NHNN đứng ra bảo lãnh cho các NHTM thiếu vốn vay liên ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 105 - 107)

3.2.4 Thực hiện các biện pháp nâng cao vốn tự có, giải quyết các nhu cầu thanh

3.2.4.3 NHNN đứng ra bảo lãnh cho các NHTM thiếu vốn vay liên ngân hàng

của các ngân hàng có vốn lớn, năng lực tài chính tốt, lành mạnh hoặc sáp nhập dưới sự giám sát của Chính phủ.

Hiện nay, trên thị trường liên ngân hàng xuất hiện tình trạng các NHTM quy mơ nhỏ, vay vốn liên ngân hàng nhưng khơng có khả năng thanh toán hoặc thanh toán trễ hạn, khiến các NHTM cho vay bị ảnh hưởng bởi việc không kế hoạch được nguồn tiền thanh toán và ảnh hưởng đến khe hở kỳ hạn của các ngân hàng này.Vì vậy, các NHTM cho vay yêu cầu cho các NHTM đi vay phải có tài sản đảm bảo. Trong trường hợp NHNN không đủ nguồn để xử lý các khoản nợ xấu, đáp ứng thanh khoản cho các NHTM, NHNN có thể đứng ra bảo lãnh cho các NHTM cần thanh khoản vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Đây là giải pháp đã được NHNN áp dụng khi xử lý ngân hàng Nam Đô năm 1998.

Mua bán, hợp nhất và sáp nhập ngân hàng dưới sự giám sát của NHNN:

Mua bán, hợp nhất và sáp nhập ngân hàng là hình thức kinh tế khá phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và Châu Âu. Tại Mỹ, ngành ngân hàng là một trong 5 ngành đứng đầu về các vụ sáp nhập. Xu hướng sáp nhập ngày càng gia tăng do những ích lợi của hoạt động mua bán và sáp nhập: tăng tiềm lực tài chính, tăng quy mơ, nâng cao khả năng quản trị, tiềm năng lợi nhuận tăng do giảm được chi phí, tăng nguồn thu; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, giảm được rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh và là phương án hữu hiệu để giải cứu các ngân hàng đang có nguy cơ sụp đổ.

Với những lợi ích của cơng cụ này, việc tái cấu trúc các ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng đang đứng trước nguy cơ phát sản) bằng con đường mua bán, hợp nhất, sáp nhập là rất cần thiết. Để quá trình mua bán, hợp nhất, sáp nhập của ngân hàng được thuận lợi và hiệu quả các NHTM đánh giá năng lực nội tại của chính bản thân ngân hàng, xem xét mục tiêu và kế hoạch trong tương lai để lựa chọn các đối tác sáp nhập phù hợp:

- Hợp nhất, sáp nhập giữa ngân hàng nhóm 1 và ngân hàng nhóm 3: với biện pháp này, các ngân hàng nhóm 3 được tái cấu trúc, giải quyết thanh khoản,

nâng cao năng lực quản trị đồng thời ngân hàng nhóm 1 nâng cao mạng lưới hoạt động, tăng quy mô, tận dụng cơ sở vật chất, nhân lực.

- Hợp nhất, sáp nhập giữa các ngân hàng nhóm 2, nhóm 3: Đây là trường hợp hợp nhất, sáp nhập giữa các ngân hàng nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, đang thiếu thanh khoản, nợ xấu cao, quản trị ngân hàng kém. Việc hợp nhất, sáp nhập giữa các ngân hàng này cũng làm tăng quy mô về vốn, về tài sản, tăng mạng lưới hoạt động, giảm bớt chi phí, song các khoản nợ xấu cũng tăng, tình trạng thiếu thanh khoản càng trầm trọng hơn, trình độ quản lý khơng cải thiện được nhiều, tình hình tài chính vẫn chưa lành mạnh. Do đó, việc hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng này rất cần sự dàn xếp, đảm bảo về vốn và sự giám sát của NHNN.

Tháng 12/2011 vừa diễn ra sự hợp nhất của 3 ngân hàng: NHTM CP Sài Gòn (SCB), NHTM CP Đệ Nhất (Ficombank) và NHTM CP Việt Nam Tín Nghĩa (Tinnghiabank) dưới sự dàn xếp của NHTM Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đại diện cho NHNN. Theo ông Trần Minh Tuấn, phó thống đốc NHNN cho biết, hợp nhất được kéo dài trong 3 năm, trong đó, năm đầu tiên tập trung vào xử lý nợ, giảm tài sản có, NHNN sẽ hỗ trợ về thanh khoản cho các ngân hàng để xử lý nợ, BIDV sẽ cử nhân viên tạm thời sang tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng hợp nhất. - Nhận vốn góp của các TCTD nước ngoài vào các NHTM Việt Nam: Với sự

tham gia của các TCTD nước ngoài, các NHTM Việt Nam tận dụng được quy mô lớn, tiềm lực tài chính hùng mạnh, năng lực quản trị tài chính, quản lý rủi ro cao, trình độ chun mơn, cơng nghệ hiện đại…của các TCTD nước ngồi, các TCTD nước ngồi hạn chế được chi phí, rủi ro khi thành lập ngân hàng mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngành ngân hàng có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nên để đảm bảo mức chi phối hợp lý, đảm bảo chủ quyền quốc gia, cần duy trì một tỷ lệ vốn góp hợp lý của các TCTD nước ngoài vào các NH TMCP Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ góp vốn tối đa mua

cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng NHTMCP của Việt Nam không quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng.

Trong năm 2011, đã có nhiều thương vụ bán cổ phần của các NH TMCP trong nước cho các đối tác nước ngoài như:

VCB bán 15% cổ phần tương đương 570 triệu USD cho tập đồn tài chính Mizuho của Nhật Bản.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) bán 10% cổ phần tương đương 190 triệu USD cho công ty đầu tư tài chính IFC. Sau khi trở thành đối tác chiến lược, IFC còn cho Vietinbank vay 120 triệu USD trong thời hạn 10 năm với lãi suất thấp để phục vụ hoạt động kinh doanh.

“Nguồn: Số liệu tham khảo bài báo 5 thương vụ bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại năm 2011 của tác giả Mạnh Vũ, website : vietstock.vn”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 105 - 107)