4.3. Tác động của việc ngập nƣớc đến đời sống của hộ dân, kết quả như sau:
Trong 180 hộ được khảo sát, có 89 hộ (49,4%) trả lời thường bị mắc bệnh trong thời gian ngập nước, đa số là bệnh ngoài da (48%), bệnh tiêu chảy (31%), 9 hộ thường mắc bệnh tiêu chảy, ngoài da và cúm cùng lúc. Trong số các hộ khảo sát có 205 cháu là con cháu của 127 hộ đang đi học, hầu hết các cháu thường xuyên lội nước đi học hàng ngày (88,8%), chỉ có 11,1% các cháu phải nghỉ ở nhà khi nước ngập cao gây nguy hiểm. Nguyên nhân của việc này có lẽ do các trường học vẫn phải dạy, khơng nghỉ vào những lúc nước ngập.
Song song đó, hầu hết những người lao động chính trong hộ khảo sát đều lội nước để đi làm, chỉ có 8,8% phải nghỉ làm do ngập nước, đa số hộ nghĩ làm thuộc ngành nghề buôn bán, lao động tự do vì nước ngập đường giao thơng, ngập nhà thì người dân bn bán ế ẩm, mất vệ sinh. Tuy nhiên, việc ngập nước cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân. Có 36% hộ dân cho rằng việc ngập nước ảnh hưởng đến thu nhập của họ, đa số thu nhập của hộ bị giảm từ 20% trở xuống (90,1%), các hộ bị ảnh hưởng đến thu nhập thường làm nghề buôn bán, lao động tự do, trồng trọt chăn nuôi.
Hầu hết các hộ đều sử dụng nguồn nước từ Công ty cấp nước Thành phố (90,5%), số còn lại sử dụng nước giếng, có 2 hộ (trồng trọt chăn nuôi) sử dụng vừa nước giếng, vừa nước công ty. Tuy nhiên, việc ngập nước cũng gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của hộ dân, 47,2% hộ dân được khảo sát cho rằng ngập nước ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, mặc dù là nước công ty nhưng đa số cho rằng nước có mùi hơi (49,6%), số ít nước bị đổi màu (18,8%), nước đóng cặn bã (9%), có 25 hộ (25,7%) bị ảnh hưởng 2 và 3 yếu tố cùng một lúc. Trước tình trạng này, hình như người dân vẫn chấp nhận sống chung với ơ nhiễm (55%), họ khơng làm gì cả với nguồn nước sinh hoạt mà vẫn sử dụng bình thường, 45% hộ (38 hộ) cịn lại phải mua nước sạch sử dụng vì nguồn nước, đa số các hộ này đều bị ảnh hưởng bởi 2 và 3 yếu tố cùng một lúc.
Về hệ thống vệ sinh, đa số hộ dân đều cho rằng ngập nước làm ảnh hưởng đến hệ thống vệ sinh của nhà (64%). Hầu hết hệ thống vệ sinh đều bốc mùi hôi hoặc bị nghẹt nước không thốt được (77,5%), số ít (7%) chất thải tràn ra ngồi; có 11,% hộ dân bị ảnh hưởng bởi 2 và 3 tác động cùng một lúc.
Bên cạnh đó, 180 hộ dân được khảo sát cũng nêu lên những tác động, thiệt hại khác do ảnh hưởng của việc ngập nước. Đa số người dân cho rằng việc ngập nước làm
cho đường xá lầy lội, việc đi lại khó khăn, mất thời gian đi làm, đi học do phải lội nước, ướt quần áo, phải thay đổi thói quen hàng ngày như dậy sớm đi làm, mang theo quần áo để thay, phải xắn quần lội nước, mặc áo mưa khi đi qua vùng ngập nước; xe cộ dễ bị hư hỏng do chết máy, thiệt hại phương tiện, một số nơi gây tai nạn giao thông. Những nơi thường xuyên ngập nước với mực nước cao tràn vào nhà dân, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình. Hộ dân mất thời gian dọn lau, vật dụng trong nhà mau bị hư, nhà bị ẩm ướt hôi thối, trơn trượt; nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt; gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, một số nơi nước ngập gây lún nền nhà, tường bong tróc, bị xuống cấp trầm trọng. Nước ngập làm cho môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh, cây cối ngã đổ, chết, bốc mùi hôi, rác trôi vào sân. Việc ngập nước làm hao tổn tiền bạc do phải nâng nền, sửa chữa nhà, trong khi nước ngập làm cho bn bán khó khăn, cơng ăn việc làm bị ảnh hưởng. Ngoài thiệt hại về vật chất, việc ngập nước cũng làm cho người dân lo lắng nhiều, ảnh hưởng tinh thần.
