Kinh nghiệm các ngân hàng trên thế giới về XHTD doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 28)

1.3 Kinh nghiệm của các Ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm các ngân hàng trên thế giới về XHTD doanh nghiệp

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Đức

Các ngân hàng thương mại Đức sử dụng hệ thống suy luận logic kiểu xoắn ốc (fuzzy logic system) trong xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng mình.

Trong hệ thống này, các chỉ tiêu định lượng phản ánh rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ được gán cho nhiều khả năng khác nhau (cao - trung bình - thấp; tốt - xấu,…) tùy vào nhận định của các chuyên gia về mức độ của các chỉ tiêu này. Ví dụ như tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp có thể gắn liền với hai khả năng: rủi ro của doanh nghiệp đang giảm xuống nhưng cũng có thể là rủi ro đang tăng lên (vì phụ thuộc vào chu kỳ sống của sản phẩm,…). Do đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ được gán cho hai khả năng là tốt và xấu. Các khả năng khác nhau của các chỉ tiêu định lượng sau đó sẽ được phân tích kết hợp với nhau theo mơ hình cấu trúc If/then. Mục tiêu của việc phân tích này là nhằm chọn ra được những chỉ tiêu định lượng phản ánh rõ ràng nhất đến rủi ro tổng thể của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu định lượng được chọn ra sẽ được ngân hàng điều chỉnh giá trị bằng phương pháp thích hợp và sau đó sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu định tính về rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính để phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Pháp

NHTW Pháp tiến hành đánh giá và xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp thơng tin cho các NHTM trong hoạt động tín dụng. Việc đánh giá, xếp hạng này được thực hiện thường xuyên và cập nhật liên tục theo định kỳ.

Nội dung đánh giá doanh nghiệp của NHTW bao gồm:

Đánh giá quy mô doanh nghiệp:

sản xuất hay phi sản xuất. Mức điểm đánh giá quy mô được thể hiện thông qua chữ cái từ A đến H hoặc J, N, X tùy vào mức doanh thu đạt được của doanh nghiệp (5 tỷ Franc  1 tỷ Franc  500 triệu Franc  200 triệu Franc  100 triệu Franc  50 triệu Franc  10 triệu Franc  5 triệu Franc  0 triệu Franc  0 Franc) trong đó

A tương ứng với mức doanh thu cao nhất (từ 5 tỷ Franc trở lên), X tương ứng với mức doanh thu thấp nhất (khơng có doanh thu)

Đánh giá về mặt tài chính

NHTW đánh giá tài chính của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào việc phân tích tình hình tài chính và hiệu quả họat động của doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả họat động kinh doanh, việc thay đổi vốn tự có, các sự kiện pháp lý,… Mức điểm đánh giá về mặt tài chính được thể hiện thơng qua các con số: 3,4,5,6 trong đó điểm số 3 áp dụng cho những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt nhất (báo cáo tài chính và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp tốt, lợi nhuận và doanh thu có sự tăng trưởng cao qua các năm,…) và điểm số 6 áp dụng cho những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu nhất (vốn lưu động bị thâm hụt, lợi nhuận âm, nợ chiếm tỷ trọng lớn so với doanh số, doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ,…)

Đánh giá về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá thơng qua 3 mức điểm: 7,8,9 trong đó mức điểm 7 được áp dụng cho các doanh nghiệp có khả năng thanh toán đều đặn, đúng hạn, khơng có khó khăn trong việc quản lý ngân quỹ và mức điểm 9 áp dụng cho các doanh nghiệp thanh tốn khơng đúng hạn, doanh nghiệp gặp khó khăn và ngân quỹ bị thâm hụt nặng.

Đánh giá về người lãnh đạo

Người đứng đầu doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chính về mọi mặt liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thường là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc. Căn cứ vào thông tin NHTW Pháp lưu trữ của những người này về: quá trình làm lãnh đạo, kinh nghiệm trong cơng tác quản lý, kết quả đạt được

trong thời gian giữ chức, lịch sử nhân thân về tiền án tiền sự mà NHTW có những đánh giá tương ứng. Điểm của phần đánh giá này bao gồm các điểm số 0,5,6.

Trong đó điểm 0: thơng tin của lãnh đạo doanh nghiệp khơng có trong hệ thống lưu trữ thơng tín của NHTW Pháp. Điểm 5: thơng tin lãnh đạo được lưu trữ tại NHTW Pháp là tốt. Điểm 6: thông tin lãnh đạo được lưu trữ tại NHTW Pháp là xấu.

