1.4.1. Khái niệm khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng kinh tế mất ổn định kéo dài mà khơng điều chỉnh được của q trình tái sản xuất trong nền kinh tế gây ra những chấn động và hậu quả kinh tế xã hội trong quy mô rộng hoặc hẹp.
1.4.2. Khủng hoảng kinh tế năm 2008
Khủng hoảng kinh tế 2008 là cuộc khủng hoảng đầu tiên của thế kỷ 21, là cuộc suy thoát kinh tế kéo dài và nghiêm trọng.
Khủng hoảng kinh tế 2008 bắt đầu tại Mỹ và nhanh chóng lan ra tồn thế giới. Hàng loạt các ngân hàng lớn, uy tín, trên thế giới đồng loạt tuyên bố phá sản hoặc bị mua lại hoặc bị kiểm soát đặc biệt như: ngân hàng Lehman Brothers (một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ), Bear Stearns, Merrill Lynch, Wachovia, Washing- ton Mutual (Mỹ), Northern Rock, Bradford&bingley (Anh), Fortis, Dexia (Bỉ), Hypo Real Estate (Đức), Landsbanki (Iceland), SFCG (Nhật)…
Chỉ trong 2 năm 2008, 2009 tồn thế giới có khoảng 33 ngân hàng bị mua lại, 92 ngân hàng tuyên bố phá sản.
Tính đến nay, đã 5 năm sau khủng hoảng kinh tế - tài chính, hiện trạng kinh tế thế giới vẫn trì trệ, chưa hồi phục và còn nhiều bất ổn.
1.4.3. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 là do việc nới lỏng cơ chế cho vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng tại Mỹ. Dưới chính sách kích thích tiêu dùng của chính phủ Mỹ, người dân Mỹ đầu tư nhiều vào thị trường bất động sản, cầu vượt cung nên giá nhà đất tăng cao, giá nhà đất tăng cao cùng lãi suất cho vay thấp các tổ chức tín dụng tăng cường cho vay bất động sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản rất cao. Các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau trong cho vay nên các điều kiện cho vay được nới lỏng, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
sơ sài, không đánh giá đúng năng lực trả nợ của khách hàng, xuất hiện nhiều khoản nợ dưới chuẩn.
Các tổ chức tài chính phố Wall thực hiện việc chứng khốn hóa các khoản cho vay, sử dụng chính các hợp đồng cho vay có thế chấp bất động sản làm tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, các trái phiếu này được gọi là MBS (Mortgage backed securities). Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm đánh giá cao loại trái phiếu này nên các tổ chức tín dụng, cơng ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… trên thế giới đầu tư rất nhiều vào loại trái phiếu này.
Khi giá bất động sản giảm đồng thời khách hàng khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng, giá trị tài sản đảm bảo sau khi phát mãi không đủ để thanh toán cho các khoản vay nên một số các hợp đồng cho vay thế chấp bằng bất động sản dùng làm tài sản cho trái phiếu MBS khơng cịn đủ giá trị đảm bảo, giá trị của các trái phiếu MBS giảm mạnh, các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu MBS bị lỗ, nhiều nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Do các trái phiếu MBS được rất nhiều các tổ chức tài chính, tín dụng trên thế giới đầu tư với giá trị lớn nên khủng hoảng tài chính tại Mỹ khiến cả hệ thống tài chính trên tồn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề.
1.4.4. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 đến kinh tế Việt Nam
Khủng hoảng kinh tế 2008 xuất phát từ Mỹ, trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu thế giới nên nhanh chóng lan ra tồn cầu, trong đó Mỹ và các nước Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Khủng hoảng kinh tế 2008 tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam thơng qua hoạt động xuất khẩu và tính thanh khoản của nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và các nước Châu Âu giảm mạnh do người tiêu dùng tại các thị trường này chịu tác động khủng hoảng kinh tế phải cắt giảm chi phí, hạn chế tiêu dùng nên hạn chế nhập khẩu. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, thị trường chứng khoán, thị
trường bất động sản giảm mạnh, việc giải ngân các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA gặp khó khăn vì
các cơng ty nước ngồi phải cân đối lại tài chính, hạn chế việc đầu tư, mở rộng quy mô.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn do doanh số xuất khẩu sụt giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, các khoản phải thu nhiều trong khi chi phí vẫn cao nên hoạt động kinh doanh không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lại ảnh hưởng đến khả năng bán hàng, khả năng thu hồi khoản phải thu của các doanh nghiệp trong nước, khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng giảm, nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng giảm, lợi nhuận giảm, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm.
- Kinh tế suy thối, tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, thị trường bất động sản “đóng băng”, thị trường chứng khoán sụt giảm.