ dân, kết quả như sau:

Trong 180 hộ được khảo sát, có 89 hộ (49,4%) trả lời thường bị mắc bệnh trong thời gian ngập nước, đa số là bệnh ngoài da (48%), bệnh tiêu chảy (31%), 9 hộ thường mắc bệnh tiêu chảy, ngoài da và cúm cùng lúc. Trong số các hộ khảo sát có 205 cháu là con cháu của 127 hộ đang đi học, hầu hết các cháu thường xuyên lội nước đi học hàng ngày (88,8%), chỉ có 11,1% các cháu phải nghỉ ở nhà khi nước ngập cao gây nguy hiểm. Nguyên nhân của việc này có lẽ do các trường học vẫn phải dạy, không nghỉ vào những lúc nước ngập.

Song song đó, hầu hết những người lao động chính trong hộ khảo sát đều lội nước để đi làm, chỉ có 8,8% phải nghỉ làm do ngập nước, đa số hộ nghĩ làm thuộc ngành nghề buôn bán, lao động tự do vì nước ngập đường giao thông, ngập nhà thì người dân bn bán ế ẩm, mất vệ sinh. Tuy nhiên, việc ngập nước cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân. Có 36% hộ dân cho rằng việc ngập nước ảnh hưởng đến thu nhập của họ, đa số thu nhập của hộ bị giảm từ 20% trở xuống (90,1%), các hộ bị ảnh hưởng đến thu nhập thường làm nghề buôn bán, lao động tự do, trồng trọt chăn nuôi.

Hầu hết các hộ đều sử dụng nguồn nước từ Công ty cấp nước Thành phố (90,5%), số còn lại sử dụng nước giếng, có 2 hộ (trồng trọt chăn nuôi) sử dụng vừa nước giếng, vừa nước công ty. Tuy nhiên, việc ngập nước cũng gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của hộ dân, 47,2% hộ dân được khảo sát cho rằng ngập nước ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, mặc dù là nước công ty nhưng đa số cho rằng nước có mùi hơi (49,6%), số ít nước bị đổi màu (18,8%), nước đóng cặn bã (9%), có 25 hộ (25,7%) bị ảnh hưởng 2 và 3 yếu tố cùng một lúc. Trước tình trạng này, hình như người dân vẫn chấp nhận sống chung với ơ nhiễm (55%), họ khơng làm gì cả với nguồn nước sinh hoạt mà vẫn sử dụng bình thường, 45% hộ (38 hộ) còn lại phải mua nước sạch sử dụng vì nguồn nước, đa số các hộ này đều bị ảnh hưởng bởi 2 và 3 yếu tố cùng một lúc.

Về hệ thống vệ sinh, đa số hộ dân đều cho rằng ngập nước làm ảnh hưởng đến hệ thống vệ sinh của nhà (64%). Hầu hết hệ thống vệ sinh đều bốc mùi hôi hoặc bị nghẹt nước khơng thốt được (77,5%), số ít (7%) chất thải tràn ra ngồi; có 11,% hộ dân bị ảnh hưởng bởi 2 và 3 tác động cùng một lúc.

Bên cạnh đó, 180 hộ dân được khảo sát cũng nêu lên những tác động, thiệt hại khác do ảnh hưởng của việc ngập nước. Đa số người dân cho rằng việc ngập nước làm

cho đường xá lầy lội, việc đi lại khó khăn, mất thời gian đi làm, đi học do phải lội nước, ướt quần áo, phải thay đổi thói quen hàng ngày như dậy sớm đi làm, mang theo quần áo để thay, phải xắn quần lội nước, mặc áo mưa khi đi qua vùng ngập nước; xe cộ dễ bị hư hỏng do chết máy, thiệt hại phương tiện, một số nơi gây tai nạn giao thông. Những nơi thường xuyên ngập nước với mực nước cao tràn vào nhà dân, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình. Hộ dân mất thời gian dọn lau, vật dụng trong nhà mau bị hư, nhà bị ẩm ướt hôi thối, trơn trượt; nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt; gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, một số nơi nước ngập gây lún nền nhà, tường bong tróc, bị xuống cấp trầm trọng. Nước ngập làm cho môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh, cây cối ngã đổ, chết, bốc mùi hôi, rác trôi vào sân. Việc ngập nước làm hao tổn tiền bạc do phải nâng nền, sửa chữa nhà, trong khi nước ngập làm cho bn bán khó khăn, cơng ăn việc làm bị ảnh hưởng. Ngoài thiệt hại về vật chất, việc ngập nước cũng làm cho người dân lo lắng nhiều, ảnh hưởng tinh thần.

4.4. Khả năng thích ứng của hộ dân

Khi được hỏi ơng (bà) có làm gì để thích ứng với việc ngập nước khơng, chỉ có 18% trả lời là khơng làm gì, đa số các hộ dân đều có hành động để đối phó với việc ngập nước. 94% hộ dân đều biết rõ nguyên nhân gây ngập nước là do mực nước sông dâng lên do triều cường, khi mưa lớn, 31,6% cho rằng ngập nước do ảnh hưởng bởi nước sơng làm xói mịn đất, đất lún. Người dân đã sử dụng biện pháp kinh tế, kỹ thuật và biện pháp xã hội, cộng đồng để thích nghi với ngập nước như sau:

* Về các biện pháp kinh tế

Trước khi ngập: người dân mua cát về đóng bao, đắp thành bờ xung quanh nhà; tu bổ và nâng cấp phương tiện đi lại; mua thực phẩm để sẵn trong nhà đề phòng nước dâng lên cao; tấn, bao, kê đồ đạc trong nhà lên cao; mua vật liệu xây dựng, chổi; nâng nền, nâng sân, sửa chữa nhà cửa. Tại khu vực Thủ Đức, một số hộ mua máy bơm nước, xây kè, đập xung quanh nhà ngay khu vực bờ sơng Sài Gịn.

