TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC 55 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin tài chính ở việt nam (Trang 65 - 67)

Tập đồn kinh tế nhà nước đóng vai trị là đầu tàu đi trước, mở đầu, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng vừa qua, lẽ ra các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước phải đóng vai trị xung kích chống lại những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, nhưng lại tăng trưởng chậm hơn các thành phần kinh tế khác. Mặc khác, Chính Phủ đã dành rất nhiều ưu đãi về tài nguyên, đất đai và vốn đầu tư nhưng hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn, DNNN vẫn chưa tương xứng, điều này làm suy giảm niềm tin của người dân đối với các đầu tàu này. Theo kết quả khảo sát 100% người trả lời đều gần như hoàn toàn đồng ý cho rằng do cơ chế giám sát kiểm tra còn lỏng lẻo, do đặc điểm của sỡ hữu hay do Chính phủ đã dành quá nhiều ưu đãi cho các Tập đoàn-Tổng công ty dẫn đến sự thiếu cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường làm cho các đầu tàu này khơng có động lực phát triển. Sau đây là một số gợi ý kiến nghị mà tác giả đề xuất:

- Thành lập một tổ chức chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các TĐKTNN. Giải pháp này sẽ hạn chế tình trạng khơng rõ trách nhiệm trong sử dụng vốn, tài sản và tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, kiểm soát được các nhân tố làm giảm sức cạnh tranh của TĐKTNN.

- Quy định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Xác định rõ quyền tài sản, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, cạnh tranh và chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện quy chế hội đồng quản trị tuyển chọn, ký hợp đồng thuê giám đốc điều hành doanh nghiệp.

- Lành mạnh hố tình hình tài chính và lao động của doanh nghiệp nhà nước; kiên quyết xử lý những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ bằng các phương thức thích hợp.

- Thiết lập hệ thống thông tin quản trị thông suốt và hệ thống giám sát hữu hiệu từ các bộ phận sản xuất kinh doanh đến ban giám đốc, hội đồng quản trị và cơ quan chuyên trách chủ sở hữu; thiết lập hệ thống giám sát nội bộ hữu hiệu, gồm giám sát tài chính, giám sát hoạt động kinh doanh và giám sát, đánh giá rủi ro theo sát các nguyên tắc và thông lệ quản trị tốt đã được quốc tế thừa nhận.

- Công khai và minh bạch hóa thơng tin ít nhất theo các tiêu chí như đang áp dụng đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay. Và hàng năm, các tổng cơng ty nhà nước, các tập đồn kinh tế phải có báo cáo tài chính hợp nhất; báo cáo đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược được kiểm tốn theo chuẩn mực quốc tế trình Quốc hội và cơng khai hóa để bất kỳ ai có quan tâm đều biết. Chỉ có minh bạch thơng tin thì cơ chế thị trường mới vào được, nhiều thứ lợi ích nhóm sẽ bị hạn chế, triệt tiêu.

- Chống độc quyền, nâng cao sức cạnh tranh của tập đoàn kinh tế nhà nước bằng năng lực thực tại của tập đồn. Đặt các doanh nghiệp có vốn nhà nước vào môi trường hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Thu hẹp tối đa diện Nhà nước độc quyền kinh doanh gồm: độc quyền ngành nghề và độc quyền do cạnh tranh. Độc quyền ngành nghề do Nhà nước áp dụng đối với một số ngành nghề độc quyền, như đường sắt, điện, nước. Độc quyền do cạnh tranh xuất hiện trong quá trình cạnh tranh tự do của doanh nghiệp. Cắt giảm mọi ưu đãi, đặc quyền đặc lợi, buộc họ cạnh tranh theo cơ chế thị trường và họ sẽ bị trừng phạt đầy đủ bởi cơ chế thị trường nếu hoạt động kém. Có cơ chế giám sát và chính sách điều tiết đối với những doanh nghiệp chưa xoá bỏ được vị thế độc quyền kinh doanh. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp nhà nước khi hội đủ các điều kiện và trong những lĩnh vực sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thật cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội và chủ yếu dưới hình thức cơng ty cổ phần.

- Cổ phần hóa các TĐKTNN. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao sức cạnh

tranh của tập đoàn. Trừ Tập đồn Bảo hiểm Bảo Việt đã cổ phần hóa cơng ty mẹ, cịn 11 tập đồn khác, hiện Nhà nước đều nắm giữ 100% vốn ở công ty mẹ. Kéo dài

tình trạng này ở tất cả 11 tập đồn sẽ không loại bỏ được các yếu tố hạn chế cạnh tranh do Nhà nước còn quyền lực và điều kiện can thiệp vào các tập đồn này. Thay vì sử dụng cách thức cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên hiện nay, cần chuyển sang cổ phần hóa cơng ty mẹ của các tập đồn như Tập đồn Dệt may, Tập đồn Phát triển nhà và đơ thị, Tập đồn Cơng nghiệp xây dựng..., Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn ở công ty mẹ, vì đó khơng phải là những ngành quan trọng khơng thể cổ phần hóa; đối với một số tập đồn khác, về dài hạn, thay vì nắm 100% vốn, cũng cần chuyển sang nắm giữ vốn chi phối ở cơng ty mẹ, trừ tập đồn liên quan đến quốc phịng, an ninh. Cổ phần hóa cơng ty mẹ giúp nhanh chóng thay đổi cơ chế quản trị tập đồn hơn là chỉ cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên khi công ty mẹ vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, vì sự trì trệ, kém năng động vẫn tồn tại ở công ty mẹ. Đồng thời, cổ phần hóa cơng ty mẹ giúp giảm gánh nặng về vốn cho Nhà nước.

Trước mắt, cần tạm dừng việc thí điểm thành lập mới TĐKTNN để tập trung hoàn thiện khung pháp luật và cơ cấu tổ chức, việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với các TĐKTNN đã được thí điểm thành lập. Đồng thời đẩy mạnh tái cấu trúc TĐKTNN, cắt giảm đầu tư ra ngồi ngành kinh doanh chính, tập trung nguồn lực nhằm thúc đẩy cạnh tranh bằng sản phẩm của ngành kinh doanh chính. Cắt giảm số tầng doanh nghiệp xuống tối đa là 3 tầng, số doanh nghiệp thành viên không vượt quá khả năng quản lý, kiểm sốt của cơng ty mẹ và chủ sở hữu. Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập những tập đồn khơng có ý nghĩa cạnh tranh quốc tế, hoặc không tạo nền tảng, sức mạnh cho cạnh tranh quốc gia, khơng đem lại những thay đổi có ý nghĩa lớn về đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin tài chính ở việt nam (Trang 65 - 67)