1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro
1.2.3.3 Nhận dạng sự kiện tiềm tàng
Sự kiện tiềm tàng: là biến cố bắt nguồn từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. Một sự kiện có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đơn vị và có thể cả hai.
- Các yếu tố ảnh hưởng: khi xem xét các sự kiện tiềm tàng cần xác định các yếu tốảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm các yếu tố bên ngoài như:
+ Môi trường kinh tế: các sự kiện liên quan đến mặt bằng giá cả, nguồn vốn có thể huy động, chi phí sử dụng vốn, tỷ lệ thất nghiệp, đối thủ cạnh tranh mới,…
+ Môi trường tự nhiên: thiên tai, sự tác động của môi trường đến nhà xưởng, sự tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, di dân giữa các vùng địa lý,..
+ Các yếu tố chính trị: các quy định mới của luật pháp, chính sách thuế, sự hạn chế của nhà nước đối với các khu vực thị trường,..
+ Các yếu tố xã hội: tình trạng già/trẻ của dân số, phong tục tập quán, cấu trúc gia đình, ưu tiên nghề nghiệp của dân chúng, các hoạt động khủng bố,…
+ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: các hình thức thương mại điện tử mới, sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ kỹ thuật cao,…
Các yếu tố bên trong tác động đến sự kiện tiềm tàng bao gồm:
+ Cơ sở vật chất: cơ sở vật chất để liên lạc với các trung tâm của đơn vị, giảm thiểu thời hạn cung ứng các yếu tốđầu vào, cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
+ Nhân sự: tai nạn lao động, gian lận của nhân viên, hiệu lực của hợp đồng lao động, các hành động làm tổn hại đến tiền bạc và danh tiếng của đơn vị.
+ Các chu trình: sự không phù hợp giữa chu trình cơng việc và các quy định của nhà quản lý, các lỗi khi thực hiện các chu trình, thực hiện việc thuê ngoài khi chưa được xem xét thoảđáng.
+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật: việc thay đổi máy móc, cơng nghệđể đáp ứng về doanh thu, khối lượng; máy móc bị trục trặc, gian lận trong thực hiện công việc. Việc xác định được các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến đơn vị có tác dụng quan trọng đến việc nhận dạng các sự kiện tiềm tàng. Một khi các yếu tố ảnh hưởng đã được nhận dạng, nhà quản lý có thể xem xét tầm quan trọng của chúng và tập trung vào các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Ngoài việc nhận diện các sự kiện tiềm tàng ở mức độ toàn đơn vị, sự kiện tiềm tàng cũng có thểđược nhận diện ở mức độ chi tiết cho các hoạt động. Điều này giúp cho việc đánh giá các rủi ro theo các hoạt động, các chức năng chính. Sự tác động lẫn nhau giữa các sự kiện: các sự kiện liên quan đến đơn vị thường không xuất hiện độc lập mà có sự tương tác lẫn nhau. Một sự kiện xuất hiện có thể tạo ra, hoặc tác động đến một sự kiện khác và các sự kiện có thể xuất hiện đồng thời.
Phân biệt cơ hội và rủi ro: Sự kiện tiềm tàng nếu xuất hiện sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến đơn vị hoặc tác động cả hai. Nếu sự kiện có tác động tiêu cực, đe dọa nguy cơđạt được mục tiêu của đơn vị, thì địi hỏi đơn vị phải đánh giá rủi ro và phản ứng với rủi ro. Nếu sự kiện có tác động tích cực đến đơn vị, làm thuận lợi việc thực hiện mục tiêu của đơn vị hoặc tạo giá trị cho đơn vị, thì đơn vị phải xem xét lại các chiến lược đã được xây dựng.