Thực trạng về môi trường đầu tư của tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 43)

trong nước Bài học kinh nghiệm cho Bến Tre

2.1 Thực trạng về môi trường đầu tư của tỉnh Bến Tre

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Bến Tre là một trong 13 tỉnh của Đồng bằng sơng Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi ba Cù lao lớn: An Hóa, Bảo và

Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Phía Bắc giáp Tiền Giang, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, phía Đơng giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km.

Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 86 km và mất khoảng 1,5 giờ đến Thành phố Hồ Chí Minh và khoảng 2,5 giờ đến Cần Thơ.

2.1.1.2 Khí hậu

Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc và tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình dao động từ 26 - 270C. Với vị trí tiếp giáp biển Đơng, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ơn hồ, mát mẻ quanh năm… Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh và phát triển du lịch sinh thái của tỉnh.

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1 Tài nguyên đất 2.1.2.1 Tài nguyên đất

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 03 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa: 84% diện tích đất canh tác chia làm 02 nhóm nhỏ là

đất phù sa ngọt (34%) và đất phù sa nhiễm mặn (50%). Đây là nhóm đất thích

- Nhóm đất phèn: 9,4% diện tích, phân bổ rải rác tồn tỉnh.

- Nhóm đất cát: 6,4 % diện tích. Đây là loại đất có độ phì và khả năng giữ nước kém.

Bến Tre được Chính phủ xếp vào Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn (5 huyện) và địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó

khăn (3 huyện) nên mặc dù nằm sát bên Khu kinh tế động lực phía Nam nhưng cơ chế, chính sách của Bến Tre được Chính phủ quy định thoáng hơn

so các tỉnh như Long An, Tiền Giang. Giá đất thuê bình quân chỉ 10 USD/m2/50 năm hay từ 0,5-0,6USD/m2/năm nếu trả từng năm; nếu dự án đầu tư ngồi khu cơng nghiệp thì giá đất cũng chỉ bằng từ 0,25% đến 1% so với giá đất được tỉnh ban hành. Giá này so với Tiền Giang thì chỉ bằng 50% (Tiền

Giang giá đất trong Khu cơng nghiệp ít nhất cũng 20USD/m2/50 năm) hay

bằng 60-70% của Vĩnh Long.

2.1.2.2 Tài nguyên động vật, thực vật

Nằm ở giữa môi trường sông và biển, các sông lớn và vùng biển Đơng ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như: cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm… Với 65 km bờ biển và diện tích 42.000 ha mặt nước ni trồng thủy sản, Bến Tre được biết đến như là vùng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản lớn của khu vực phía Nam. Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt hàng năm trung bình 300.000 tấn, là nguồn nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.

Đối với các loại cây trồng, ở Bến Tre, chiếm ưu thế là dừa, mía, cacao và

các loại cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến và thủ công mỹ nghệ. Bến Tre hiện nay đứng đầu cả nước về diện tích dừa với 52.467 ha và sản lượng 413 triệu trái/năm và là trung tâm mua bán dừa của đồng bằng sông Cửu Long, nhưng đa số dừa chỉ được xuất khẩu thô sang Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan (xuất khoảng 100 triệu trái/năm). Bến Tre cũng chỉ mới chế biến được cơm dừa nạo sấy và đây là sản phẩm

xuất khẩu chủ lực, còn mặt hàng khác có giá trị cao như than hoạt tính, sữa dừa, bột sữa dừa, nước dừa đóng lon/hộp, đường dừa, thực phẩm chức năng từ dừa…. chưa chế biến được. Vì vậy, Trung Quốc, Thái Lan, Srilanka, Malaysia đều xem Bến Tre là một thị trường nguyên liệu đầy tiềm năng.

