So sánh hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 65 - 125)

NHTM khác

Luận văn thực hiện so sánh hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Về cơ bản, hệ thống XHTD doanh nghiệp của Vietcombank và Agribank khơng có khác biệt lớn về phương pháp đánh giá cũng như quy trình thực hiện so với hệ thống XHTD doanh nghiệp tại BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Nam Sài Gịn nói riêng. Tuy nhiên hệ thống XHTD doanh nghiệp của BIDV cũng có một số khác biệt. Qua việc so sánh này, giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn về hệ thống XHTD doanh nghiệp của BIDV từ đó thấy được những ưu nhược điểm của hệ thống và đưa ra các giải pháp nhằm giúp hệ thống hoàn thiện hơn.

Bảng so sánh chi tiết được trình bày ở Phụ lục 02.

Điểm giống nhau:

nhóm nợ và thực hiện trích lập dự phịng rủi ro theo quy định của Nhà nước và theo thông lệ quốc tế.

Thứ hạng quy ƣớc: bao gồm 10 hạng cao nhất là AAA và giảm dần thấp nhất

là D.

Quy trình: gồm 6 bước

(i) Xác định ngành nghề kinh tế: xác định bộ chỉ tiêu chấm điểm phù hợp

tương ứng với hoạt động thực tế của DN.

(ii) Phân loại quy mô hoạt động của DN theo 3 nhóm: lớn, vừa và nhỏ.

(iii) Phân biệt loại hình sở hữu của DN thành 3 nhóm: DN Nhà nước, DN có

vốn đầu tư nước ngoài và DN khác (DN ngoài quốc doanh).

(iv) Chấm điểm DN dựa vào bộ chỉ tiêu tài chính tương ứng với ngành nghề,

quy mơ và loại hình sở hữu của doanh nghiệp.

(v) Chấm điểm DN dựa vào bộ chỉ tiêu phi tài chính tương ứng với ngành

nghề, quy mơ và loại hình sở hữu của doanh nghiệp.

(vi) Kết quả xếp hạng : tổng hợp điểm, nhân với trọng số của báo cáo tài chính

có được kiểm tốn hay khơng được kiểm toán. Căn cứ vào số điểm đạt được, xếp khách hàng vào 1 trong 10 hạng theo quy ước.

Điểm khác nhau:

Xác định ngành nghề kinh tế:

- BIDV xác định cụ thể 35 ngành kinh tế và xây dựng từng bộ chỉ tiêu chấm điểm tương ứng cho từng ngành. Trong khi đó Vietcombank và Agribank phân chia ngành kinh tế thành 4 nhóm lớn và chỉ xây dựng 4 bộ chỉ tiêu chấm điểm tương ứng. Như vậy hệ thống XHTD doanh nghiệp tại BIDV xây dựng hệ thống bộ chỉ tiêu chi tiết và cụ thể hơn.

- Bộ chỉ tiêu chấm điểm doanh nghiệp của BIDV không công bố cụ thể tỷ trọng của các chỉ tiêu, số liệu về tỷ trọng các chỉ tiêu chỉ được xây dựng trực tiếp trong chương trình phần mềm chấm điểm tại BIDV. Trong khi đó hệ thống chấm điểm tại Vietcombank và Agribank đều công bố tỷ trọng các chỉ tiêu phân chia theo từng nhóm ngành kinh tế khác nhau.

Chỉ tiêu tài chính: BIDV chưa sử dụng các chỉ tiêu đánh giá dòng tiền, các

chỉ tiêu đánh giá báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà BIDV chưa đạt được trong quá trình xây dựng hệ thống chấm điểm doanh nghiệp để tiến dần đến thông lệ quốc tế.

Chỉ tiêu phi tài chính: BIDV chưa đánh giá được khả năng trả nợ của khách

hàng thơng qua đánh giá dịng tiền của doanh nghiệp. BIDV đánh giá thông tin phi tài chính về DN chi tiết và cụ thể hơn về các nhóm chỉ tiêu: Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ; Quan hệ với ngân hàng; Các nhân tố bên ngoài; Các đặc điểm hoạt động khác.