Trong khi ngập: người dân linh động thời gian đi lại; tránh lưu thông trong khu vực ngập, nếu xe hư thì sửa chữa tạm; đắp bao cát thành vách ngăn không cho nước vào; mua vật dụng ngăn chặn nước

Sau khi ngập: người dân dọn dẹp nhà cửa, đem xe đi sửa chữa, thay nhớt xe; giữ lại vật dụng, bao cát cho những lần ngập sau; báo cho chính quyền địa phương biết hiện trạng; dọn dẹp vệ sinh.

* Về các biện pháp kỹ thuật

Trước khi ngập: đa số người dân sử dụng biện pháp nâng nền nhà, nên sân; sửa lại hệ thống cống trong nhà; sử dụng bao tải đựng cát, làm hệ thống đê ngăn nước tràn vào nhà.

Trong khi ngập: đa số sử dụng biện pháp nâng nền, sử dụng bao chứa cát đắp thêm đê ngăn nước tràn vào nhà.

Sau khi ngập: tháo gở đập ngăn nước, quét dọn, kiểm tra hệ thống đê đập bờ sông trong khu vực nhà để kịp thời báo với chính quyền địa phương nếu đập vỡ, nứt.

* Về các biện pháp xã hội

Trước khi ngập: người dân thường cùng nhau nạo vét hệ thống cống rãnh; nạo vét hệ thống thoát nước nhà vệ sinh; cùng nhau đóng góp tiền để nâng hẻm, tráng bê tơng hẻm để khơng cịn hẻm bị sình lầy sau ngập; đóng góp sửa chữa nâng đường, nạo vét cống rãnh, đặt ống thoát nước; sửa chữa đê, đắp bờ; vệ sinh, sửa chữa cống thoát nước.

Trong khi ngập: người dân dùng máy bơm công suất lớn bơm nước từ vùng ngập ra ngồi sơng rạch; cùng nhau giữ vệ sinh môi trường xung quanh; nạo vét cống cho thoát nước nhanh; sửa vá đường tạm thời.

Sau khi ngập: tiếp tục duy trì bảo vệ mơi trường nơi ở, vận động đặt cống mở đường, giải quyết bức xúc đi lại và ô nhiễm; cải tạo lại hệ thống cống rãnh; sửa chữa đê, nạo vét cống rãnh, đơn bờ bao.

Trong tình huống ngập nặng, có 91,6% hộ dân có các giải pháp để thích ứng, 8,4% hộ dân khơng làm gì. Kết quả lựa chọn giải pháp: có 66% hộ dân chỉ áp dụng 1 giải pháp, 20% hộ dân áp dụng 2 giải pháp và 13,9% áp dụng 3 giải pháp. (Bảng 4.10)

Bảng 4.10. Các giải pháp thích nghi ngập nặng

Trong tình huống xấu nhất, có 141 hộ (78,3%) chọn phương án vẫn tiếp tục sinh sống tại đây, 39 hộ (21,6%) hộ chọn phương án sẽ đi đến khu vực khác sinh sống, lý do như sau (bảng 4.11):

Phƣơng án Lý do

Vẫn tiếp tục sinh sống. (78,3%)

- Sinh sống nơi đây đã lâu năm, quen với cuộc sống ở đây, là nơi ở của gia đình từ trước đến giờ, có nhà thờ tổ tiên.

- Đã quen với môi trường sống, công việc, khu vực sinh sống có an ninh tốt, thuận tiện cho việc đi học của con cái.

- Điều kiện kinh tế không cho phép chuyển đi nơi khác. Sẽ tiếp tục có những biện pháp chống chọi với ngập úng, có thể sửa chữa nhà cửa để có thể thích ứng, sẽ cùng với địa phương tìm cách ngăn ngập. Mong nhà nước cải tạo lại hệ thống cấp thoát nước và nạo

1. Chọn một giải pháp 109 Tỷ lệ

Cải tạo, sửa chữa nhà ở 49 29.7%

Nâng nền nhà 44 26.7%

Nâng nền sân 6 3.6%

Xây đập ngăn nước 9 5.4%

2. Chọn hai giải pháp 33

Cải tạo sửa chữa nhà và nâng nền nhà 12 7.2%

Nâng nền nhà và nâng nền sân 10 6%

Sửa nhà và xây đập 3 1.8%

Nâng nền sân và xây đập 2 1.2%

Sửa nhà và nâng nền sân 4 2.4%

Nâng nền nhà và xây đập ngăn nước 2 1.2%

3. Chọn ba giải pháp 23

Cải tạo sửa chữa nhà, nâng nền sân, nền nhà 17 10.3%

Sửa nhà, nâng nền nhà và xây đập 3 1.8%

Sửa nhà, nâng nền sân và xây đập 3 1.8%

vét dịng sơng, khai sinh kênh rạch để tiếp tục sinh sống.

- Không biết nơi nào sẽ khơng ngập nước vì TPHCM nơi nào cũng ngập nước, không cần di chuyển chỗ ở, cố gắng sống thích nghi là được. Một số hộ ở Nhà Bè tin tưởng Nhà Bè là nơi cửa sông, cửa biển, có diện tích đất dự trữ khá lớn để hút nước.

Đến khu vực khác sinh sống. (21,6%)

- Việc ngập nước làm cho đi lại khó khăn, khơng thuận tiện, mơi trường bị ô nhiễm, dễ gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng thích ứng của hộ gia đình đối phó với tình trạng ngập nước tại TP hồ chí minh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)