Ngoài ra, Bến Tre cũng nổi tiếng với vùng nguyên liệu cacao, với 9.000 ha gần bằng ½ diện tích trồng cacao cả nước. Trong đó đã có 5.010 ha đã cho trái, sản lượng 42.585 tấn quả tươi/ năm. Chất lượng hạt cacao của Bến Tre

được xuất khẩu đi Châu Âu và được đánh giá cao. Hiện tại cacao đang trồng xen vườn dừa và diện tích sẽ được nâng lên 15.000 ha sau năm 2015.

Các nguyên liệu trái cây khác như bưởi da xanh, sầu riêng, chơm chơm, nhãn… rất dồi dào. Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh gần 32.000 ha, sản lượng

đạt 320.000 tấn / năm. Nhưng hiện chưa có cơng nghệ, kỹ thuật chế biến trái

cây sau thu hoạch.

2.1.3 Mơi trường lao động

Tỉnh Bến Tre có khoảng 1.256.000 người với 64,5% dân số trong độ tuổi

lao động. Với 32 trường trung học phổ thông (với gần 40.000 học sinh cấp 3) và hàng năm có khoảng 3.000 sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, đại

học là nguồn lao động đầu vào khá lớn của tỉnh. Từ năm 2005, Bến Tre tập

trung đào tạo nguồn nhân lực. Tỉnh có 02 trường cao đẳng, 04 trường trung

cấp và nhiều cơ sở dạy nghề. Hàng năm, có khoảng 30.000 lao động được đào tạo và giới thiệu việc làm. Trên 50% lao động được giới thiệu việc làm ngoài tỉnh và đa số làm việc cho các khu cơng nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Các doanh nghiệp trong tỉnh hàng

năm cũng thu dụng khoảng 15.000 lao động. Đa số lao động có tay nghề phổ

thơng, phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như điện tử, giầy da, may mặc, chế biến thủy, hải sản…

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường sá, cầu cảng, hệ thống thông tin liên

lạc, điện, nước, ngân hàng, khách sạn… được quan tâm cao, cụ thể như sau: - Mạng lưới giao thơng đường bộ: Bến Tre có hệ thống đường bộ khá thuận tiện cho việc đi lại và giao thương.

Với hệ thống đường liên tỉnh, từ thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh Bến

Tre theo hướng Quốc lộ 1A hoặc theo đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh

- Trung Lương, mất khoảng 1,5 giờ đi ôtô. Từ Bến Tre đi Vĩnh Long và Trà Vinh sẽ theo tuyến Quốc lộ 60 và 57. Với các cầu đã hoàn thành: cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và với dự án xây dựng cầu bắt qua sông Cổ Chiên, nối liền hai tỉnh Bến Tre – Trà Vinh đã được khởi công, cùng việc tiếp tục phát triển hệ thống giao thông nông thôn, giao thông đường bộ của tỉnh hứa hẹn việc thơng thương hàng hóa tiếp tục được cải thiện.

- Hệ thống giao thông đường thủy:

Bến Tre có một hệ thống đường thủy gồm những con sông lớn là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông nối từ biển Đơng

ngược về phía thượng nguồn đến tận biên giới Campuchia và một hệ thống

kênh rạch chằng chịt đan vào nhau. Tàu bè có thể vận chuyển hàng hoá bằng tàu hoặc xà lan từ Thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây và ngược lại

đều đi ngang qua địa phận Bến Tre.

- Hệ thống điện : Bến Tre đang sử dụng lưới điện 220KV của quốc gia

nên đủ sức đáp ứng nhu cầu cho các khu công nghiệp. Gần đây, ngành điện đã

đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhiều cơng trình nâng cấp, cải tạo hệ thống cung

cấp điện cho tất cả các huyện. Qua đó, tình hình cung cấp điện tương đối ổn

định.

- Cung cấp nước: Hiện tại, Cơng ty cấp thốt nước tỉnh Bến Tre có hai

nhà máy cung cấp nước sạch tại xã Sơn Đông (thành phố Bến Tre) và xã Hữu

Định (huyện Châu Thành), công suất 32.000 m3/ngày đêm và nhà máy cấp

trấn, thị tứ đều có nhà máy cung cấp nước sạch quy mơ vừa và nhỏ, đảm bảo nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp.