4.4. Khả năng thích ứng của hộ dân
Khi được hỏi ơng (bà) có làm gì để thích ứng với việc ngập nước khơng, chỉ có 18% trả lời là khơng làm gì, đa số các hộ dân đều có hành động để đối phó với việc ngập nước. 94% hộ dân đều biết rõ nguyên nhân gây ngập nước là do mực nước sông dâng lên do triều cường, khi mưa lớn, 31,6% cho rằng ngập nước do ảnh hưởng bởi nước sơng làm xói mịn đất, đất lún. Người dân đã sử dụng biện pháp kinh tế, kỹ thuật và biện pháp xã hội, cộng đồng để thích nghi với ngập nước như sau:
* Về các biện pháp kinh tế
Trước khi ngập: người dân mua cát về đóng bao, đắp thành bờ xung quanh nhà; tu bổ và nâng cấp phương tiện đi lại; mua thực phẩm để sẵn trong nhà đề phòng nước dâng lên cao; tấn, bao, kê đồ đạc trong nhà lên cao; mua vật liệu xây dựng, chổi; nâng nền, nâng sân, sửa chữa nhà cửa. Tại khu vực Thủ Đức, một số hộ mua máy bơm nước, xây kè, đập xung quanh nhà ngay khu vực bờ sơng Sài Gịn.
Trong khi ngập: người dân linh động thời gian đi lại; tránh lưu thông trong khu vực ngập, nếu xe hư thì sửa chữa tạm; đắp bao cát thành vách ngăn không cho nước vào; mua vật dụng ngăn chặn nước
Sau khi ngập: người dân dọn dẹp nhà cửa, đem xe đi sửa chữa, thay nhớt xe; giữ lại vật dụng, bao cát cho những lần ngập sau; báo cho chính quyền địa phương biết hiện trạng; dọn dẹp vệ sinh.
* Về các biện pháp kỹ thuật
Trước khi ngập: đa số người dân sử dụng biện pháp nâng nền nhà, nên sân; sửa lại hệ thống cống trong nhà; sử dụng bao tải đựng cát, làm hệ thống đê ngăn nước tràn vào nhà.
Trong khi ngập: đa số sử dụng biện pháp nâng nền, sử dụng bao chứa cát đắp thêm đê ngăn nước tràn vào nhà.
Sau khi ngập: tháo gở đập ngăn nước, quét dọn, kiểm tra hệ thống đê đập bờ sông trong khu vực nhà để kịp thời báo với chính quyền địa phương nếu đập vỡ, nứt.
* Về các biện pháp xã hội
Trước khi ngập: người dân thường cùng nhau nạo vét hệ thống cống rãnh; nạo vét hệ thống thoát nước nhà vệ sinh; cùng nhau đóng góp tiền để nâng hẻm, tráng bê tông hẻm để khơng cịn hẻm bị sình lầy sau ngập; đóng góp sửa chữa nâng đường, nạo vét cống rãnh, đặt ống thoát nước; sửa chữa đê, đắp bờ; vệ sinh, sửa chữa cống thoát nước.
Trong khi ngập: người dân dùng máy bơm công suất lớn bơm nước từ vùng ngập ra ngồi sơng rạch; cùng nhau giữ vệ sinh môi trường xung quanh; nạo vét cống cho thoát nước nhanh; sửa vá đường tạm thời.
Sau khi ngập: tiếp tục duy trì bảo vệ môi trường nơi ở, vận động đặt cống mở đường, giải quyết bức xúc đi lại và ô nhiễm; cải tạo lại hệ thống cống rãnh; sửa chữa đê, nạo vét cống rãnh, đơn bờ bao.
Trong tình huống ngập nặng, có 91,6% hộ dân có các giải pháp để thích ứng, 8,4% hộ dân khơng làm gì. Kết quả lựa chọn giải pháp: có 66% hộ dân chỉ áp dụng 1 giải pháp, 20% hộ dân áp dụng 2 giải pháp và 13,9% áp dụng 3 giải pháp. (Bảng 4.10)