THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 48 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin tài chính ở việt nam (Trang 58 - 60)

3.1.1 Đối với các yếu tố Vĩ mô

- Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo niềm tin cho nhà đầu tư là giải pháp quan trọng nhất vì thị trường chứng khoán là thị trường của kỳ vọng vào tương lai. Do đó, kiểm sốt lạm phát, hạn chế thâm hụt ngân sách, hạn chế nhập siêu và ổn định giá trị của đồng Việt Nam là những ưu tiên trước mắt mà thị trường đòi hỏi.

Thiếu vắng niềm tin ở tương lai kinh tế vĩ mô, triển vọng phát triển ngành hay doanh nghiệp thì khơng những nhà đầu tư tổ chức mà nhà đầu tư cá nhân cũng không xác định đầu tư dài hạn vào thị trường chứng khốn. Khi khơng xác định được tương lai thì trào lưu đầu tư ngắn hạn theo kiểu lướt sóng là khơng tránh khỏi. - Giữ nguyên tỷ lệ cho vay chứng khoán trên tổng dư nợ tín dụng là một giải pháp tránh đẩy thị trường đi xuống. Nếu luồng tiền của nhà đầu tư tổ chức cũ phần lớn bị rút ra khỏi thị trường thì cho dù mặt bằng giá cổ phiếu có trở nên rất hấp dẫn thì thị trường cũng khó tăng trưởng bền vững trở lại nếu chỉ trông mong vào luồng tiền của nhà đầu tư cá nhân và các quỹ đầu tư mới.

3.1.2 Đối với các yếu tố nội tại bên trong

- UBCK cần sớm ban hành điều kiện và tiêu chuẩn cho những công ty ở mức độ vi phạm công bố thơng tin hoặc cơng ty ở trong tình trạng nguy hại đến lợi ích của cổ đơng bị tạm ngưng giao dịch có thời hạn. Chẳng hạn, một cơng ty có kết quả kinh doanh lỗ 2 năm liên tục thay vì bị cảnh báo tồn thị trường thì nên cho tạm ngưng giao dịch để doanh nghiệp đề xuất và cơ quan quản lý thị trường thẩm định phương án tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của công ty. Hoặc như là chậm nộp báo cáo tài chính năm đã kiểm tốn trong thời hạn bao lâu hoặc chậm tổ chức đại hội cổ đông theo luật định thì sẽ bị tạm ngưng giao dịch chờ xử lý xong mới cho giao dịch trở

lại. Chỉ có những tiêu chí rõ ràng thì cơ sở pháp lý mới minh bạch. Nhà đầu tư từ đó mới phân định rõ trách nhiệm để tiến hành khiếu nại đòi quyền lợi và thị trường vận hành tốt hơn, TTCK VN sánh được các nước trong khu vực.

- Cần tách bạch hoạt động đầu tư chứng khoán với kinh doanh chứng khốn. Theo đó các cơng ty chứng khốn có chức năng và phạm vi hoạt động là kinh doanh chứng khốn chứ khơng được phép đầu tư chứng khoán, việc đầu tư chứng khoán chỉ cho phép các chủ thể khác như công ty đầu tư tài chính, các quỹ đầu tư, NHTM…thực hiện. Hai hoạt động này được thực thi trong một chủ thể là công ty chứng khốn sẽ dẫn đến tình trạng vì mục tiêu lợi nhuận và đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán chưa được chú trọng sẽ đẩy rủi ro về phía nhà đầu tư hoặc làm thị trường biến động thất thường. Vì trong lĩnh vực kinh doanh chứng khốn thì nghiệp vụ mơi giới chứng khốn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhưng ít rủi ro, do vậy về phía cơng ty chứng khốn họ mong muốn thị trường càng sơi động thì càng hấp dẫn, cho nên các cơng ty chứng khốn có thể kết cấu với nhau để kích hoạt thị trường theo mục tiêu của họ.

- Cần có các chế tài xử phạt mạnh để đảm bảo minh bạch thơng tin. Doanh nghiệp có những sai lệch vi phạm liên tiếp phải bị xử phạt nặng. Kế toán trưởng của doanh nghiệp lập báo cáo tài chính sai sót vượt quá một số lần cụ thể phải bị thu hồi có thời hạn giấy phép hành nghề.

- Các cơ quan quản lý cần tập trung nỗ lực để hạn chế các hành vi trục lợi, thao túng thị trường chứng khoán. Cần phát hiện và nghiêm trị thích đáng các hành vi trục lợi để đảm bảo tính minh bạch và lành mạnh của thị trường

- Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, hiệu quả kinh doanh cao như MobiFone, VinaPhone, Viettel… để tăng nguồn cung hàng hóa chất lượng cao nhằm thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, giảm thiểu hoặc bán hết cổ phần của nhà nước tại các doanh nghiệp không thiết yếu.

Mở rộng room (tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp niêm yết) (trừ ngành ngân hàng) đối với những lĩnh vực không cần hạn chế để thu hút vốn của khối đầu tư nước ngồi.

- Thị trường chứng khốn đã ra đời được 11 năm nhưng phương thức giao dịch lạc hậu T+3 vẫn là một trong những rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn của nhà đầu tư. Trong khi phương thức giao dịch T+1 có thể áp dụng (đã áp dụng với giao dịch thỏa thuận) thì đến nay cơ quan quản lý vẫn chưa cho phép áp dụng phương thức giao dịch T+2. Đây là một trong những bức xúc và mong đợi của cộng đồng đầu tư chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin tài chính ở việt nam (Trang 58 - 60)