- Hệ thống bưu chính, viễn thơng: Được đầu tư phát triển mạnh về năng lực, dung lượng và vùng phục vụ. Mạng điện thoại cố định, mạng cáp

quang, dịch vụ truy cập Intrernet ADSL được mở rộng, chất lượng được cải thiện, cung cấp nhiều dịch vụ mới ... góp phần phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Cơ sở hạ tầng của các khu, cụm công nghiệp: Hiện nay ngồi 02 khu cơng nghiệp Giao Long (100 ha) và An Hiệp (72 ha) đã được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đáp ứng mặt bằng cho các dự án được cấp phép. Bến Tre cũng được Chính phủ phê duyệt đầu tư thêm 05 khu công nghiệp mới cho giai

đoạn 2011-2020 với tổng diện tích khoảng 1.600 ha. Các KCN đã được quy

hoạch gồm: KCN Giao Hồ (diện tích 270 ha), KCN Giao Long giai đoạn 2 (68 ha), KCN An Hiệp mở rộng (150ha), KCN Phú Thuận (230 ha), KCN Thanh Tân (200ha), KCN Thành Thới (150ha), KCN Phước Long (200ha). Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chọn KCN nào thì tỉnh sẽ xem xét cho triển khai

KCN đó trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện triển khai

phát triển KCN.

- Dịch vụ Tài chính – Ngân hàng: Hiện có 11 chi nhánh các ngân hàng

hoạt động tại tỉnh Bến Tre, với các phòng giao dịch, mạng lưới ATM được mở tại hầu hết các huyện, các Khu Công nghiệp... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các DN trong tỉnh về huy động vốn, gửi tiền, vay tiền, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác.

2.1.5 Môi trường pháp lý

Để huy động được các nguồn vốn đầu tư, Bến Tre đã và đang tiếp tục cải

cách hành chính theo hướng ngày càng tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư khi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nhà đầu tư chỉ cần liên hệ đến hai cơ quan chịu trách

tự, thủ tục hồ sơ có liên quan đến đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh.

Để khuyến khích các nhà đầu tư, UBND tỉnh cũng đã ban hành các văn

bản quy định các thủ tục và các chính sách ưu đãi đầu tư :

- Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre : Ban hành Quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Quyết định số Số: 32/2011/QĐ-UNBND ngày 11/11/2011 của UBND tỉnh Bến Tre : Quy định chính sách ưu đãi đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 29/09/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc ban hành quy định chính sách ưu đãi đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

2.1.6 Về tình hình an ninh chính trị

Là một tỉnh bao quanh bởi các nhánh sông lớn nên về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của tỉnh Bến Tre được giữ vững ổn định. Đồng thời

được sự quan tâm chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương nên tình hình

an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại các KCN và CCN tương đối ổn

định. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho việc thu hút vốn FDI

2.2 Thực trạng về thu hút vốn FDI tại Bến Tre từ năm 2005-2011 2.2.1 Tổng quan về tình hình thu hút FDI vào Bến Tre

Thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đến năm 1993 tỉnh Bến Tre mới bắt đầu tiếp nhận dự án có vốn ĐTNN đầu tiên. Tính

đến cuối năm 2011, Bến Tre đã có 35 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 250,58 triệu USD. Trong số 35 dự án, có 10 dự án được thành lập

theo hình thức liên doanh, 25 dự án được thành lập theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi.

án. Nhìn chung, ngoại trừ các dự án kết thúc hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện tổng số dự án còn hiệu lực là 42 dự án với tổng vốn đăng ký là 315 triệu USD.