Đánh giá về mức độ công khai thông tin

Thông tin ở đây bao gồm: tồn bộ hồ sơ và tình hình tài chính hoạt động của doanh nghiệp. Việc đánh giá cho điểm được thể hiện thông qua hai chữ cái: T (áp dụng cho doanh nghiệp có thơng tin cơng khai), R (áp dụng cho doanh nghiệp có thơng tin thiếu hoặc có sự chậm trễ trong việc khai báo thông tin).

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng ANZ

ANZ (Australia And New Zealand Banking) thực hiện việc quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình thơng qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Mục đích của hệ thống XHTD nội bộ của ANZ: Ra quyết định cấp tín dụng; Quản lý danh mục tín dụng; Cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động tín dụng và Xác định khách hàng mục tiêu từ đó định hướng chiến lược kinh doanh.

Phương pháp XHTD của ANZ:

ANZ đã xây dựng hệ thống XHTD tự động dựa trên một chương trình phần mềm trực tuyến. Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng thì nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin và nhập thơng tin theo mẫu định sẵn trên chương trình trực tuyến.

Các dữ liệu thông tin do khách hàng cung cấp sẽ được chọn lọc lại, từ đó chương trình sẽ sắp xếp, tính tốn và tự động phân loại khách hàng vào các mức hạng cụ thể từ đó đưa ra các nhóm nợ tương ứng. Căn cứ vào kết quả trên chương trình XHTD, Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định về việc cấp tín dụng cho khách hàng kèm theo các điều kiện về hạn mức và lãi suất….Kết quả này sẽ được thông báo gửi đến khách hàng.

Hệ thống XHTD trực tuyến của ANZ trong quá trình đưa vào sử dụng và hoạt động giúp Ngân hàng rút ngắn thời gian, đánh giá được đầy đủ khách hàng, tạo độ tin cậy tín dụng, ngồi ra hệ thống này cịn giúp ngân hàng tạo cảm giác thỏa mãn cho khách hàng.

Việc đánh giá xếp hạng khách hàng được thực hiện thông qua việc đánh giá các nhóm chỉ tiêu sau:

- Phân tích tình hình tài chính

- Đánh giá chất lượng dữ liệu tài chính

- Phân tích ngành (liên quan đến lĩnh vực hoạt động của khách hàng)

- Phân tích mơi trường nội bộ: mơ hình hoạt động; cơ cấu tổ chức; trình độ quản lý,…

- Các yếu tố tác động khác

Kết quả xếp hạng tín dụng của hệ thống được chia ra thành 10 mức hạng:

Bảng 1.2: Phân loại khách hàng theo Hệ thống XHTD của ANZ

Mức hạng Mức tin cậy tín dụng Nhóm nợ

Hạng 1

Hạng khách hàng có thể tài trợ Nợ đủ tiêu chuẩn Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 Hạng 5 Hạng 6 Hạng 7 Hạng khách hàng từ chối tài trợ Nợ cần chú ý Hạng 8 Nợ dưới tiêu chuẩn

Hạng 9 Nợ nghi ngờ

Hạng 10 Mất khả năng trả nợ

(Nguồn: www.anz.com)

1.3.1.4 XHTD theo quy định của Basel II

Theo yêu cầu của Hiệp định về tiêu chuẩn vốn quốc tế của Ủy ban Basel gọi tắt là Basel II được xây dựng vào 06/2004 thì các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ

sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng từ đó xác định hệ số an tồn vốn tối thiểu. Phương pháp này gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro.

Các ngân hàng sẽ sử dụng các mơ hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng theo cơng thức:

EL = PD x EAD x LGD

EL được xác định với mỗi kỳ hạn cụ thể, trong đó: EL – Expected Loss: tổn thất có thể ước tính

PD – Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ

EAD – Exposure at Default: tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

LGD – Loss Given Default: tỷ trọng tổn thất ước tính Cách xác định các chỉ tiêu cấu thành công thức trên:

+ PD: chỉ số này được tính dựa trên các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng như: các khoản nợ đã trả, các khoản nợ đang trong hạn và các khoản nợ không thu hồi được trong vịng ít nhất 5 năm để tính tốn được nợ trong vòng 1 năm. Dữ liệu được chia ra làm 3 nhóm: nhóm dữ liệu tài chính, nhóm dữ liệu phi tài chính và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo về việc không trả được nợ cho ngân hàng. Các dự liệu trên sẽ được nhập vào một mơ hình định sẵn như: mơ hình tuyến tính, mơ hình Probit,… từ đó tính tốn được xác suất khơng trả được nợ của khách hàng.

