Các hạn chế trong xếp hạng tín dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình xếp hạng tín dụng các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 39 - 41)

Mơ hình của Edward I .Altman

2.2. Thực trạng xếp hạng tín dụng tại Việt Nam

2.2.5. Các hạn chế trong xếp hạng tín dụng tại Việt Nam

− Một là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mơ hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính tốn chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro… của ngân hàng.

− Hai là việc xếp hạng nội bộ do mỗi ngân hàng tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, trong khi thiếu một khung thống nhất, dẫn đến tốn kém nguồn lực và chi phí cho mỗi ngân hàng cũng như xã hội.

− Ba là mặc dù NHNN có đưa ra yêu cầu đối với các NHTM về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên NHNN chưa đưa ra một hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống tại các NHTM, dẫn đến việc xây dựng hệ thống hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng theo khẩu vị rủi ro

của họ. Điều này đã dẫn đến những bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng, nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột khi thực hiện phân loại nợ theo định tính (cùng 1 khách hàng, có NHTM phân loại vào nhóm nợ cao, có NHTM lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Hiện tại ở Việt Nam, có q ít những tổ chức XHTD độc lập chuyên nghiệp, cung cấp kết quả định hạng làm cơ sở tham khảo về hạng tín dụng khách hàng cho các NHTM tham chiếu.

− Bốn là tiêu chuẩn xếp hạng khơng được rõ ràng. Có ít nhất là 3 tổ chức ở Việt Nam được cho là cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng, đó là Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước VN CIC, Trung tâm khoa học thẩm định tín dụng doanh nghiệp CRC và Công ty thông tin và xếp hạng tín dụng C&R. Tuy nhiên theo như những báo cáo của họ thì dịch vụ mà CIC và C&R cung cấp giống như là của cơ quan thơng tin tín dụng hơn là cơng ty xếp hạng tín dụng. Hai cơ quan này cung cấp thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, lịch sử hoạt động v.v, và xếp hạng của riêng họ. Tuy nhiên họ lại không đưa ra các tiêu chuẩn để xếp hạng. Hơn nữa, các công ty xếp hạng tín dụng có uy tín trên thế giới ln cơng bố khả năng thanh tốn nợ cho mỗi mức xếp hạng, cho nhà đầu tư thấy được mức độ tin cậy của đánh giá xếp hạng của họ. Những thông tin như vậy thường được gọi là nghiên cứu khả năng thanh toán nợ. Để cung cấp những thông tin như vậy cần phải thu thập dữ liệu trong vài năm, trên thực tế, các công ty xếp hạng tín dụng phải xây dựng dữ liệu bằng cách cung cấp miễn phí dịch vụ xếp hạng trong một vài năm đầu.

− Năm là xét riêng về các báo cáo xếp hạng tín dụng của CRV, với việc lấy số liệu không công bố, không làm việc trực tiếp với ban điều hành của các doanh nghiệp, đã khiến cho kết quả của CRV khó mang sức thuyết phục. Đối với bản xếp hạng các ngân hàng, điều này gây nên những tranh cãi, bởi đây là lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Chương 3. MƠ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình xếp hạng tín dụng các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 39 - 41)