Kết quả xếp hạng: BIDV xem các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà

nước, doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có tỷ trọng như nhau đối với cùng một loại BCTC (có được kiểm tốn hay khơng được kiểm tốn), trong khi đó Vietcombank và Agribank phân chia trọng số khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp khi áp dụng BCTC có kiểm tốn hoặc khơng có kiểm tốn.

2.4 Nhận xét về hệ thống XHTD doanh nghiệp 2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc

Hệ thống XHTD doanh nghiệp là công cụ để BIDV Chi nhánh Nam Sài Gịn thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo thông lệ quốc tế, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế tốn quốc tế.

Hệ thống XHTD doanh nghiệp đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tại Chi nhánh trong quá trình áp dụng đã cho thấy đây là một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng, thể hiện:

Việc phân loại khách hàng đã giúp cho ban lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về danh mục tín dụng của Chi nhánh từ đó có chính sách tín dụng phù hợp. Để phù hợp với thực tế tình hình tín dụng và đặc thù của Chi nhánh sau khi ban hành chính sách khách hàng dựa trên kết quả phân loại, Chi nhánh đã kịp thời thay đổi chính

sách khách hàng. Căn cứ vào kết quả xếp loại khách hàng đang quan hệ tín dụng, Chi nhánh điều chỉnh danh mục khách hàng, mạnh dạn mở rộng đối tượng phục vụ khách hàng theo hướng phát triển đến lĩnh vực sản xuất, thương mại, xuất khẩu,… ngoài lĩnh vực xây lắp truyền thống.

Kết quả xếp loại được sử dụng như là một căn cứ để xác định lãi suất cho vay. Lãi suất vay và phí bảo lãnh áp dụng cho mỗi khách hàng sẽ khác nhau tương ứng với kết quả xếp hạng. Doanh nghiệp được xếp hạng có mức độ rủi ro thấp thì sẽ được hưởng lãi suất thấp và ngược lại. Điều đó cho phép ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng theo hướng tích cực, đầu tư hay cho vay đúng đối tượng và hạn chế được rủi ro tốt hơn.

Dựa trên dữ liệu thu thập được, Chi nhánh tiến hành xếp hạng tín dụng khách hàng. Với phương pháp và hệ thống XHTD doanh nghiệp sẵn có, chỉ trong thời gian ngắn sẽ biết được khách hàng xếp hạng nào, có nằm trong quy định được ngân hàng đặt quan hệ hay không? Nếu hạng thấp hơn mức quy định để cho vay thì BIDV sẽ từ chối, cụ thể đối với các khách hàng xếp hạng BB trở xuống thì Chi nhánh sẽ khơng chính sách mở rộng phát triển mối quan hệ hợp tác còn đối với khách hàng đang quan hệ tín dụng thì sẽ được ngân hàng giám sát chặt chẽ trong việc cho vay với các điều kiện bảo đảm nợ vay. Nếu hạng của khách hàng phù hợp quy định định để cho vay, Chi nhánh sẽ tiến hành phân tích và thẩm định các yếu tố khác trước khi quyết định cho vay như phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo, tư cách pháp nhân…Như vậy kết quả XHTD khách hàng là một căn cứ khoa học, khách quan để cấp tín dụng của Chi nhánh.

Từ khi Chi nhánh thực hiện XHTD doanh nghiệp, việc phòng ngừa rủi ro tín dụng đã được nâng lên. Định kỳ 6 tháng hay hàng quý Chi nhánh đều thực hiện xếp hạng lại tín nhiệm khách hàng từ đó đưa ra cách ứng xử thích hợp. Đối với những khách hàng xuống hạng cho thấy rủi ro cho vay của khoản vay đã gia tăng, Chi nhánh cần phải có ngay những ứng sử thích hợp như giảm dư nợ, yêu cầu tài sản đảm bảo bổ sung…Đối với những khách hàng tăng hạng cho thấy mức tín nhiệm của khách hàng đã gia tăng, tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển

biến tích cực, rủi ro cho khoản vay giảm xuống, trong trường hợp này Chi nhánh sẵn sàng áp dụng một số quy định có tính ưu đãi hơn như số tiền cho vay có thể lớn hơn giá trị tài sản đảm bảo, tăng dư nợ…