+ EAD: đối với các khoản nợ có kỳ hạn; EAD được xác định một cách dễ dàng

Đối với các khoản vay khơng có kỳ hạn rõ ràng như khoản vay cho vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hồn, cho vay theo hạn mức thấu chi…: EAD được xác định như sau:

(LEQ× Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình qn) chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngồi mức dư nợ bình qn, trong đó LEQ là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ và được xác định dựa trên dữ liệu quá khứ. Tuy nhiên trên thực tế việc xác định LEQ thường gặp khó khăn, đặc biệt đối với những khách hàng có uy tín, trả nợ đầy đủ và hiếm khi rơi vào tình trạng khơng trả được nợ hoặc đối với những yếu tố khác như loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng tiếp cận thị trường tài chính của khách hàng, quy mơ hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,…

LDG: đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LDG không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng khơng trả được nợ: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.

LGD = EAD - số tiền có thể thu hồi

EAD

Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm: các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố.

Việc xác định tổn thất ước tính (EL) sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng; nâng cao chất lượng tín dụng trong việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay; giúp ngân hàng xác định chính xác được giá trị khoản vay. Tuy nhiên việc tính tốn bất kỳ chỉ tiêu nào cũng khá phức tạp địi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học với những chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại thì mới xác định được một cách chính xác EL.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho các NHTM Việt Nam NHTM Việt Nam

Xếp hạng tín dụng là cả một quy trình với nhiều cơng đoạn, mỗi cơng đoạn lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ việc ban đầu là lựa chọn các dữ liệu sao cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng doanh nghiệp cho đến việc xử lý các dữ liệu phải được thực hiện một cách khoa học hợp lý như thế mới đánh giá chính xác được khả năng của doanh nghiệp. Nếu ngân hàng thực hiện tốt những điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng và tạo được sự công bằng cho các doanh nghiệp được xếp hạng.

Khác với các cơng ty xếp hạng tín dụng độc lập, mục đích của các NHTM khi xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn là để phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng sẽ được các ngân hàng sử dụng để quyết định cấp tín dụng và theo dõi khoản vay. Kết quả xếp hạng của một NHTM có thể khác kết quả xếp hạng của tổ chức tín nhiệm độc lập. Tuy nhiên các NHTM có thể tham khảo kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng độc lập trong quá trình thực hiện xếp hạng, làm cơ sở để so sánh, đối chiếu.

Xếp hạng tín dụng là nhìn về tương lai phát triển của doanh nghiệp, do đó việc phân tích các dữ liệu về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp phải được đặt trong bối cảnh về rủi ro tổng thể của doanh nghiệp trước những thay đổi có thể có của các chu kỳ kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.

Cần phân biệt rõ giữa xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng và xếp hạng khoản vay. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh giá về khả năng tài chính, tình hình hoạt động hiện thời cũng như trong tương lai của doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết tài chính trong một khoảng thời gian nhất định. Còn xếp hạng khoản vay là đánh giá mức độ tổn thất và mức độ có thể thu hồi của khoản vay, vì vậy xếp hạng khoản vay luôn gắn liền với từng giao dịch cụ thể và phụ thuộc vào các yếu tố khác như: mức hạng tín nhiệm ban đầu của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo cho khoản vay, các điều khoản trong hợp đồng tín dụng….

Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khốn để những thơng tin về diễn biến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được chuyển tải nhanh chóng trên thị trường chứng khoán. Những thơng tin quan trọng từ thị trường chứng khốn như chỉ số P/E,… sẽ là những căn cứ quan trọng trong cơng tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các NHTM.

Hệ thống NHTM Việt Nam cần nâng cao hơn nữa trình độ quản lý, đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng đặc biệt là công nghệ thông tin, cấu trúc lại bộ máy tổ chức,… nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của Ủy ban Basel về đảm bảo an toàn trong các hoạt động ngân hàng. Đây cũng là đòi hỏi giúp hệ thống NHTM Việt Nam có thể cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngồi trong q trình hội nhập.

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng ln đối mặt với nhiều loại rủi ro, vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng ln là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng. Trong tiến trình này thì việc phát triển hệ thống XHTD doanh nghiệp có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam.

XHTD doanh nghiệp là một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng khoa học đã được sử dụng phổ biến tại các NHTM trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay công cụ này cũng được các NHTM triển khai áp dụng.

Trong Chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận XHTD doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm XHTD doanh nghiệp của các ngân hàng trên thế giới, từ đó nêu ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho các NHTM Việt Nam trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)