Dựa trên thống kê tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bến Tre, tốc

độ gia tăng đầu tư FDI tại tỉnh khơng ổn định, có những năm đạt rất cao nhưng cũng có những năm giảm mạnh. Bắt đầu năm 1993 có 01 dự án đầu tư

tại Bến Tre với vốn đăng ký rất nhỏ chỉ 0,48 triệu USD và đến năm 1999 có thêm 01 dự án đầu tư với vốn đăng ký là 4,2 triệu USD. Từ năm 2004 đến nay, mỗi năm đều có dự án được cấp phép. Năm 2007 với 04 dự án và nguồn vốn đăng ký đạt rất cao (70,5 triệu USD), năm 2009 thu hút FDI giảm mạnh (chỉ đạt gần 9 triệu USD). Đặc biệt chỉ trong hai năm 2010-2011 có tới 15 dự án mới với vốn đăng ký trên 82 triệu USD. Riêng 6 tháng năm 2012 với 7 dự

án đăng ký với tổng số vốn trên 64 triệu USD, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2011. Thu hút ĐTTTNN vào Bến Tre có thể điểm qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1991-1995:

Đây là thời kỳ đầu Việt Nam chính thức cho phép người nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Đối với Bến Tre giai đoạn này chỉ thu hút được 01

dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (Bỉ) vào năm 1993 với vốn đầu tư rất nhỏ chỉ 0,48 triệu USD với ngành nghề kinh doanh là sản xuất các sản phẩm từ vỏ dừa để làm vật liệu, công nghệ sinh học hữu cơ sản xuất rau củ và hoa quả.

- Giai đoạn 1996-2000:

Thu hút được 01 dự án liên doanh vào năm 1999 (Malaysia ) với tổng

vốn đầu tư là 4,2 triệu USD và ngành nghề kinh doanh là sản xuất cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, nước dừa đóng hộp.

- Giai đoạn 2001-2005:

Giai đoạn này Bến Tre thu hút được 02 dự án mới với tổng vốn đầu tư

5,6 triệu USD, tăng 1,3 lần so với thời kỳ 1996-2000. Các dự án cấp phép giai

Đến năm 2005 tỉnh thành lập Khu công nghiệp đầu tiên (Khu công

nghiệp Giao Long) gắn với việc thành lập Ban quản lý các KCN. Do vậy kể từ năm 2005 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đặc biệt đến Bến Tre.

- Giai đoạn năm 2006 – 2011

Tình hình thu hút vốn FDI và hoạt động của các dự án có vốn ĐTNN có

bước phát triển mới do giai đoạn này Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại

Thế giới WTO. Đồng thời giai đoạn này Bến Tre về cơ bản đã hoàn chỉnh hạ tầng KCN, hạ tầng kinh tế kỹ thuật nhất là hệ thống giao thơng thủy, bộ từng

bước được kết nối và hồn thiện; chính sách thơng thống, minh bạch và ưu đãi.

Giai đoạn 2006-2011 là giai đoạn kêu gọi đầu tư đạt kết quả khá, hàng

năm số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư khoảng 60 đến 80 đoàn. Phần lớn các nhà đầu tư đến với tỉnh chú trọng việc khai thác lợi thế của tỉnh như nguồn cung lao động dồi dào, vùng nguyên liệu về nông nghiệp, thủy sản nhiều tiềm năng. Giai đoạn này số lượng dự án thu

hút được cao hơn các thời kỳ trước và chất lượng các dự án cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, trong giai đoạn 2006-2011 đã thu hút được 31 dự án với tổng

vốn đăng ký là gần 240,3 triệu USD, vốn thực hiện là 132,17 triệu USD, bằng 55% vốn đăng ký và chiếm 76,3% tổng vốn đầu tư thực hiện của toàn bộ dự

án đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư từ trước đến nay. Năm 2006 thu hút 03 dự án ĐTTTNN vào Khu công nghiệp An Hiệp với

tổng vốn đăng ký là 29,97 triệu USD. Năm 2007 có 04 dự án được thu hút với tổng vốn đầu tư 50,3 triệu USD trong đó có 01 dự án sản xuất thức ăn thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)