Thông qua hệ thống XHTD dành cho khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh đã thể hiện được cách quản lý thống nhất từ cấp Hội sở chính đến các Phịng giao dịch trong hệ thống. Từ đó có thể thực hiện được các kế hoạch, mục tiêu hoạt động của hệ thống một cách nhất quán trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay.

2.4.2 Những tồn tại của hệ thống

Bên cạnh những kết quả đạt được của hệ thống XHTD các doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh như hiện nay, thì hệ thống cũng cịn một số hạn chế nhất định:

Các bộ chỉ tiêu xếp hạng theo ngành nghề kinh tế:

Hệ thống XHTD doanh nghiệp hiện tại đã xây dựng 35 ngành nghề được xếp hạng nhưng vẫn chưa đủ bao quát hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng đang có quan hệ tín dụng. Qua thực trạng xếp hạng các khách hàng doanh nghiệp, một số khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh với dư nợ lớn nhưng ngành nghề của doanh nghiệp lại không nằm trong danh mục 35 bộ chỉ tiêu đã xây dựng từ đó dẫn đến một số khó khăn trong việc đánh giá, xếp hạng khách hàng, phản ánh không đúng bản chất hoạt động kinh doanh.

Đối tƣợng xếp hạng:

Hiện tại hệ thống XHTD doanh nghiệp của chi nhánh chỉ mới thực hiện việc xếp hạng cho các khách hàng là doanh nghiệp có đủ báo cáo tài chính 2 năm liên tiếp (tức sẽ được phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN). Ngân hàng vẫn chưa xây dựng hệ thống xếp hạng cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp mới thành lập chưa có báo cáo tài chính đủ 2 năm liên tiếp, loại khách hàng này mặc nhiên sẽ được phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN tức dựa vào tuổi nợ tạo ra sự bị động trong việc xác định mức độ rủi ro của khách hàng. Vì thế để hồn thiện hệ thống xếp hạng thì Ngân hàng nên xem xét và bổ sung đối tượng khách hàng trên để làm cho hệ thống ngày càng hoàn thiện hơn.

Căn cứ để xếp hạng

Xét về thơng tin tài chính, số liệu chủ yếu được lấy từ 03 Bảng báo cáo chính là bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên hiện nay đa số các doanh nghiệp chỉ được tính điểm xếp hạng căn cứ vào số liệu của 02 bảng báo cáo là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; số liệu từ Bảng lưu chuyển tiền tệ hầu như không dùng đến và trở nên dư thừa.

Ngoài ra hiện nay, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam cịn thiếu trung thực nên các tỷ số tài chính sau khi tính ra cũng phản ánh khơng chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu phi tài chính chiếm đến 60-70% trong thang điểm xếp hạng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Mà các chỉ tiêu phi tài chính thì vẫn cịn những hạn chế nhất định.

Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng:

Việc xây dựng hệ thống cho điểm đối với các tiêu chí cũng có vấn đề cần xem xét, một số tiêu chí khi đánh giá có thang điểm chưa phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp do các tiêu chí đánh giá này được tổ chức tư vấn đánh giá điểm số dựa trên mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp nước ngồi nên một số nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp Việt Nam.

Hệ thống vẫn còn thiếu các chỉ tiêu đặc trưng ngành để đánh giá riêng cho những ngành hoạt động trong lĩnh vực này ví dụ như: ngành chế biến lương thực, thực phẩm; ngành chế biến, nuôi trồng thủy hải sản; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống,….

