Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và công tác kế toán đối với các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 90)

3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh việncông lập trực

3.2.2 Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính

Để cơ chế quản lý tài chính đạt hiệu quả cao khơng chỉ chú trọng đến khai thác nguồn thu mà còn phải chú trọng đến nâng cao hiệu quả các khoản chi tiêu. Để nâng cao hiệu quả các khoản chi các bệnh viện cần phải: rà sốt lại quy trình quản lý và hoạt động

chun mơn, trên cơ sở đó cắt giảm các chi phí khơng cần thiết. Các khoản chi tiêu của bệnh viện phải trên cơ sở định mức chi tiêu của cơ quan có thẩm quyền ban hành, sắp xếp các nội dung chi theo thứ tự ưu tiên, khoản nào cần thiết, mang lại hiệu quả hơn thì chi chứ khơng chi tiêu tràn lan. Hiệu quả quản lý chi tiêu ở bệnh viện thể hiện ở số kinh phí tiết kiệm được sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và các khoản phải nộp khác theo quy định. Để việc quản lý chi tiêu tại các bệnh viện cơng lập đạt hiệu quả thì cần thực hiện một số giải pháp sau:

Không ngừng hồn thiện cơng tác lập dự tốn

Việc lập dự tốn phải trên cơ sở chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước, dự toán phải bảo đảm chi tiết theo từng nội dung chi, thuyết minh rõ cơ sở căn cứ tính tốn từng nội dung chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

Cơng tác lập dự tốn phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các khoa sao cho dự toán của đơn vị phải phản ánh hết các nguồn thu, nhiệm vụ chi và phù hợp với thực tế. Việc cấp phát thanh tốn phải có sự kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo đúng dự tốn, đúng mục đích để đạt hiệu quả cao nhất.

Quản lý nguồn chi hiệu quả và tiết kiệm

Nhu cầu chi của các bệnh viện luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên cần phải tiết kiệm, thực hiện hiệu quả trong quản lý tài chính tại các bệnh viện. Để đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi, các bệnh viện cần phải quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chi tiêu, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tăng cường quản lý chi đối với các bệnh viện.

Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng cơng việc vẫn hồn thành và đạt chất lượng cao.

Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm sốt chi của các cơ quan có thẩm quyền.

Khơng ngừng hồn thiện quy chế chi tiêu nội bộ

Quy chế chi tiêu nội bộ là định mức chi tiêu của đơn vị, trên cơ sở các văn bản, chính sách chế độ của Nhà nước và căn cứ vào tình hình thu chi tại đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ cần được xây dựng trên nguyên tắc ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn, tiết kiệm chi quản lý hành chính và phân cơng lao động hợp lý, hiệu quả, quy chế chi tiêu nội bộ cũng cần áp dụng được mức khoán chi quản lý hành chính, định mức tiêu hao vật tư của các loại trang thiết bị y tế. Hàng năm các bệnh viện cần phải hoàn thiện, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với những thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, những biến động kinh tế xã hội, biến động trong nội bộ đơn vị nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu của đơn vị đạt hiệu quả cao.

Công khai, minh bạch trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là điều kiện tiên quyết để cơ chế tự chủ thành công và phát triển bền vững. Là một dạng của cơ chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã có giá trị như một văn bản pháp quy trong điều hành tài chính gắn với các hoạt động quản lý hành chính của Nhà nước.

Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ quản lý của thủ trưởng đơn vị:

Trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý tài chính, Giám đốc của các bệnh viện có một vai trị, vị trí khá quan trọng, được trao quyền tự chủ để điều hành hoạt động của bệnh viện thực hiện nhiệm vụ được giao, quyết định các quyết sách về phương hướng phát triển của bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả các hoạt động đó. Muốn vậy Giám đốc của các bệnh viện phải thay đổi tư duy, suy nghĩ, khơng ngại thay đổi, tìm hiểu, nắm bắt, trau dồi, hồn thiện những kiến thức về quản lý tài chính, về các cơ chế, chính sách tài chính mới của Nhà nước để sớm triển khai áp dụng linh hoạt các chính sách, chế độ mớivào thực tiễn hoạt động cụ thể của bệnh viện.

Nâng cao năng lực, tinh thần tự giác, chấp hành kỷ luật của tập thể cán bộ, viên chức trong cơng tác quản lý tài chính:

Góp phần quan trọng để cơng tác quản lý tài chính tại bệnh viện đạt hiệu quả thì khơng thể khơng nói đến ý thức và năng lực của tập thể cán bộ, viên chức tại các bệnh viện. Thực tế hiện nay cho thấy trình độ và ý thức làm việc của đội ngũ nhân viên văn phịng tại các bệnh viện là chưa cao do đó cần phải:

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức: yêu cầu đội ngũ công nhân viên của đơn vị khơng ngừng học tập, hồn thiện kiến thức, nâng cao năng lực để phù hợp với tình hình mới. Cơ chế khuyến khích, phát huy năng lực của mỗi cá nhân trong sự nghiệp chung và đánh giá đúng những đóng góp của mỗi cá nhân đối với hiệu quả hoạt động của đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Phân cơng nhiệm vụ rõ ràng giữa các phịng ban để đảm bảo tất cả các công việc quản lý đều có người đảm nhiệm đồng thời tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.

- Nâng cao tinh thần tự giác, trách nhiệm, kỷ luật và ý thức chấp hành công việc, chấp hành các quy định của bệnh viện và Nhà nước. Khơng vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và công tác kế toán đối với các bệnh viện công lập trực thuộc sở y tế thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)