trong nước Bài học kinh nghiệm cho Bến Tre
3.2 Giải pháp thu hút vốn FDI để phát triển KT-XH tỉnh Bến Tre
3.2.2.2 Giải pháp 2: Cải thiện môi trường đầu tư
Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút FDI đó là địa phương cần có những cơ chế chính sách phù hợp, thể hiện ưu đãi riêng của địa phương mình. Những ưu đãi này mang tính đặc thù của tỉnh nhưng không vi phạm quy định của pháp luật. Như chúng ta đã biết chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) của Bến Tre năm 2011 tụt 20 bậc (từ hạng 10 xuống hạng 30). Đây là vấn đề đang được lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng rất quan tâm và chỉ đạo tìm cách cải thiện, tuy nhiên cần tập trung cải thiện các vấn đề sau:
- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư: như
chúng ta đã biết rào cản đối với các nhà đầu tư đó là thủ tục hành chính rờm
rà, thiếu tính minh bạch. Nhà đầu tư phải tốn nhiều thời gian và chi phí, đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục pháp lý cho dự án đầu tư. Để hỗ trợ cho nhà đầu
tư, tỉnh cần xây dựng quy chế phối lợp giữa các Sở, ngành có liên quan đến
lĩnh vực đầu tư; quy định rõ trình tự thủ tục, thời gian xử lý từng thủ tục và các cam kết trách nhiệm bị xử phạt nếu việc cấp phép chậm một ngày chủ đầu
nguồn kinh phí bồi thường khơng trái với quy định Trung ương và đơn vị cấp phép vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp FDI sẽ gặp vướng mắc khó khăn. Do đó tỉnh cần quy định rõ đơn vị đầu mối ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu trách nhiệm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, nếu việc giải quyết khó khăn vượt quá giới hạn quản lý cần phải sửa
đổi chính sách thì kịp thời kiến nghị ngay với thẩm quyền cấp trên để giải
quyết (không quá 02 ngày làm việc). Tỉnh cần đẩy mạnh việc phân cấp trong
quản lý doanh nghiệp FDI cho cấp huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp tiếp xúc với các cấp chính quyền để phản ánh kịp thời những khó
khăn, vướng mắc trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục củng cố, sắp xếp tổ chức bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư
theo hướng gọn, nhẹ nhưng hiệu quả. Mạnh dạn trao cơ chế, để đơn vị có đủ
thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết hoặc chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan giải quyết các hồ sơ, thủ tục liên quan lĩnh vực đầu tư theo cơ chế “một cửa tại chỗ”.
- Minh bạch và cơng khai:
Tính minh bạch và công khai ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư
của tỉnh, làm giảm động lực đầu tư của các doanh nghiệp. Hiện tại tính minh bạch là điểm yếu nhất trong 9 chỉ số PCI của Bến Tre. Để cải thiện chỉ số này tỉnh cần tăng cường cơ chế đảm bảo công khai minh bạch, bao gồm cả cơng khai minh bạch trong chính sách và trong chi tiêu cơng. Cụ thể:
+ Hồn thiện và cập nhật các văn bản cơ chế chính sách có liên quan đến
mơi trường đầu tư kinh doanh, cơ chế chính sách đất đai. Các sở, ngành khi
thực hiện cập nhật cơ chế, chính sách cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh gia nhập WTO, cần có ý kiến tham vấn rộng rãi trước khi ban hành
các văn bản cập nhật hoặc các văn bản mới có liên quan đến mơi trường đầu tư.
+ Cần công bố công khai các văn bản cơ chế chính sách được cập nhật
trên các phương tiện thông tin đại chúng; trên các website của UBND tỉnh,
website của Sở - ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư và tổ chức họp báo cơng bố chính sách có liên quan đến mơi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân hiểu rõ.
+ Về thiết chế pháp lý: cần tiến hành cụ thể hóa các quy định, chuẩn hóa các quy trình thủ tục, phân công rõ ràng nhiệm vụ và thẩm quyền giải quyết công việc của các cơ quan công quyền.
- Cải thiện chỉ số năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh:
Trong 5 năm qua chỉ số này của Bến Tre có thứ hạng thuộc nhóm khá tốt nhưng Bến Tre kém điểm của tỉnh có hạng cao nhất là 1,4 điểm. Để cải thiện
chỉ số này UBND tỉnh cần xây dựng một chương trình thường kỳ đối thoại với doanh nghiệp và lắng nghe ý kiến kiến nghị của doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có giải pháp kịp thời đáp ứng những nhu cầu chính đáng vì sự phát triển SXKD của doanh nghiệp. Tỉnh cần lựa chọn
những cán bộ cơng chức có khả năng để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, đi học tập kinh nghiệm các tỉnh và nước ngoài. Cần xây dựng cơ chế đánh giá cán bộ, đi kèm với các chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Tạo ra các hộp thư góp ý, cung cấp số điện thoại nóng… nhằm ghi nhận phản hồi từ doanh nghiệp đối với thái độ và năng lực xử lý công việc của cán bộ công chức của tỉnh.
Các lãnh đạo của Tỉnh cần có cách nhìn tích cực hơn về vai trị đóng góp của doanh nghiệp FDI cho phát triển của địa phương, để từ đó có chính sách hỗ trợ tốt hơn về tư vấn tài chính, ngân hàng, thuế, thơng tin thị trường,…
Cho các nhà đầu tư nhằm tạo cái nhìn đầu tiên thật thân thiện mến khách, thể
hiện sự đồng hành cùng doanh nghiệp.