Quá trình XHTD doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Qua phân tích có thể thấy tính tồn diện của hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp hạng hiện tại của BIDV vẫn chưa thật sự chắc chắn thể hiện qua:

Các chỉ tiêu tài chính

Chẳng hạn khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, Ngân hàng sử dụng ba chỉ tiêu là khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh

và khả năng thanh toán tức thời. Trong khi đó, hai chỉ tiêu khả năng thanh tốn hiện hành và khả năng thanh tốn nhanh đều có nội dung thơng tin tương tự nhau, bởi vì khả năng thanh toán nhanh chỉ đơn thuần là khả năng thanh toán hiện hành đã loại trừ bớt hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động. Hơn nữa, khoản mục hàng tồn kho thì đã được sử dụng trong chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho để phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do đó chỉ cần sử dụng khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh tốn tức thời mà thơi.

Bên cạnh đó, Ngân hàng vẫn cịn thiếu một số chỉ tiêu tài chính quan trọng để XHTD doanh nghiệp, chẳng hạn như: nhóm chỉ tiêu thể hiện sự linh hoạt về tài chính của doanh nghiệp, giá trị thị trường tổng tài sản của doanh nghiệp,…

Hiệu quả hoạt động của DN phải được kết hợp phân tích với lưu chuyển tiền tệ để hiểu được doanh nghiệp có tiền từ đâu và tiền đã được sử dụng như thế nào để đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh và thanh tốn của doanh nghiệp. Các hệ số tài chính có thể làm sáng tỏ về khả năng sinh lợi, hiệu quả quản lý tài sản có, tài sản nợ của doanh nghiệp nhưng khơng trực tiếp nói lên số tiền mà doanh nghiệp sẵn có trong những khoảng thời gian khác nhau để hoàn trả đúng hạn các khoản vay. Do đó các chỉ tiêu về lưu chuyển tiền tệ của DN là các chỉ tiêu rất cần thiết để đánh giá khả năng quản trị dòng tiền cho các hoạt động của doanh nghiệp. Ở Ngân hàng thì việc phân tích chỉ tiêu này vẫn cịn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.

Các chỉ tiêu phi tài chính:

Vị thế cạnh tranh là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá rủi ro và triển

vọng phát triển trong tương lai của DN. Hai doanh nghiệp có rủi ro tài chính như nhau nhưng sẽ có thứ hạng rất khác nhau tùy vào các thách thức đến từ môi trường kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp gặp phải và các cơ hội kinh doanh mà mỗi DN có được và có thể nắm bắt được, tức là tùy thuộc vào vị thế cạnh tranh của mỗi DN. Hiện tại hệ thống XHTD doanh nghiệp của Ngân hàng vẫn còn thiếu cả chỉ tiêu định tính và định lượng để phân tích vị thế cạnh tranh của DN.

Rủi ro ngành cũng là một chỉ tiêu quan trọng để phân tích xếp hạng doanh

ngành nghề khác nhau sẽ chịu tác động về rủi ro của ngành đó. Hiện tại Ngân hàng chưa xây dựng được đầy đủ hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng để phân tích rủi ro ngành trong XHTD doanh nghiệp. Mặt khác, các thông tin, số liệu kinh tế vĩ mô liên quan đến ngành kinh tế, thông tin về thị trường trong và ngồi nước mà Ngân hàng cập nhật được cịn q nghèo nàn để có thể sử dụng trong phân tích rủi ro ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Do đó việc đánh giá rủi ro ngành của Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nhận định chủ quan của người phân tích. Đây cũng là một hạn chế mà Ngân hàng cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Khả năng quản trị điều hành doanh nghiệp là một chỉ tiêu không thể thiếu

trong XHTD doanh nghiệp. Việc lượng hóa khả năng quản trị điều hành là nhằm đánh giá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp trước những biến động của môi trường kinh doanh và rủi ro trong chính sách tài chính của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có đặc điểm khác nhau về số lượng các khách hàng, mối liên hệ với các nhà cung cấp, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm,… nên mỗi doanh nghiệp đều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 65 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)