Nghiệp vụ cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng hỗ trợ sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh an giang (Trang 55 - 58)

7 .Bố cục đề tài

2.2 Sự hình thành và phát triển các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh AnGiang từ

2.2.2.2. Nghiệp vụ cho vay

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương đầu tư phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều kênh chuyển vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu theo các chương trình mục tiêu kinh tế trọng điểm của Tỉnh.

Bảng 2.11: Thực trạng cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh số cho vay 3.539 3.775 3.360 5.995 8.767

Doanh số thu nợ 3.467 3.518 3.251 3.595 8.550

Nợ xấu 371 467 339 444 982

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh An Giang – Báo cáo định kỳ từ năm 2007 đến năm 2011)

Năm 2008 vốn cho vay có tăng nhẹ 6,7% so với năm 2007, nhưng năm 2009 giảm 11%, trong năm 2010 tăng mạnh hơn 36,8% so với năm 2009, trong năm 2011 tăng nhanh nhất. Nguyên nhân vốn cho vay năm 2009 giảm là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, lạm phát tăng mạnh trong quý II, quý III năm 2008. Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đưa ra trong cuối năm 2008 và trong năm 2009 nhằm điều tiết lạm phát, cho nên ảnh hưởng đến vốn cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong năm 2010, 2011 kinh tế tỉnh có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. vốn cho vay tăng cao ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. đây là lĩnh vực mà NHNN tỉnh chi nhánh An Giang có nhiều ưu đãi và khuyến khích tăng mạnh trong thời gian tới. “nhưng đối với HTXNN liệu có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ các NHTM khơng ?” điều này còn tùy thuộc vào các chính sách tín dụng và chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước đối với HTXNN.

Doanh số thu nợ giảm vào năm 2009 và tăng trở lại trong năm 2010, 2011. Riêng tỷ lệ nở xấu tăng mạnh trong năm 2010 và năm 2011. Đây cũng là dấu hiệu không tốt. nợ khoanh không dao động nhiều.

Bảng 2.12: Cơ cấu vốn cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh số cho vay ngắn hạn 2950 3323 2.669 5.125 7.827

Doanh số cho vay trung và dài hạn 589 452 691 870 940

Tổng 3.539 3.775 3.360 5.995 8.767

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh An Giang – Báo cáo định kỳ từ năm 2007 đến năm 2011)

Trong cơ cấu vốn cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2011, thì vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu so với vốn

trung và dài hạn, cụ thể vốn ngắn hạn chiếm 83% năm 2007; chiếm 88% năm 2008; chiếm 79,4% năm 2009; chiếm 89,8% năm 2010; chiếm 89,3% năm 2011.

Trong những năm vừa qua sự biến động lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá cả nguyên vật liệu cho sản xuất cũng tăng, các doanh nghiệp găp khó khăn vì chi phí sản xuất kinh doanh gia tăng trong khi sản lượng tiêu thụ giảm, nên doanh thu và lợi nhuận giảm, xuất hiện tình trạng doanh nghiệp khơng hồn đủ vốn vay và lãi suất đúng thời hạn, nợ xấu, nợ khoanh có xu hướng tăng dần qua các năm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng, để giảm bớt rủi ro các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang có xu hướng gia tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn, thời gian thu hồi nhanh, giảm sự tác động của lạm phát.

Bảng 2.13: Tổng dư nợ tín dụng đầu tư phân theo hệ thống ngân hàng

trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Chi nhánh NHTM Nhà nước 6.943 7.013 8.104 7.501 7.181 Chi nhánh ngân hàng TMCP 8.146 7.890 7.290 10.175 10.745 Hệ thống Quỹ tín dụng 881 718 942 1.060 1.024 Tổng cộng 15.970 15.621 16.336 18.736 18.950

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh An Giang – Báo cáo định kỳ từ năm 2007 đến năm 2011)

Theo bảng số liệu trên thì tổng dư nợ tín dụng của các tổ chưc tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2007 đến 2011 thì NHTM cổ phần và chi nhánh của nó chiếm tỷ trọng cao; kế đến là hệ thống NHTM Nhà nước; tỷ trọng thấp nhất là hệ thống quỹ tín dụng.

Dư nợ tín dụng trong hệ thống NHTM cổ phần dẫn đầu, bởi vì nó có tỷ trọng cho vay cao nhất. tuy nhiên đây cũng là hệ thống ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, cho nên những ngành nghề sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao thì dễ

dàng tiếp cận nguồn vốn này hơn, còn đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khơng có lợi nhuận cao như HTXNN thì rất khó tiếp cận. Mặc dù có vai trị kinh tế - xã hội rất lớn đối với nông nghiệp nông thôn An Giang, nhưng hầu như không HTXNN nào tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của hệ thống NHTM cổ phần.

2.3. Thực trạng về tín dụng hỗ trợ đối với sự phát triển HTXNN tỉnh An Giang từ năm 2007 đến năm 2011

Hiện nay tín dụng tài trợ cho sự phát triển của HTXNN trên địa bàn tỉnh An Giang gồm các nguồn cơ bản sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng hỗ trợ sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh an giang (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)