Hàm ý cho nhà quản trị 45 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành xây dựng tại TP HCM (Trang 53 - 55)

5 CHƯƠNG KẾT LUẬN 44 

5.2 Hàm ý cho nhà quản trị 45 

Trong nghiên cứu này, sự xung đột công việc - gia đình có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định chuyển việc của nhân viên. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây (Boyar et al 2003, Lingard 2004). Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy rằng cảm nhận về sự quá tải trong công việc của các nhân viên cũng có ảnh hưởng tích cực đến ý định chuyển việc thông qua ảnh hưởng của nó đối với sự xung đột cơng việc - gia đình. Do đó, để có thể giảm ý định chuyển việc của nhân viên trong

ngành xây dựng và các ảnh hưởng của nó đến tổ chức, các nhà quản lý cần có các chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả để giảm áp lực công việc và giảm WFC.

Sự quá tải trong công việc

Major (2002) cho rằng sự quá tải trong công việc xảy ra khi một cá nhân cảm nhận mức độ cơng việc vượt q khả năng thực hiện của mình. Hơn nữa, một người có thể sẽ ở trong tình trạng chịu sự quá tải trong công việc dù công việc có thể hồn thành đúng thời hạn. Trong các giải pháp để giảm sự quá tải trong công việc cho nhân viên, các nhà quản lý không đặt quá nhiều nhiệm vụ và kì vọng cho nhân viên cũng là một trong những yếu tố giúp nhân viên giảm cảm nhận về sự quá tải trong công việc. Các nhà quản lý cũng cần phải sắp xếp công việc phù hợp với khả năng thực tế của từng nhân viên để nhân viên giảm cảm nhận về sự quá tải trong cơng việc mà mình đang thực hiện. Ngồi ra, có thể tổ chức các chương trình đào tạo về quản lý thời gian cho nhân viên ngành Xây dựng để giúp họ sử dụng giờ làm việc và quản lý thời gian một cách hiệu quả.

Sự xung đột trong cơng việc – gia đình và ý định chuyển việc

Trong nghiên cứu này, sự xung đột trong cơng việc-gia đình đóng vai trị là biến trung gian giữa sự quá tải trong công việc và ý định chuyển việc của nhân viên Xây dựng tại Tp Hồ Chí Minh, sự xung đột trong cơng việc-gia đình có tác động tích cực và đáng kể đến ý định chuyển việc của nhân viên. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây (Boyar et al 2003). Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý nguồn nhân lực trong các cơng ty Xây dựng tại Tp Hồ Chí Minh, những người ln mong muốn giảm chi phí của cá nhân và tổ chức liên quan đến ý định của nhân viên. WFC có nguồn gốc từ các sự xung đột về thời gian và sự căng thẳng. Khi nhân viên cảm nhận sự căng thẳng trong một vai trò nào đó, thì sự căng thẳng đó cũng ảnh hưởng đến vai trị các vai trị khác (Katherine, 2008). Do đó, khi sự quá tải trong công việc của nhân viên ở mức cao, sẽ làm tăng WFC và kéo theo là ý định chuyển việc của nhân viên. Đặc biệt trong điều kiện làm việc đặc thù của ngành xây dựng như thời gian làm việc kéo dài, làm việc theo ca, làm việc ở theo dự

án (cách xa gia đình) và ln chịu áp lực cao. Những nỗ lực để giảm ý định chuyển việc của nhân viên thơng qua việc giảm WFC bằng các chính sách hợp lý để hỗ trợ nhân viên cụ thể, chẳng hạn như:

 Các giải pháp để giảm sự quá tải trong công việc của nhân viên.

 Các yêu cầu trong công việc phù hợp với khả năng của nhân viên, thời gian làm việc vừa phải, có các chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân viên làm việc trong điều kiện rủi ro an toàn lao động cao đảm bảo nhân viên có đủ thời gian và sức lực dành cho các hoạt động của cuộc sống gia đình sau thời gian làm việc.

 Có chính sách nhân sự phù hợp cho các nhân viên làm việc tại các công trường, các dự án ở xa gia đình, đảm bảo thời gian nghỉ phép trong tuần, trong tháng để họ có thể thực hiện các nhiệm vụ, các sinh hoạt gia đình.

 Tạo điều kiện tốt để giúp đỡ nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng đối với gia đình mà nhân viên khơng thể khơng thực hiện, khi đó cần có sự hỗ trợ từ tổ chức.

 Tổ chức các hoạt động cho gia đình nhân viên tham gia cùng, như du lịch, dã ngoại, tiệc cuối năm…đây là cơ hội để nhân viên vừa tham gia các hoạt động của gia đình và cả tổ chức.

 Tạo môi trường làm việc thân thiện như gia đình và nhân viên có thể linh hoạt làm việc tại nhà trong điều kiện công việc cho phép, để nhân viên có thể hồn thành các cơng việc trong gia đình như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành xây dựng tại TP HCM (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)