Phân nhóm các ngân hàng thương mại Việt Nam và xây dựng lộ trình, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 102 - 104)

các biện pháp tái cấu trúc tài chính phù hợp với từng nhóm ngân hàng.

Hiện nay, số lượng các NHTM Việt Nam tương đối nhiều. Vì vậy, để dễ dàng thực hiện tái cấu trúc ngân hàng, cần thiết phân loại các NHTM theo từng nhóm để xây dựng các biện pháp tái cấu trúc tài chính cho phù hợp.

Dựa trên các kết quả rà sốt, đánh giá, tình hình tài chính, tình hình hoạt động của các NHTM, NHNN tiến hành phân loại các NHTM theo các nhóm và xây dựng các biện pháp tái cấu trúc tài chính:

- Nhóm 1: NHTM có quy mơ lớn, tài chính lành mạnh, năng lực cạnh tranh cao, có uy tín và thị phần nhất định trong nền kinh tế (đơn cử như ACB, VCB). Đây là nhóm NHTM đã có tiềm lực về tài chính, khơng cần hỗ trợ về nguồn vốn thanh khoản. Tuy nhiên, cần có những biện pháp tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh như: duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý, chú trọng cơng tác quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản, cơ cấu lại danh mục đầu tư cho hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, hạn chế chia cổ tức, cơ cấu hoạt động theo hướng tăng dần tỷ trọng hoạt động dịch vụ, hạn chế cho vay trên thị trường mở để dồn vốn sang các NHTM có nhu cầu thanh khoản thực

sự. Phát triển các ngân hàng này thành các ngân hàng nòng cốt trong hệ thống ngân hàng, đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới.

- Nhóm 2: Các NHTM có quy mơ vừa và nhỏ, tài chính lành mạnh, năng lực cạnh tranh bình thường, thị phần cịn nhỏ nhưng đang có xu hướng gia tăng: trước mắt hạn chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế tăng trưởng tài sản, hạn chế việc mở rộng quy mô, tăng cường huy động vốn trên thị trường dân cư, tập trung thực hiện quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản, tăng vốn chủ sở hữu, hỗ trợ cho vay trên thị trường mở, tăng cường tỷ trọng hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập. NHNN xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro phù hợp với nhóm NHTM nhóm 2 này, đảm bảo các NHTM nhóm 2 phát triển phù hợp với trình độ quản lý, kiểm sốt rủi ro của NH.

- Nhóm 3: Các NHTM có tình hình tài chính kém, năng lực quản lý yếu, đang mất thanh khoản trầm trọng cần có những biện pháp tiến hành nhanh, kiên quyết, tránh sự đổ vỡ lan truyền trong cả hệ thống ngân hàng như: ngừng hoạt động tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ về thanh khoản để giải quyết ngay các nhu cầu rút vốn của các nguồn vốn huy động từ thị trường 1, hỗ trợ ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu, xử lý các khoản nợ xấu chủ yếu thông qua sáp nhập ngân hàng, đầu tiên kêu gọi tự nguyện sáp nhập, liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh, trường hợp các ngân hàng này không tự nguyện, NHNN có các biện pháp cưỡng chế.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cơng bố lộ trình tái cơ cấu tài chính ngân hàng như sau:

- Phấn đấu đến cuối quý 1/2012 hoàn thành việc phân nhóm các ngân hàng và hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM nhóm 3.

- Từ quý II năm 2012 đến hết năm 2013 hoàn thành tái cấu trúc các NHTM nhóm 3.

- Từ năm 2013 đến năm 2015: nâng cao hiệu quả an toàn theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng NHTM nhóm 1 thành nhóm NH chủ chốt của hệ thống

NHTM VN, phấn đấu xây dựng được từ 1 đến 2 ngân hàng đạt tiêu chuẩn khu vực.

- Từ năm 2015 trở đi: tiếp tục tái cấu trúc, xây dựng thêm 2 ngân hàng nữa đạt tiêu chuẩn khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)