1.3 Kinh nghiệm của các Ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam
1.3.1.4 XHTD theo quy định của Basel II
Theo yêu cầu của Hiệp định về tiêu chuẩn vốn quốc tế của Ủy ban Basel gọi tắt là Basel II được xây dựng vào 06/2004 thì các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ
sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng từ đó xác định hệ số an tồn vốn tối thiểu. Phương pháp này gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro.
Các ngân hàng sẽ sử dụng các mơ hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng theo cơng thức:
EL = PD x EAD x LGD
EL được xác định với mỗi kỳ hạn cụ thể, trong đó: EL – Expected Loss: tổn thất có thể ước tính
PD – Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ
EAD – Exposure at Default: tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.
LGD – Loss Given Default: tỷ trọng tổn thất ước tính Cách xác định các chỉ tiêu cấu thành công thức trên:
+ PD: chỉ số này được tính dựa trên các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng như: các khoản nợ đã trả, các khoản nợ đang trong hạn và các khoản nợ khơng thu hồi được trong vịng ít nhất 5 năm để tính tốn được nợ trong vịng 1 năm. Dữ liệu được chia ra làm 3 nhóm: nhóm dữ liệu tài chính, nhóm dữ liệu phi tài chính và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo về việc khơng trả được nợ cho ngân hàng. Các dự liệu trên sẽ được nhập vào một mơ hình định sẵn như: mơ hình tuyến tính, mơ hình Probit,… từ đó tính tốn được xác suất khơng trả được nợ của khách hàng.
+ EAD: đối với các khoản nợ có kỳ hạn; EAD được xác định một cách dễ dàng
Đối với các khoản vay khơng có kỳ hạn rõ ràng như khoản vay cho vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hồn, cho vay theo hạn mức thấu chi…: EAD được xác định như sau:
(LEQ× Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình qn) chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm khơng trả được nợ ngồi mức dư nợ bình qn, trong đó LEQ là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ và được xác định dựa trên dữ liệu quá khứ. Tuy nhiên trên thực tế việc xác định LEQ thường gặp khó khăn, đặc biệt đối với những khách hàng có uy tín, trả nợ đầy đủ và hiếm khi rơi vào tình trạng khơng trả được nợ hoặc đối với những yếu tố khác như loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng tiếp cận thị trường tài chính của khách hàng, quy mơ hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,…
LDG: đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LDG không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng khơng trả được nợ: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.
LGD = EAD - số tiền có thể thu hồi
EAD
Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm: các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố.
Việc xác định tổn thất ước tính (EL) sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng; nâng cao chất lượng tín dụng trong việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay; giúp ngân hàng xác định chính xác được giá trị khoản vay. Tuy nhiên việc tính tốn bất kỳ chỉ tiêu nào cũng khá phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học với những chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại thì mới xác định được một cách chính xác EL.